Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chiến lược bán hàng đối với khách đoàn nội địa của công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ du lịch đất việt (chi nhánh bình dương) (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược bán hàng

1.3.1 Môi trường vĩ mô

1.3.1.1 Môi trường chính trị - pháp luật

- Chính trị: Yếu tố này là điều đầu tiên mà doanh nghiệp quan tâm khi thành lập cơ sở kinh doanh của mình, để phân tích và dự báo được sự an toàn trong một quốc gia, các nơi mà doanh nghiệp đang quan hệ buôn bán với đối tác. Việc chú trọng về mặt chính trị giúp doanh nghiệp có thể biết được đâu là cơ hội và đâu là mối đe dọa để từ đó có những chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường quốc gia hay quốc tế đầy biến động và phức tạp. Vì vậy muốn phát triển thị trường kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải thật khéo léo để phân tích và chọn lọc ra các quyết định đầu tư, sản xuất phù hợp với tiêu chí kinh doanh.

- Pháp luật: Việc tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh phần lớn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý kinh tế của nhà nước. Nhà nước phải ban hành luật pháp chất lượng thì doanh nghiệp mới có thể ứng dụng và thi hành đúng chính sách ban hành, kinh doanh chân chính và có tinh thần trách nhiệm với xã hội. Nếu hệ thống luật pháp bị hạn chế, chưa hoàn thiện sẽ gây tổn hại không ít đến cơ sở kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp. Luật pháp đưa ra các quy định nào doanh nghiệp nên làm và không nên làm, hoặc các quy định bắt buộc phải tuân thủ, nếu như có sự thay đổi về thuế hoặc chính sách đầu tư, các doanh nghiệp sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng lớn về hoạt động kinh doanh và sản xuất, hoạt động này bị ảnh hưởng dẫn đến chiến lược bán hàng sẽ bị trì trệ không thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, họ phải thực sự am hiểu về pháp lý, để tận dụng tối đa quyền lợi được phép sử dụng, và kịp thời đưa ra các giải pháp ứng phó với sự thay đổi đột ngột của pháp luật để tránh những thiệt hại đến từ pháp lý.

11

1.3.1.2 Môi trường kinh tế

Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà quản trị quan tâm hàng đầu, sự tác động của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược bán hàng và sôi nổi hơn các yếu tố khác trong môi trường bên ngoài doanh nghiệp, sự thay đổi của nền kinh tế ảnh hưởng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng đối tượng và các ngành nghề kinh doanh khác nhau.

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng cao sẽ thu hút mở rộng đầu tư kinh doanh trong nước và có cơ hội vươn xa ra quốc tế, nếu tốc độ tăng trưởng thấp sẽ dẫn đến cắt giảm chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh, từ đó cũng gia tăng năng lực cạnh tranh và giá cả giữa các doanh nghiệp.

- Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế: Lãi suất và xu hướng lãi suất ảnh hưởng đến xu thế tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, do vậy cũng ảnh hưởng không ít đến chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Lãi suất tăng, con người sẽ hạn chế tối đa hình thức huy động vốn bằng cách vay ngân hàng để hỗ trợ cho việc kinh doanh của mình, ảnh hưởng đến mức sinh lời của doanh nghiệp. Đồng thời cũng khi lãi suất tăng họ lại có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn và làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống một cách đáng kể.

- Tỉ giá hối đoái và chính sách tiền tệ: Đây có thể là yếu tố mang lại cơ hội tốt cho doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu sản phẩm, nhưng cũng có thể trở thành nổi lo lắng của không ít các nhà quản trị. Tuy nhiên chính phủ sẽ trực tiếp điều chỉnh và định hướng chúng đi theo con đường có lợi cho nền kinh tế.

- Lạm phát: Lạm phát thấp hoặc cao đều ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế, khi lạm phát tăng cao, chính phủ sẽ không khuyến khích tiết kiệm, sức mua của con người sẽ giảm sút trầm trọng, làm cho nền kinh tế bị chậm phát triển, từ đó chiến lược bán hàng của các doanh nghiệp sẽ nhận ảnh

12

hưởng trực tiếp, đến khi làm phát nằm ở mức vừa phải, sẽ có tác dụng kích thích đầu tư và đem lại sự tăng trưởng về thị trường.

1.3.1.3 Môi trường văn hóa xã hội

Yếu tố này cho thấy doanh nghiệp khi đề xuất ra chiến lược bán hàng đều phải cân nhắc kĩ lưỡng rằng chiến lược đó có phù hợp với lối sống của người dân địa phương đó hay không, vì văn hóa là yếu tố đã đi sâu vào tiềm thức con người, mục đích của doanh nghiệp khi lập chiến lược bán hàng đó là phải bán được sản phẩm, tùy từng khu vực địa lý mà doanh nghiệp nên đề ra chiến lược phù hợp.

1.3.1.4 Môi trường tự nhiên

Mang tính chất biến đổi, không thể lường trước được. Việc thời tiết và thời gian có ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành nhu cầu du lịch của con người. Trước đây, con người có xu hướng thích đi du lịch đến những nơi sang trọng, ngày nay lại có xu hướng thích khám phá những địa điểm hoang sơ, cảnh đẹp thiên nhiên... Ngoài ra, khi khí hậu trở nên quá nóng hay lạnh thì người ta cũng sẽ có nhu cầu đi đến những nơi có thời tiết ngược lại. Điều đó xảy ra tình trạng các công ty du lịch sẽ quá tải lượng khách du lịch vào mùa cao điểm (thời tiết tốt) và sẽ ít khách vào các mùa thấp điểm (thời tiết xấu). Vì vậy, những yếu tố này được cho là có thể gây tác động thuận chiều đến nhu cầu du lịch của con người.

1.3.1.5 Môi trường công nghệ

Ngày nay, cuộc cách mạng 3T (Telecommucation – Transport - Tourism) đã diễn ra, đó là cuộc cách mạng viễn thông, công nghệ và giao thông vận tải, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế và phân phối các sản phẩm dịch vụ du lịch. Đối với các đối tượng khách hàng du lịch, việc ứng dụng công nghệ trong việc tìm kiếm vé máy bay, các chương trình tour du lịch, book vé, khách sạn đã không còn quá xa lạ. Vì thế, nếu các doanh nghiệp

13

kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, phải luôn nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển mới có thể chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh.

14

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chiến lược bán hàng đối với khách đoàn nội địa của công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ du lịch đất việt (chi nhánh bình dương) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)