Hiệu quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gò công tây tiền giang (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.5 Hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.2.5.1 Khái nim hiu qu huy động vn ca NHTM

Trong bất kì hoạt động nào của mình, con người đều luôn quan tâm đến hiệu quả đạt được. Ngân hàng cũng vậy, cũng luôn quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Vậy hiệu quả huy động vốn của NHTM là gì?

 

Theo Đỗ Ngọc Trang (2011): “Hiệu quả huy động vốn của NHTM chính là kết quả huy động vốn mà Ngân hàng đạt được, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinh lợi cao cho Ngân hàng trong từng thời kì.”

Để hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhuận cao, Ngân hàng phải đảm bảo sao cho các hoạt động của Ngân hàng phải đạt được hiệu quả. Huy động vốn là một hoạt động kinh doanh của NHTM, hiệu quả đạt được trong huy động vốn góp phần quan trọng vào việc kinh doanh của Ngân hàng và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

Hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng. Đó chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng với chi phí hợp lý.

1.2.5.2 Các ch tiêu đánh giá hiu qu huy động vn

Ngân hàng huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau. Mỗi cách thức huy động vốn mang lại cho Ngân hàng một nguồn vốn có tính chất khác nhau. Để đánh giá tốt hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng cần có những chỉ tiêu cụ thể.

Đánh giá từng chỉ tiêu có thể đánh giá được một mặt hoạt động của Ngân hàng.

a) Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn

Khi xem xét khả năng huy động vốn của một NHTM, yếu tố đầu tiên được quan tâm đến đó chính là quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn.

Quy mô nguồn vốn là một chỉ số tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu được dùng đơn lẻ, nó không phản ánh đầy đủ được hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng. Dựa vào quy mô nguồn vốn mà nhiều chỉ số tương đối được xác định cho thấy đầy đủ hơn khả năng huy động vốn của một Ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn phản ánh sự tăng (giảm) của nguồn vốn tại những thời điểm khác nhau cũng như sự tăng (giảm) đó là nhiều hay ít.

Tốc độ tăng trưởng >100: quy mô vốn của Ngân hàng tăng Tốc độ tăng trưởng <100: quy mô vốn của Ngân hàng giảm

 

Nếu tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn xấp xỉ nhau trong nhiều năm chứng tỏ Ngân hàng tăng trưởng vốn một cách ổn định. Từ đây tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc lên kế hoạch điều hòa vốn cũng như có hình ảnh đẹp trong mắt công chúng.

Tốc độ tăng trưởng vừa tính được cho tổng nguồn vốn đồng thời cũng tính được cho từng loại vốn cụ thể. Sự biến động của từng loại vốn đôi khi sẽ không giống với xu hướng biến động của tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng của từng loại vốn sẽ giúp đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng toàn diện và sâu sắc hơn.

b) Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một yếu tố quan trọng khác được đưa ra để đánh giá khả năng huy động vốn của NHTM là cơ cấu nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn được phản ánh thông qua tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Quy mô của từng loại vốn được tính như sau:

Việc tính toán tỷ trọng của từng loại nguồn vốn có thể được thực hiện dựa trên việc sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại vốn như: theo đối tượng huy động, theo kì hạn, theo loại tiền tệ hay theo hình thức huy động. Theo từng khía cạnh, những phân tích, đánh giá đưa ra sẽ phản ánh một cách đầy đủ hơn khả năng huy động vốn của NHTM. Tỷ trọng loại vốn nào cao phản ánh ưu thế của Ngân hàng trong việc huy động loại vốn đó. Đồng thời cũng cho thấy sự chú trọng của Ngân hàng vào các hình thức huy động nhất định. Qua đó có thể thấy được chính sách huy động vốn của Ngân hàng cũng như có thể đánh giá được xem Ngân hàng có đạt được mục tiêu trong trường hợp Ngân hàng đang tiến hành thay đổi cơ cấu nguồn vốn.

Mỗi Ngân hàng đều duy trì cho mình một cơ cấu nguồn vốn riêng phù hợp với tình hình, điều kiện hoạt động của Ngân hàng đó. Sự áp đặt cơ cấu nguồn vốn giống những Ngân hàng khác có thể gây bất lợi và không phát huy được thế mạnh của Ngân hàng.

 

c) Chi phí huy động vốn

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chủ sở hữu của Ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn. Vì thế, Ngân hàng phải huy động vốn và sử dụng vốn một cách hợp lý. Do chi phí huy động vốn tác động trực tiếp đến hiệu quả huy động vốn nên khi xét hiệu quả huy động vốn phải xét đến chi phí huy động vốn của Ngân hàng.

Chi phí huy động

vốn = Lãi trả cho nguồn

huy động + Chi phí huy động khác

Trong đó, lãi trả chi nguồn vốn huy động giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả nguồn vốn huy động.

Việc xác định chi phí huy động vốn rất phức tạp và khó khăn quyết định trực tiếp đến hiệu quả huy động vốn. Huy động vốn được xem là hiệu quả trên phương diện chi phí khi Ngân hàng huy động được vốn với chi phí thấp trong khi vẫn đạt yêu cầu về sự phù hợp giữa huy động – sử dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng phải quản lý thường xuyên chi phí và xem nó là công việc quan trong vì khi có thay đổi cơ cấu nguồn hay lãi suất đều làm thay đổi chi phí trả lãi.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gò công tây tiền giang (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)