Công tác lưu trữ nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại nhà máy 1 công ty cổ phần đầu tư thái bình (Trang 61 - 69)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG DÒNG DỊCH CHUYỂN CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1

3.3. Thực trạng dòng dịch chuyển của nguyên vật liệu

3.3.2. Công tác lưu trữ nguyên vật liệu

NVL sau khi được duyệt vào cổng của Nhà máy 1, được chuyển vào và lưu trữ trong các kho. Hình dưới là sơ đồ bố trí các kho của Nhà máy 1:

Hình 3.14: Sơ đồ bố trí các kho, phân xưởng, văn phòng của Nhà máy 1 Nguồn: Phòng Quản trị nguồn nhân lực

Theo hình 3.14, Nhà máy 1 có các kho nhƣ kho vật tƣ, kho packing (đóng gói), kho BTP gò, kho thành phẩm. Các kho và các phân xưởng sản xuất được bố trí tương đối hợp lí tạo sự thuận tiện trong di chuyển, tránh lãng phí nhân lực và thời gian trong việc di chuyển giữa các khu vực. Đơn cử nhƣ thành phẩm của công đoạn may (BTP công đoạn gò) được chuyển từ phân xưởng may sang để trước ở kho BTP gò, tạo thuận tiện khi tiến hành sản xuất công đoạn sau. Các kho vật tƣ, kho phụ liệu may được bố trí gần phân xưởng may, kho packing (đóng gói) và kho bao bì được bố trí gần phân xưởng gò, tạo sự thuận tiện khi đóng gói thành phẩm sau công đoạn gò.

Trang 36

Khóa luận tốt nghiệp

Hình 3.15: Sơ đồ bố trí kho vật tƣ Nhà máy 1

Nguồn: Kho vật tư Kho vật tƣ của Nhà máy 1 có diện tích 585m2, theo hình 3.15 thì kho vật tƣ bao gồm khu vực kiểm tra NVL đầu vào, khu vực trải cắt, khu vực ban quản lý kho, kho phụ liệu và các kệ đựng nguyên liệu may.

Có 25 kệ lớn, mỗi kệ có 3 tầng, trong đó 24 kệ đựng NVL của 3 khách hàng lớn và 1 kệ đựng vật tư theo mùa. Các kệ này được đánh số thứ tự, phía trước là bảng danh mục vật tƣ theo từng ô, phía trên là bảng theo tên của các khách hàng nhƣ DP (Decathlon), SK (Skechers), WWW (Wolverine World Wide), giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý số lƣợng, sắp xếp NVL lên kệ, lấy NVL ra để cắt & cấp phát.

Hình 3.16: Bảng mẫu vật tư và danh mục vật tư trước các kệ đựng da, vải Nguồn: Tác giả thực hiện

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp

Ở trên bảng trước mỗi kệ NVL có ô đựng danh mục vật tư (gồm tên các NVL, chủng loại, quy cách, đơn vị tính, số lƣợng nhập kho, số lƣợng xuất từng đợt) và các

ô đƣợc chia theo từng tầng dùng để đựng các mẫu nhỏ vật tƣ và tên vật tƣ (xem hình

3.16) nhưng các ô này thường xuyên không được cập nhật tên vật tư, mẫu NVL, và danh mục vật tƣ thì chƣa đƣợc đặt trên một vài kệ.

Kho phụ liệu may cũng đƣợc bố trí nằm trong kho vật tƣ, có diện tích khoảng 20m2, gồm 7 kệ đựng phụ liệu, mỗi kệ có 4 tầng (xem hình 3.17), trong đó: 2 kệ của khách hàng DP (Decathlon), 2 kệ của khách hàng SK (Skechers), 2 kệ của khách hàng WWW (Wolverine World Wide) và 1 kệ đựng các phụ liệu sử dụng chung).

Các phụ liệu sau khi đƣợc kiểm tra thì đƣợc sắp xếp vào các thùng có ghi các thông tin nhƣ tên phụ liệu, màu sắc, mã code, ngày kiểm tra.

Hình 3.17: Kệ đựng phụ liệu

Nguồn: Tác giả thực hiện

3.3.2.2. Thực hiện công tác 5S – 7S

NVL được lưu trữ tại kho vật tư theo khu vực NVL của từng khách hàng đã đƣợc quy định. Nguyên vật liệu gọn nhẹ sẽ đƣợc bố trí đặt phía trong và các nguyên vật liệu cồng kềnh, khó vận chuyển sẽ đƣợc đặt phía ngoài. Có các vạch phân cách giữa lối đi và các khu vực để nguyên vật liệu, khu vực kiểm tra NVL, khu vực chặt & cấp phát NVL.

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp

Các loại da, vải, vật tƣ bồi dán đƣợc bọc trong bọc nylon, giúp hạn chế trầy xước trên bề mặt, được dán nhãn để phân biệt, được vệ sinh sạch sẽ và bảo quản tại kho ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ < 400C, độ ẩm < 85%).

Hình 3.18: Một số hình ảnh về 5S chƣa tốt tại kho vật tƣ và kho phụ liệu Nguồn: Tác giả thực hiện

Việc thực hiện công tác 5S tại kho vật tƣ của Nhà máy 1 đa phần là dựa trên ý thức cá nhân của công nhân viên. Các cá nhân cũng nhận thức đƣợc việc thực hiện 5S tại khu vực làm việc của mình và tầm quan trọng của nó nhƣng mức độ thực hiện 5S tại đây vẫn chưa tốt. Vẫn còn các tình trạng như NVL chất đống lâu dưới sàn kế bên kệ mà chưa được xếp lên, rác dưới sàn nhà, xe đẩy được để ngay lối đi chính, các hồ sơ NVL trên bàn kiểm tra NVL đƣợc để chƣa gọn gàng & các mẫu NVL bên trong dễ rơi ra, các vật dụng trên một số bàn làm việc chƣa đƣợc sắp xếp gọn gàng, chƣa chuẩn hóa vị trí cho các dụng cụ làm việc,…

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp

Hiện nay, đối với Nhà máy 1 của TBS group, đang triển khai 5S và nỗ lực thực hiện 7S (thêm 2 yếu tố Safe (An toàn) và Save (Tiết kiệm)). Đối với các hoạt động

ở kho vật tƣ của Nhà máy 1 thì việc áp dụng 7S sẽ giúp mang lại rất nhiều lợi ích đáng kể. Ngoài việc những lợi ích mà 5S mang lại thì 7S với việc đảm bảo nơi làm việc an toàn với hướng dẫn sử dụng máy móc (xe nâng pallet, máy cắt,..) và việc tiết kiệm trong việc sử dụng vật tƣ (trong quá trình di chuyển, cắt, cấp phát vật tƣ) giúp tạo sự an toàn trong khi làm việc và tiết kiệm đƣợc chi phí không chất lƣợng cho Nhà máy 1.

Hình 3.19: Bảng nội dung thực hiện công tác 7S

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại nhà máy 1 công ty cổ phần đầu tư thái bình (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w