Tiến hành hoạt động Marketing.

Một phần của tài liệu Đề tài "Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thụỵ Khê trong điều kiện hội nhập AFTA" pdf (Trang 76 - 81)

C. Kết luận về khả năng cạnh tranh của Công ty Giầy Thụy Khuê trong điều kiện hội nhập AFTA.

4. Tiến hành hoạt động Marketing.

Vì hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra ở nhiều thị trường khác nhau, các nhân tố ảnh hưởng cũng rất phức tạp và thay đổi không ngừng. Do vây, Công ty giầy Thuỵ Khê phải luôn kịp thời nắm bắt được sự thay đổi của từng thị trường để từ đó đpá ứng kịp thời các yêu cầu của thị trường. Ngoài ra do đặc điểm của mặt hàng giầylà mặt hàng tiêu dùng, có rất nhiều nhà sản xuất trên thị trường cho nên đòi hỏi Công ty giày Thuỵ khê phải chủ động tìm kiếm khách hàng, tiến hành khâu thu thập, xử lý thông tin phải nhanh nhạy, chính xác, đảm bảo độ tin cậy cao.

Công ty cần lập ra một bộ phận chuyên trách hoạt động Marketing để các hoạt động bán hàng, phân tích, nghiên cứu và phân đoạn thị trường... được tiến hành một cách hiệu quả, giúp tìm được hướng đi đúng đắn, hợp lý là cơ sở cho các chính sách, kế hoạch, chiến lược của Công ty. Bởi vì, hoạt động Marketing là chiếc cầu nối giữa Công ty với thị trường và có quan hệ mật thiết với các hoạt động khác của Công ty. Mối quan hệ giữa Công ty với

thị trường càng chặt chẽ thì khả năng thành công, khả năng cạnh tranh của Công ty càng cao. Tiến hành tốt, có hiệu quả hoạt động Marketing chính là việc làm tốt mọi khâu của hoạt động marketing từ khâu nghiên cứu thị trường nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị hiếu và những yêu cầu của khách hàng, tổ chức tốt công tác tiếp thị, chào hàng, phát triển mạng lưới phân phối bán hàng, phát triển hệ thống phân phối, phát hành các catalog về sản phẩm của Công ty tung ra khắp thị trường tới các khách hàng, duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng.

Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vì thị trường chính là dối tượng chủ yếu của các hoạt động này. Công ty cần phải nắm bắt được những nhu cầu, đặc điểm của thị trường đó, các hoạt động nghiên cứu, khảo sát và phân đoạn thị trường phải được tiến hành thường xuyên trên cơ sở đó để Xây dựng các chính sách, chiến lược thích hợp, xác định được thị trường mục tieu của Công ty cho từng loại sản phẩm. Công tác nghiên cứu thị trường là một yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để từ đó tìm ra cách hữu hiệu thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó việc nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh cũng là việc làm hết sức cần thiết đẻe xác định được khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Công ty cần phải nghiên cứu phân tích đối thủ cạnh tranh một cách rõ ràng có hệ thống. Hiện nay Công ty giày Thuỵ Khê đang rất yếu trong lĩnh vực này. Từ việc nghiên cứu phân tích đối thủ cạnh tranh, Công ty cần trả lời các câu hỏi sau đây:

+ Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là ai? + Mục tiêu của đối thủ cạnh tranh là gì?

+ Điểm mạnh, điểm yếu, khả năng tài chính của họ như thế nào? + Cách thức mà họ sử dụng để thâm nhập thị trường?

+ ...

Hiện nay, kinh doanh hàng giày là ngành kinh doanh nhanh chóng thu được lợi nhuận, dễ làm cho nó có sức thu hút cao đối với các doanh nghiệp trong ngành. Công ty giày Thuỵ Khê cần phải có các biện pháp để hạn chế sự mở rộng của các doanh nghiệp mới vào thị trường này.

Bên cạnh việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, các hoạt động nghiên cứu và phân tích những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng cũng cần được tăng

cươbngf hay nói chính xác hơn là phân tích khách hàng là một mảng quan trọng trong hoạt động nghiên cứu thị trường, nhất là đối với Công ty Giầy Thụy Khuê. Bởi vì như chúng ta đã biết mặt hàng giày là mặt ahngf tiêu dùng mang tính thời vụ và thời trang rất cao, khách hàng chỉ mua những sản phẩm đúng mốt, được ưa chuộng trên thị trường. Nếu sản phẩm có mẫu mã không phù hợp, thì dù sản phẩm đó có chất lượng tốt, giá rẻ thì khách hàng vẫn cứ không mua.

Không chỉ vậy, Công ty Giầy Thụy Khuê cần phải tổ chức tốt công tác tiếp thị, chào hàng. Đây là yêu cầu quan trọng của việc nghiên cứu, mở rộng thị trường. Chính những người làm côngtác Marketing của Công ty sẽ là những người thu thập cũng như xử lý những thông tin về thị trường, xác định những đặc điểm cũng như mức độ cạnh tranh và nhu cầu của từng đoạn thị trường để từ đó có thể quyết định các chính sách khác của Công ty. Hiện nay, việc nghiên cứu thị trường của Công ty Giầy Thụy Khuê chỉ đơn thuần là việc giới thiệu và bán sản phẩm. Nhưng thị trường luôn biến động, đòi hỏi Công ty phải có sự tìm hiẻu liên tục, thường xuyên. Mặt khác, Công ty Giầy Thụy Khuê muốn mở rộng thị trường của mình, dù là thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài thì cũng đều cần có một kế hoạch xây dựng mạng lưới bán hàng hiệu quả vì đây chính là cơ sở tốt nhất để bảo vệ thị trường cũ và thâm nhập thị trường mới, chống lại sự tranh giành thị trường của các đối thủ cạnh tranh.

Công ty Giầy Thụy Khuê nên chú trọng tới các dịch vụ quảng cáo, hỗ trợ bán hàng. Ban đầu với khả năng tài chính nhỏ như hiện nay thì Công ty có thể gửi thư qua mạng thư điện tử tới các Công ty kinh doanh, Thương mại ... trên thế giới, đây là cách làm rất rẻ, thuận tiện cho năng lực của Công ty hiện nay. Hơn nữa, Công ty cần phát triển hệ thống nhà kho theo chiều sâu có nghĩa là thực hiện công tác hiện đại hoá các kho chứa hàng, đảm bảo những công cụ bốc xếp hàng hoá và đảm bảo an toàn cho hàng hoá. Hơn nữa Công ty nên duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng bằng nhiều biện pháp như tổ chức các cuộc tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp.

Tiếp xúc trực tiếp là tiếp xúc qua hội nghị khách hàng, bán hàng cá nhân. hoạt động này có tác động trực tiếp tới tamlý và hành vi của khách hàng. Tại đây, các luồng thông tin được trao đổi giữa khách hàng và Công ty.

Công ty nên cung cấp các thông tin về sản phẩm, khả năng cung ứng và các dịch vụ bán hàng, đồng thời các thông tin được ghi nhận, xử lý để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Các hoạt động tiếp xúc này nên diễn ra thường xuyên, mỗi cuộc tiếp xúc sẽ được ghi chép cụ thể để làm cơ sở cho các cuộc tiếp xúc sau.

Tiếp xúc gián tiếp chủ yếu tập trung ở các hoạt động uỷ thác, tiếp nhận và uỷ thác bán. Các khách hàng thuộc loại này thường không có nhu cầu thường xuyên. Để duy trì loại khách hàng này, Công ty cần có mối quan hệ với các bên trung gian thông qua việc xác định tỷ lệ hoa hồng đối với họ.

Công ty còn cần phải thiết lập hệ thống thông tintư vấn. Thiếu thông tin, thiếu sự hỗ trợ cần thiết, chính xác đầy đủ, kịp thời luôn làm cho Công ty Giầy Thụy Khuê bị giảm sức cạnh tranh bị thua thiệt trên thị trường giày thế giới. Hệ thống thông tin tư vấn sẽ cung cấp rất nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ, chính xác cho Công ty đồng thời tư vấn giúp Công ty đi đúng hướng, lập kế hoạch chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn trong tương lai cho Công ty. Hệ thống thông tin cũng giúp cho Công ty phát triển, tăng cường năng lực cạnh tranh trong quá trình chạy đua với các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, Công ty Giầy Thụy Khuê cần quan tâm hơn nữa tới việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước, trang bị cac phương tiện làm việc, quan hệ giao dịch hiện đại để giúp việc cung cấp thông tin kinh tế, tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường. Công ty cần kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh, giữa sản xuất công nghiệp với Thương mại dịch vụ.

Do vây, Công ty Giầy Thụy Khuê cần phải có bộ phận marketing làm việc hiệu quả, giàu năng lực, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình yêu nghề thì mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.

Bên cạnh những giải pháp từ nỗ lực bản thân của Công ty thì Công ty Giầy Thụy Khuê muốn nâng cao đực khả năng cạnh tranh của mình phải cùng đoàn kết, liên kết lại với các công ty sản xuất giày khác trong nước tạo thành sức mạnh tổng hợp, cùng nhau cạnh tranh cùng nhau tiến bộ là việc làm hết sức cần thiết hiện nay. Chính vì sự thiếu đoàn kết mà phái nước ngoài thường lợi dụng triệt để để chia ré các doanh nghiệp, hạ giá thành hàng giày của ta. Không đoàn kết tiếng nói của Công ty Giầy Thụy Khuê sẽ không có sức mạnh, không được Chính phủ,Bộ Thương mại , Sở Công nghiệp hà Nội chú

ý thích đáng, không tạo được sự hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau khi cần thiết. Công ty Giầy Thụy Khuê sẽ dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh thôn tính nếu không biết đoàn kết lại. Vì vậy, Công ty Giầy Thụy Khuê cần phải đoàn kết lại tạo thành sức mạnh để cùng nhau đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với Nhà nước, mà cụ thể là các cơ quan quản lý Nhà nước cấp ngành, trên địa bàn mình.

*****888888888888888888888 5. Xây dựng chiến lược thị trường.

Hiện sự phụ thuộc của Công ty vào đối tác là rất lớn. Điều này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của Công ty. Nhằm khắc phục tình trạng này Công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược thị trường đúng đắn.

Chiến lược thị trường như là một hệ điều hành của một chiếc máy tính mà tổ chức Marketing của Công ty với đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất là phần cứng. Sự kết hợp của "phần cứng" và "phần mền" sẽ đưa khách hàng đến cho Công ty, là cho Công ty có thể cạnh tranh thắng lợi.

Đối với Công ty Giầy Thụy Khuê một chiến lược thị trường đúng đắn sẽ làm cho Công ty đứng vững trong điều kiện hội nhập AFTA:

II. NẮM BẮT CƠ HỘI AFTA ĐEM LẠI.

1. Về thuế.

Đến năm 2003, riêng Việt Nam là 2006 CEPT được hoàn thành điều này có nghĩa là mức thuế của hàng hoá trong khu vực là từ 0 - 5% vì vậy các loại hàng hoá sẽ có cơ hội trong lưu thông phân phối nên hàng hoá giầy dép của Công ty có một con đường nữa để xâm nhập thị trường bên ngoài.

Điều này có thể được hiểu như sau: Trong các nước ASEAN có những nước có nền kinh tế thị trường, có mối quan hệ với bên ngoài trước chúng ta khá lâu (bởi vì Việt Nam chúng ta đến năm 1986 mới chính thức mở cửa nền kinh tế - trước đó chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô cũ) nên họ có tiềm lực và kinh nghiệm trong việc xuất khẩu hàng hoá ra bên ngoài hơn các trung gian xuất khẩu của chúng ta. Khi hoàn thành CEPT chúng ta có thể bán hàng hoá cho họ với mức giá ngang với thị trường trong nước. Như thế lượng bán của Công ty sẽ tăng lên nếu như Công ty biết tranh thủ.

Muốn được như vậy, ngay từ bây giờ Công ty nên thiết lập quan hệ với họ để khi hoàn thành CEPT có thể thực hiện ngay được chiến lược này.

Một phần của tài liệu Đề tài "Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thụỵ Khê trong điều kiện hội nhập AFTA" pdf (Trang 76 - 81)