Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị kênh phân phối của cn công ty cổ phần thiết bị vệ sinh caesar vn tại đà nẵng (Trang 35 - 41)

Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 - 2014

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2013/2012

Năm 2014/2013

CL % CL %

Doanh thu 47,574 51,670 55,239 4,096 8,61 3,619 7,00 Giá vốn hàng bán 32,679 38.320 42,411 5,641 17,26 4,091 10,68 Lợi nhuận gộp 14,895 13,350 12,828 1,545 -10,37 0,522 -3,91 LN tại hoạt động TC 0,462 0,884 0,687 0,422 91,34 0,197 -22,29 Chi phí bán hàng 1,380 3,012 3,741 1,632 118,26 0,729 24,20 Chi phí QLDN 3,771 3,875 3,917 0,104 2,76 0,042 1,08 LN từ hoạt động KD 10,206 7,347 5,857 2,859 -28,01 1,490 -20,28 Lợi nhuận bất thường - 0,032 0,099 - - 0,067 208,13 Lợi nhuận trước thuế 10,206 7,379 5,956 2,827 -27,70 1,423 -19,29 Thuế TNDN 2,588 2,066 1,668 0,522 -20,17 0,398 -19,28 Lợi nhuận sau thuế 7,348 5,313 4,288 2,035 -27,69 1,025 -19,29

Nguồn: phòng kế toán

2.2.2.1. Ðánh giá một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2013/2012 Năm 2014/2013

CL % CL % Doanh thu (tỷ đồng) 47,574 51,67 55,239 4,096 8,61 3,619 7,00 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 3,982 2,378 2,283 -1,604 -40,28 -0,095 -3,99 Lợi nhuận (tỷ đồng) 7,348 5,313 4,288 -2,035 -27,69 -1,025 -19,29 Thu nhập bình quân (triệu

đồng) 1,45 1,55 1,65 0,1 6,90 0,1 6,45

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Phòng kế toán Từ 2 bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty Caesar tương đối ổn định doanh thu tăng đều đặn qua các năm, thu nhập bình quân 1 lao động cũng tăng.

Bảng báo cáo tài kết quả hoạt động kinh doanh để chỉ ra sự cân bằng giữa doanh thu và chi phí trong kì kế toán, bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả trong một thời kì kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Và cũng dựa vào bảng báo cáo này doanh nghiệp hoạch định cho kế hoạch tương lai.

* Đánh giá kết quả về Doanh thu.

- Doanh thu tăng dần qua các năm cụ thể năm 2013 tăng 8,61% so với năm 2012 tương ứng với số tiền là 4,096 tỷ đồng và năm 2014 tăng 7% so với năm 2013 tương ứng với số tiền là 3,619 tỷ đồng. Doanh thu tăng qua các năm là do công ty đã có kế hoạch phân phối rộng và bên cạnh đó công ty liên kết được với nhà thầu xây dựng như các nhà thầu xây dựng chung cư, căn hộ..

- Nhìn chung doanh thu công ty tăng nhưng không đạt được hiệu quả như kế hoạch đề ra ban đầu là tăng 10% qua các năm. Vì vậy dựa vào sự tăng trưởng doanh thu công ty sẽ có kế hoạch thích đáng cho kế hoạch năm 2015 đạt hiệu quả.

* Đánh giá kết quả về Lợi nhuận :

- Lợi nhuận năm 2013 giảm 27,69% so với năm 2012 vì việc nâng cao sản phẩm cũng như tình hình chi phí nguyên vật liệu nhân công và sản xuất chung cao nên buộc giá vốn phải tăng lên bên cạnh đó chi phí bán hằng năm 2013 tăng 1/632%

và chi phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng 0,104% dẫn đến doanh thu của năm 2013 cao hơn so với 2012 nhưng lợi nhuận lại giảm sút một cách rõ rệt.

- Lợi nhuận năm 2014 giảm 19,29% tương ứng là 1,025 tỷ đồng so với năm 2013 vì lợi nhuận năm 2013 giảm mạnh so với 2012 nên công ty cũng đã có một số chính sách cải thiện nhưng chỉ hạn chế được một số chỉ tiêu nên lợi nhuận 2014 vẫn giảm do ảnh hưởng của giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp.

- Ta có thể tính được chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm như sau:

+ Năm 2012 =47,5747,348 x 100% = 15,44 % + Năm 2013 = x 100% = 10,28%

+ Năm 2014 = 4, 288

55, 239 x 100% = 7,6%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm. Nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

Mặt khác chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong 2 năm qua đã tăng đáng kể vì công ty đã đầu tư kinh phí để phát triển và mở rộng thị trường ra các tỉnh.

2.2.2.2. Ðánh giá tình hình tài chính

Bảng 3: Tổng hợp tình hình tài chính của công ty từ 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. K/năng thanh toán hiện hành (TSLÐ/nợ NH)

1,73 2,06 2,8

2. K/năng thanh toán nhanh (TS quay vòng nhanh/nợ NH)

1,44 1,48 2,35

3. Hệ số nợ (nợ/Tổng TS) 0,1 0,085 0,062

5,313 51,670

Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy:

- Hệ số nợ của công ty giảm dần điều này bảo đảm hơn cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty vì công ty không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

- Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh đều tăng trong các năm điều này cho thấy khả năng thanh thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là rất khả năng. Tóm lại tình hình tài chính của công ty là tương đối ổn định.

2.2.2.3.Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thời gian :

- Sản phẩm thiết bị vệ sinh là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu xây dựng rất lớn trong thời điểm đang phát triển của nước ta hiện nay. Chính vì vậy nó có 1 thị trường vô cùng rộng lớn nhất là các khu công nghiệp - thành phố - thị xã - thị trấn - khu du lịch... Hàng xây dựng là sản phẩm mang tính mùa vụ biểu hiện là tiêu thụ mạnh vào mùa hè còn mùa đông thì nhu cầu thị trường giảm đi. Do đó điều kiện về nhiệt độ thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Thường khi mùa mưa và mùa lạnh sản phẩm của công ty tiêu thụ chậm và giảm đang kể. Mùa hè và mùa xuân là mùa xây dựng nhưng lại có nhiều sản phẩm thay thế,cạnh tranh điều này khó khăn cho hoạt động của tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Bảng 4 :Tình hình tiêu thụ theo quí (2012 - 2014)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh 13/12 So sánh 14/13

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

1.Quý I 7992,43 8577,22 9114,44 584,79 7,31 537,22 6,26 2. Quý II 13701,31 14984,30 16074,54 1283,99 9,36 1090,24 7,27 3. Quý III 15604,28 17051,43 18339,35 1447,15 12,16 1287,92 7,55 4. Quý IV 10275,98 11057,05 11710,67 781,07 7,60 653,62 5,91

Tổng cộng 47574 51670 55239 4096 8,6 3596 6,9

Từ bảng tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo quý cho thấy:

- Qúy 1 năm 2013 tăng so với năm 2012 là 7,31% và năm 2014 tăng 6,26%

nhưng tăng ít và chậm hơn so với năm 2013/2012 vì lượng tiêu thụ trên thị trường đã ổn định chỉ tìm kiếm được đầu ra một số vùng lân cận nhưng không đáng kể nên tiêu thụ tăng nhưng không tăng cao.

- Qúy 2 tỉ lệ tăng của năm 2014/2013 giảm so với tỉ lệ 2013/2012, cụ thể giảm 2,09% điều đó cho thấy công ty không tìm kiếm được hệ thống tiêu thụ và số lượng tiêu thụ giảm.

- Qúy 3 tỉ lệ năm 2014/2013 giảm 5,05% so với tỉ lệ 2013/2012 giảm nhiều hơn so với quý 1 và quý 2 điều đó nói lên rằng công ty đang cho thấy hoạt động tiêu thụ bị ngưng lại và giảm sút rõ rệt.

-Qúy 4 tỉ lệ năm 2014/2013 giảm 1,69% so với tỉ lệ 2013/2012 tuy giảm nhưng đã cải thiện nhiều so với quý 3, cho thấy công ty đang dần cải thiện hệ thống tiêu thụ

2.2.2.4.Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường:

Trong những năm gần đây, mỗi năm đòi hỏi sự thích ứng về sản phẩm ngày càng tăng. Để hoà nhập với cơ chế thị trường sôi động và sự cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng gay gắt thì Công ty đã hình thành mạng lưới tiêu thụ rộng khắp (trong đó 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm) được giải đều khắp miền Trung. Tuy nhiên, do tình hình thị trường, còn là thị trường mới ( miền Trung ) đối với Công ty do vị trí địa lý quá xa cũng như phương tiện vận chuyển và trang thiết bị bảo quản còn nhiều hạn chế điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 5: Tình hình doanh số tiêu thụ của công ty theo thị trường từ năm 2012 đến năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Năm 2013/2012 Năm 2014/2013

CL % CL %

Quy Nhơn 7136,1 7750,5 8285,85 614,4 8,610 535,4 6,91 Quảng Ngãi 3330,18 3616,9 3866,73 286,7 8,610 249,8 6,91 Quãng Nam 1427,22 1550,1 1657,17 122,9 8,610 107,1 6,91 Đà Nẵng 19029,26 20668,0 22095,6 1638,7 8,612 1427,6 6,91

Huế 6660,36 7233,8 7733,46 573,4 8,610 499,7 6,91

Quảng Trị 7611,84 8267,2 8838,24 655,4 8,610 571,0 6,91 Quảng Bình 2378,7 2583,5 2761,95 204,8 8,610 178,5 6,91

Tổng cộng 47573,66 51670,0 55239 4096,3 8,611 3569,0 6,91

Nguồn: phòng kế toán Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh thu tiêu thụ ở các vùng có sự chênh lệch tương đối lớn. Thị trường Đà Nẵng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó là đến thị trường các tỉnh khác.

Mặc dù với diện tích rất là hẹp so với các khu vực khác nhưng khu vực Đà Nẵng có mức tiêu thụ tương đối lớn chứng tỏ rằng Đà Nẵng là một thị trường hiện có tiềm năng lớn của Công ty, doanh thu tiêu thụ năm 2013 so với năm 2012 và năm 2014 so với 2013 là tương đối ổn định, tuy nhiên với một thị trường tiềm năng như Đà Nẵng thì tốc độ tăng như vậy còn chưa tương xứng vì vậy công ty cần chú ý đến các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ cho thị trường này.

Mấy năm gần đây công ty đã trú trọng hơn đến thị trường này dần dần sản phẩm đã thâm nhập tốt và đã có chỗ đứng trên thị trường một số tỉnh như: Quy Nhơn , Huế , Quảng Trị. Doanh thu tiêu thụ hàng năm tương đối ổn định. Năm 2013 so với năm 2012 doanh thu tiêu thụ tăng 8,6%. Năm 2014 doanh thu tiêu thụ tăng 6,91 % so với năm 2013. Dự kiến doanh thu tiêu thụ còn tăng cao trong những năm tới.

2.3. Thực trạng hoạt động quản trị kênh phân phối tại công ty:

2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 2.3.1.1 Thuận lợi

- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật cũng phát triển không kém, công ty đã biết tận dụng những thành tựu - Đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, nền kinh tế thị trường chuẩn bị sang giai đoạn phát triển, điều đó tạo những cơ hội cho công ty thuộc vốn 100% nước ngoài phát triển lớn mạnh. Tại thị trường Việt Nam .

- Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình hội nhập với thế giới, chính vì vậy mà nó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong chiến lược tìm kiếm mở rộng thị trường, đưa công ty tiến vào hoạt động ở thị trường khu vực và quốc tế, nhất là đươc gia nhập WTO đây cũng là cơ hội cho công ty 100% vốn nước ngoài phát triển .

- Công ty đả mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng vào Việt Nam và các trang thiết bị hiện đại. Vì vậy mà chất lượng sản phẩm của công ty càng có uy tín trên thị trường Việt Nam

- Nền kinh tế Việt Nam đang bước sang một giai đoạn phát triển, vì vậy mà đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu về xây dựng ngày càng cao, hơn thế nữa sản phẩm của công ty đang có uy tín trên thị trường, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất của công ty.

- Ngoài ra còn một thuận lợi nữa đó là Ban giám đốc điều hành công ty hết sức linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo nắm bắt được thị trường, có đường lối chiến lược sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đúng đắn. Công ty có một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, trình độ tiếp thị cao đã đưa uy tín của công ty sánh ngang với các hãng thiết bị vệ sinh lớn như INAX , ToTo và American Standard ,… Công ty cũng được coi là một trong những người tiên phong đầu tư mạnh mẽ vào thị trương Viêt Nam. Đây cũng là đươc coi là một lợi thế rất lớn của công ty.

2.3.1.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi công ty còn gặp một số khó khăn sau:

- Sức mua nhìn chung là chưa được cải thiện nhiều. Tình trạng cạnh tranh gay gắt của các công ty thiết bị vệ sinh khác, nhất là vào thời điểm mùa hè cũng là mùa xây dựng tại địa bàn Đà Nẵng diễn ra quyết liệt hơn bao giờ hết. Các đối thủ cạnh tranh không ngừng đầu tư lớn mở rộng công suất, đưa ra trương trình khuyến mãi liên tục nhầm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm công ty mình .

- Việc hàng trốn lậu thuế, hàng giả, làm giảm giá bán dưới giá thành,... tăng cường cạnh tranh không lành mạnh ngày càng đẩy mạnh các doanh nghiệp làm ăn chân chính đi vào thế bất lợi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị kênh phân phối của cn công ty cổ phần thiết bị vệ sinh caesar vn tại đà nẵng (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w