Khả năng tài chính.

Một phần của tài liệu Đề tài "Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thụỵ Khê trong điều kiện hội nhập AFTA" pdf (Trang 74 - 75)

C. Kết luận về khả năng cạnh tranh của Công ty Giầy Thụy Khuê trong điều kiện hội nhập AFTA.

2. Khả năng tài chính.

Công ty phải tăng khả năng cạnh tranh bằng việc tăng chất lượng sản phẩm, tăng cường việc đào tạo cho cán bộ công nhân viên... Nhưng tất cả những biện pháp đó chỉ có thể được thực hiện khi Công ty có đủ năng lực tài

chính tiến hành các hoạt động đầu tư, cải tiến máy móc thiết bị cả về chiều sâu lẫn chiều rộng và đầu tư cho công tác đào tạo, sử dụng tuyển chọn trả lương cao cho những người lao động, những chuyên gia kinh tế cao cấp.

Nguồn vốn của Công ty và khả năng huy động vốn của Công ty hiện tại là khá lớn tuy nhiên để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu mối dây chuyền công nghệ, đầu tư vào lao động, nhưđã nói đòi hỏi một lượng vốn mới có quy mô lớn và sử dụng dài. Về vốn của Công ty hiện nay chỉ là cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn mà Công ty có thể sử dụng lâu dài, có thể đầu tư cho các hoạt động đó. Tuy nhiên phần lớn lại là của ngân sách cấp mà trong tương lai, như đã phân tích ở phần trước, nó sẽ bị thu hẹp, hạn chế, có nghĩa là sự tăng quy mô vốn ngân sách là rất ít. Vì vậy, ngay từ bây giờ Công ty phải xây dựng cho mình thế chủ động về tài chính bằng cách lập các quỹ phát triển như: Quỹ phát triển nhân lực, quỹ phát triển hoạt động nghiên cứu thị trường... Tăng dần tỷ trọng nguồn vốn tự bổ sung.

Một trong những bước tiếp theo là phải đầu tư mạnh cho Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Tăng cường hợp tác liên kết với các đối tác từ bên ngoài để tiếp thu các dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại giảm bớt gánh nặng tài chính đểđầu tư cho công nghệ mới hiện đại.

Một phần của tài liệu Đề tài "Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thụỵ Khê trong điều kiện hội nhập AFTA" pdf (Trang 74 - 75)