Biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của các công ty tnhh 1 thành viên 100% vốn nhà nước tại tỉnh khánh hòa (Trang 81 - 82)

V. Các biện pháp đưa ra

1.Biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất

Qua các chỉ tiêu đã phân tích ở trên, em nhận thấy chỉ tiêu vòng quay tổng vốn của các công ty còn rất thấp và giá vốn hàng bán lại cao có những công ty có giá vốn hàng bán chiếm đến 90% doanh thu và thu nhập. Vì vậy các biện pháp hạ giá thành là cần thiết:

- Việc hạ giá thành sẽ đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ của công ty lên, tăng doanh

thu cũng như lợi nhuận.

- Hạ giá thành sẽ làm cho đồng vốn quay nhanh, giảm các khoản phải thu, tạo

điều kiện hỗ trợ sản xuất.

- Hạ giá thành còn giúp thúc đẩy quá trình cải tiến kỹ thuật, mang những thành

- Hạ giá thành cũng thể hiện trình độ sử dụng máy móc tốt, hạn chế được hao phí trong lao động sản xuất.

Để làm được những điều này thì biện pháp các công ty cần làm là:

- Cần nâng cao trình độ quản lý của các lãnh đạo để có thể sử dụng tối đa công

suất của máy móc cũng như các thiết bị hiện đại khác. Ngoài ra cần nghiên cứu thay thế dây chuyền sản xuất nếu như dây chuyền sản xuất đã cũ và lỗi thời cần có nghiên cứu thay thế máy móc hiện đại hơn phù hợp với doanh nghiệp. Việc thay đổi dây chuyền sản xuất cũng phải kèm theo nhân lực để sử dụng dây chuyền mới này, đây là điều quan trọng cũng không kém. Tránh tình trạng máy móc hiện đại nhưng công nhân không biết sử dụng.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cán bộ và người lao động trong quá

trình xây dựng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm để có thể vừa giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Giúp cho người lao động hiểu được việc giảm chi phí sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với công ty.

- Khơi dậy tinh thần sáng tạo của các cá nhân và tập thể trong công ty nhằm

tìm cách giảm tối đa chi phí sản xuất. Ngoài ra còn cần có các sáng kiến kỹ thuật nhằm hợp lý hoá dây chuyền sản xuất nhằm tận dụng tối đa công suất.

- Luôn chấp hành đúng định mức sử dụng máy móc, chấp hành nghiêm chỉnh

quy trình bảo quản , kiểm tra sửa chữa thường xuyên, sửa chữa đúng kế hoạch, nhanh chóng nhằm giảm tỷ lệ phế phẩm và tận dụng triệt để máy móc.

- Cần tìm kiếm nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu để bảo đảm việc sản xuất

không bị ngưng lại vì lý do không có nguyên liệu. Dẫn đến lãng phí máy móc và nhân công.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của các công ty tnhh 1 thành viên 100% vốn nhà nước tại tỉnh khánh hòa (Trang 81 - 82)