CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GÒ CÔNG TÂY – TIỀN GIANG
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GÒ CÔNG TÂY – TIỀN GIANG
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Mặc dù môi trường kinh doanh đầy những khó khăn và thách thức, với kinh nghiệm hơn 25 năm hoạt động, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gò Công Tây – Tiền Giang đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện Gò Công Tây. Kế thừa những kinh nghiệm thực tế, nguồn khách hàng truyền thống, đồng thời kết hợp với những ứng dụng công nghệ hiện đại của ngành Ngân hàng, triển khai nhiều chính sách khách hàng hiệu quả, trong 3 năm 2011 – 2013, hoạt động của Chi nhánh Gò Công Tây có những kết quả đáng ghi nhận.
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn được xem là một trong những nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gò Công Tây – Tiền Giang nói riêng. Với phương châm “đi vay để cho vay” Ngân hàng xem nghiệp vụ huy động vốn là công cụ chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Mặc dù nằm ở vị trí không thuận lợi (xa khu dân cư, khu thương mại tập trung, vị trí không thuận lợi cho việc giao dịch), nhưng với uy tín và năng lực hoạt động tốt, Chi nhánh đã thu hút được một số lượng khách hàng lớn và thường xuyên. Theo số liệu nội bộ của Chi nhánh Gò Công Tây, nguồn vốn huy động trong những năm 2011 – 2013 có sự tăng trưởng đáng ghi nhận.
Tổng nguồn vốn huy động:
+ Năm 2012 đạt 641.550 triệu đồng tăng 13,18% so với năm 2011 đạt 566.832 triệu đồng.
+ Năm 2013 đạt 713.397 triệu đồng tăng 11,20% so với năm 2012 đạt 641.550 triệu đồng.
Trong đó phải kể đến sự gia tăng vượt trội của lượng vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn của các cá nhân và tổ chức.
Bảng 2.1: Sự tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn (Đơn vị: triệu đồng)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng Số lượng % tăng Số lượng % tăng Tiền gửi tiết kiệm 181.944 214.995 18,17% 240.862 12,03%
Tiền gửi có kì hạn 224.269 265.959 18,59% 300.232 12,89%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Gò Công Tây 2011 – 2013)
Từ bảng số liệu trên, ta thấy:
+ Tiền gửi tiết kiệm đạt 214.995 triệu đồng năm 2012 tăng 18,17% so với năm 2011 đạt 181.944 triệu đồng. Năm 2013 đạt 240.862 triệu đồng tăng 12,03% so với năm 2012.
+ Tiền gửi có kì hạn đạt 265.959 triệu đồng năm 2012 tăng 18,59% so với năm 2011 đạt 224.269 triệu đồng. Năm 2013 đạt 300.232 triệu đồng tăng 12,89% so với năm 2012.
Hai hình thức huy động truyền thống này vẫn có sức hút đối với các cá nhân và tổ chức trong thời kì kinh tế đầy biến động. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn đồng thời cũng khẳng định uy tín của Chi nhánh trên địa bàn huyện Gò Công Tây ngày càng cao.
2.1.4.2 Hoạt động tín dụng
Là một NHTM, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gò Công Tây – Tiền Giang cũng như các NHTM khác đều rất quan tâm đến hoạt động tín dụng của mình.
Sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp và khu dân cư mới xuất hiện (khu công nghiệp Đồng Sơn) tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc cho vay đối với các Ngân hàng trên địa bàn. Với phương châm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, phong cách giao dịch ngày càng tiến bộ, văn minh, lịch sự cùng nhiều chính sách hấp dẫn Chi nhánh đã thu hút được một lượng lớn khách hàng.
Điều đó được thể hiện rõ trong bảng sau:
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng trong 3 năm 2011 - 2013 (Đơn vị: triệu đồng)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ 524.023 608.082 742.051
* Theo kì hạn - Ngắn hạn + VNĐ
+ Ngoại tệ quy đổi - Trung, dài hạn + VNĐ
+ Ngoại tệ quy đổi
524.023 371.580 245.636 125.944 152.443 63.918 88.525
608.082 417.892 346.451 71.441 190.190
54.357 135.833
742.051 499.010 360.170 138.840 243.041 66.245 176.796
* Theo thành phần kinh tế - Cá nhân
- Tổ chức
524.023 498.289 25.734
608.082 563.779 44.303
742.051 599.992 142.059 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Gò Công Tây 2011 – 2013)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh: Năm 2012 tăng 16,04% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 22,03% so với năm 2012. Điều này chứng minh cho việc Chi nhánh thực hiện hoạt động cho vay ngày càng hiệu quả và tạo ra lợi nhuận ngày càng cao.
- Dư nợ theo kì hạn: Cho vay vốn ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng cho vay (Năm 2011: 70,90%; Năm 2012: 68,72%; Năm 2013: 67,25%) tuy nhiên đang có chiều hướng giảm nhẹ vào năm 2012 và năm 2013. Trong cho vay ngắn hạn, tiền Việt Nam vẫn chiếm chủ yếu (Chiếm 66,11% năm 2011; 82,90% năm 2012; 72,18% năm 2013). Ngược lại, trong cho vay trung và dài hạn, ngoại tệ có xu hướng tăng, đặc biệt năm 2012 tăng thêm 53,44% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 30,16% so với năm 2012. Qua đó ta thấy sự thay đổi cơ cấu tiền trong nợ tín dụng của Chi nhánh có xu hướng biến động theo nhu cầu vay của khách hàng. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng là do nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu vốn lưu động trên địa bàn tăng thêm, bên cạnh đó, Chi nhánh cũng tập trung vào vào mảng cho vay đối với các tổ chức kinh tế khác.
2.1.4.3 Các hoạt động dịch vụ khác
Bên cạnh hai hoạt động chính là hoạt động huy động vốn và cho vay, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gò Công Tây còn thực hiện các loại hoạt động dịch vụ khác như: thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh… Các dịch vụ này không những làm đa dạng hóa các loại hình kinh doanh của Chi nhánh mà còn góp phần gia tăng thêm thu nhập của Chi nhánh. Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh năm 2013 chiếm 22,47% lợi nhuận trước thuế (số liệu nội bộ của Chi nhánh Gò Công Tây), trong đó:
- Thanh toán quốc tế : 12%
- Thanh toán trong nước : 47%
- Bảo lãnh : 9%
- Kinh doanh ngoại tệ : 26%
- Dịch vụ khác : 6%
Đáng chú ý là dịch vụ thanh toán trong nước chiếm tỷ trọng rất cao (47%), điều này chứng tỏ Chi nhánh rất có uy tín đồng thời cũng có vị thế vững mạnh trong thị trường trên địa bàn huyện Gò Công Tây - tỉnh Tiền Giang.
2.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Trong năm 2013 vừa qua, mặc dù môi trường kinh doanh đầy những thách thức và khó khăn tuy nhiên Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gò Công Tây – Tiền Giang vẫn không ngừng nỗ lực trong mọi hoạt động theo đúng mục tiêu, định hướng mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đặt ra và đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tiếp tục đạt được những kết quả vững chắc. Điều này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Gò Công Tây trong 3 năm 2011 - 2013
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng tài sản 582.422 668.644 766.567
Thu nhập từ lãi 72.602 83.930 90.755 Chi phí trả lãi 45.976 49.493 47.808 Chênh lệch thu chi từ lãi 26.626 34.437 42.947
Lợi nhuận trước thuế 10.962 13.155 15.686
Lợi nhuận sau thuế 7.646 9.692 11.455
Dự phòng rủi ro 1.756 2.576 2.108
Nợ quá hạn ( nợ xấu) 2.886 8.322 8.731
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Gò Công Tây 2011 – 2013)
Qua số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm 2011 – 2013 ta thấy: Lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh ngày càng cao qua mỗi năm cùng với sự gia tăng tổng tài sản. Điều này chứng tỏ khả năng lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Ban Giám đốc cùng với sự cố gắng của toàn thể nhân viên. Bên cạnh đó, ta cũng thấy rõ khả năng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh về công tác huy động vốn và cho vay đạt được kết quả tốt (Chênh lệch thu chi từ lãi năm 2012 tăng 29,3% so với năm 2011; Năm 2013 tăng 24,71% so với năm 2012). Tuy nhiên, cùng với việc tăng thu nhập từ lãi thì dự phòng rủi ro cũng tăng do dư nợ tín dụng và nợ quá hạn tăng nên việc lập dự phòng rủi ro là cần thiết. Dự phòng rủi ro giúp Ngân hàng giảm thiểu các rủi ro có thể có trong trường hợp Ngân hàng không thu được nợ.