Triển vọng phát triển.

Một phần của tài liệu Đề tài "Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thụỵ Khê trong điều kiện hội nhập AFTA" pdf (Trang 71 - 72)

C. Kết luận về khả năng cạnh tranh của Công ty Giầy Thụy Khuê trong điều kiện hội nhập AFTA.

1. Triển vọng phát triển.

- Công ty Giầy Thụy Khuê rất chú trọng thị trường EU. Đây là thị trường khó tính, yêu cầu cao phong cách hoạt động và tâm lý kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc thị trường EU cũng khác so với các doanh nghiệp châu á, vì vậy khi tiếp xúc làm ăn, đàm phán phải kiên trì tiếp cận trực tiếp, thảo luận cụ thể, đặc biệt giữ chữ tín trong kinh doanh, bảo đảm đúngcác điều kiện của hợp đồng thì khả năng xuất khẩu giày vào thị trường này mới phát triển được.

Sang năm 2005, chế độ hạn ngạch bị bãi bỏ lúc đó tuy không còn các hạn chế định lượng nhưng công ty cũng không được hưởng các ưu đãi về thuế

đòi hỏi công ty phải nâng cao khả năng cạnh tranh để duy trì và phát triển thị phần của mình.

Về mặt nhu cầu giày, người dân các nước thuộc EU có thói quen dùng giày thể thao, lượng tiêu dùng hàng năm của mỗi người dân ở khu vực này là lớn nhấtt thế giới, mà sản xuất giày thể thao là một hoạt động chủ yếu của công ty nên tiển vọng phát triển của công ty ở khu vực này là khá lớn, công ty có thể đặt nhiều hivọng vào khu vự c này.

- Về thị trường Bắc Mỹ: khu vực Bắc Mỹ với NAFTA (North American Free Trade) là thị trường rộng lớn của tất cả các loại hàng hoá của các nước EU, Nhật Bản hay như các Châu á đều coi đây là thị trường chính của mình. ở đây là sự tổng hợp lớn nhất của cung cầu hàng hoá các loại với dòng vào và dòng ra có quy mô khổng lồ.

Hơn nữa, người dân ở đây cung có thói quên dùng giày. Lượng tiêu dùng của mỗi người dân hàng năm khá lớn nên nhìn chung mức cầu về hàng giày dép khu vực này là rất lớn.

Tháng 7/2000 Việt Nam và Mỹ đẫ ký hiệp định thương mại song phương, đây là cơ sở để Việt Nam láy được quy chế tối huệ quốc (Most favourist nation- MFN) của Mỹ, với quy chế này hàng hoá của Việt Nam sẽ được giảm thiểu thuế nhập khẩu cũng như các hàng rào phi thuế quan khi vào thị trường Mỹ và coi như đẫđặt được một chân vào thị trường NAFTA.

Như vậy, tương lai cho các loại hàng hoá của Việt Nam cũng như mặt hàng giày của chúng tôi ở thị trường này là rất khả quan công ty cần chuẩn bị cho mình khả năng cạnh tranh mạnh mẽ để đặt nốt chân còn lại vào NAFTA mở rộng thị phần, gia tăng doanh số bán và đạt được sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đề tài "Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thụỵ Khê trong điều kiện hội nhập AFTA" pdf (Trang 71 - 72)