Chất lượng sản phẩm, hạ giáthành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đề tài "Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thụỵ Khê trong điều kiện hội nhập AFTA" pdf (Trang 75 - 76)

C. Kết luận về khả năng cạnh tranh của Công ty Giầy Thụy Khuê trong điều kiện hội nhập AFTA.

3. Chất lượng sản phẩm, hạ giáthành sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu trong mối quan tâm của khách hàng ở trên bất cứ thị trường nào. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ đơn thuần là việc làm cho hàng của doanh nghiệp bền hơn mà còn làm cho sản phẩm đẹp hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn, phù hợp với yêu cầu sở thích của khách hàng. Do đặc điểm của chính sản phẩm giầy nên chất lượng hàng hoá cần thiết phải phù hợp với giá cả của nó. Vì vậy, Công ty cần xây dựng một chiến lược giá hợp lý, linh hoạt phù hợp với từng khách hàng, phù hợp với từng loại sản phẩm khắc phục tình trạng chính sách giá cứng nhắc như hiện nay.

Đối với thị trường trong nước, do đặc điểm nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập của người dân chưa cao, nên thường ưu những sản phẩm có giá hạ vì vậy muốn chiếm lĩnh được thị trường trong nước thì phải lựa chọn là sản xuất những mặt hàng giầy dép có thể chất lượng thấp hơn một chút, bán với mức

giá rẻ theo "chính sách giá thấm dần" hơn là sản xuất những mặt hàng cao cấp hơn hẳn do bán với những mức giá cao hẳn so với đối thủ cạnh tranh theo "Chính sách hớt váng sữa" hoặc "lướt qua thị trường", "trượt theo đường cầu" đối với những khách hàng quen thuộc Công ty nên giảm giá để giữ được những khách hàng này một cách ổn định. Công ty cũng có thể đưa ra nhiều cách khuyến khích khách hàng tuỳ thuộc vào từng thời điểm, mục tiêu như:

- Chiết giá sản lượng nhằm khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn.

- Chiết giá sản lượng phi tích luỹ: áp dụng đối với tất cả mọi khách hàng mua với số lượng tuỳ ý, không có ràng buộc về khối lượng hàng hoá về mỗi lần.

- Chiết giá tích luỹ: Ngoài sự ràng buộc về sản lượng mua, còn ấn định khoảng thời gian trong đó nếu khách hàng thực hiện hợp đồng thoả thuận về khối lượng mua nhất định lúc đó khách hàng mới nhận được chiết giá.

- Chiết giá thương mại: Đó là khoản tiền được tính theo tỷ lệ % so với mức giá gốc, thực chất của chiết giá này là trang trải chi phí theo chức năng bán buôn và bán lẻ một phần lợi nhuận nhất định.

- Chiết giá tiền mặt: Đây là một chiết giá có liên quan tới thời hạn thanh toán của khách hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài "Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thụỵ Khê trong điều kiện hội nhập AFTA" pdf (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)