Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
2.2 Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
2.2.2 Giá thành sản phẩm xây lắp
2.2.2.1 Khái niệm:
Đối với doanh nghiệp xây lắp, thì sản phẩm xây lắp mang tính cá biệt, nó có thể là một công trình, hạng mục công trình hay khối lƣợng công việc, hoặc giai đoạn công việc có giá thành riêng. Do đó, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lƣợng xây lắp theo quy định.
2.2.2.2 Phân loại:
Theo thời điểm tính toán và nguồn số liệu:
Giá thành dự toán: Là tổng chi phí dự toán, để hoàn thành
khối lƣợng xây lắp công trình, đƣợc xác định theo định mức và khung giá quy định áp dụng cho từng vùng.
Giá thành kế hoạch: Là giá thành xác định, xuất phát từ
những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị. Giá thành kế hoạch cho phép tính toán các chi phí phát sinh sao cho các chi phí thực tế không vƣợt quá tổng số chi phí sản xuất dự kiến trong kế hoạch, do đó giá thành kế hoạch phản ánh trình độ quản lý giá thành của doanh nghiệp.
Trang 16
Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu đƣợc xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, dựa trên cơ sở các chi phí phát sinh, hay nói cách khác, đó là toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành khối lƣợng xây lắp mà đơn vị nhận thầu, giá thành thực tế đƣợc xác định theo số liệu kế toán.
Mối quan hệ 3 loại giá thành trên về mặt lƣợng:
Giá thành dự toán < Giá thành kế hoạch < Giá thành thực tế.
Theo phạm vi phát sinh chi phí:
Giá thành sản xuất: phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc thi công công trình, trong phạm vi đơn vị thi công bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. (Đối với doanh nghiệp xây lắp, còn bao gồm cả chi phí sử dụng máy thi công).
Giá thành toàn bộ: Phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát
sinh trong thi công (chi phí sản xuất) và chi phí ngoài thi công (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp).
2.2.2.3 Đối tƣợng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm:
Đối tƣợng tính giá thành:
Công việc đầu tiên cần làm trong công tác tính giá thành là xác định đối tƣợng tính giá thành. Xác định đối tƣợng tính giá thành là xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc nhất định đòi hỏi tính giá thành .
Đối vối các doanh nghiệp xây lắp, đối tƣợng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lƣợng xây lắp có dự toán riêng đã hoàn thành…
Kỳ tính giá thành:
Kỳ tính giá thành là mốc thời gian mà bộ phận kế toán giá thành tổng hợp số liệu thực tế cho các đối tượng. Thông thường kỳ tính giá thành được xác định là tháng hoặc quý, hay khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm.
Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chu kỳ sản xuất và hình thức bàn giao công trình Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành xây lắp, kỳ tính giá thành có thể đƣợc xác định nhƣ sau:
Trang 17
- Với công trình nhỏ, thời gian thi công ngắn (nhỏ hơn 12 tháng): kỳ tính giá thành là từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình.
- Với những công trình lớn, thời gian thi công dài (hơn 12 tháng): khi nào có
một bộ phận hạng mục hoàn thành, có giá trị sử dụng và đƣợc nghiệm thu, kế toán tiến hành tính giá bộ phận, hạng mục đó.
- Với những công trình có thời gian kéo dài nhiều năm, những bộ phận không tách ra để đƣa vào sử dụng đƣợc, khi từng phần việc lắp đặt đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế tính toán sẽ tính giá thành cho khối lƣợng công tác đƣợc hoàn thành bàn giao. Kỳ tính giá thành này là từ khi bắt đầu thi công cho đến khi đạt điểm dừng kỹ thuật.
2.2.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Phương pháp giản đơn (trực tiếp): thường áp dụng cho các doanh
nghiệp xây lắp có số lƣợng công trình, hạng mục công trình ít, đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất trùng với đối tƣợng tính giá thành.
Giá thành = Giá trị KLXD + Chi phí sản xuất - Giá trị KLXD sản phẩm XL dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng cho các doanh nghiệp xây
lắp có số lƣợng công trình, hạng mục công trình đƣợc chia thành nhiều giai đoạn thi công. Do đó, đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là các giai đoạn thi công nhƣng đối tƣợng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Khi đó, giá thành của các công trình, hạng mục công trình đƣợc xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn thi công.
Giá thành = Giá trị KLXD + Chi phí sản xuất - Giá trị KLXD sản phẩm XL dở dang đầu kỳ của từng giai đoạn dở dang cuối kỳ
Phương pháp tỷ lệ: áp dụng trong trường hợp mà đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm, mà đối tƣợng tính giá thành lại là sản phẩm từng loại. Khi đó, kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc dự toán) cho từng công trình, hạng mục công trình có liên quan.
Giá thành sản phẩm XL
Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Căn cứ vào định mức chi phí hiện hành, kết hợp với dự toán chi phí đƣợc duyệt, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo định mức. So sánh chi phí phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch. Tập hợp thường xuyên và phân tích những chênh lệch đó để kịp thời tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở tính giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, kết hợp với việc theo dõi chính xác số chênh lệch so với định mức, kế toán tiến hành xác định giá thực tế của sản phẩm xây lắp theo công thức:
Giá thành = giá thành +(-) chênh lệch +(-) sản phẩm XL định mức do thay đổi định mức
chênh lệch so định mức
Để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành, có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lƣợng xây lắp, trong kỳ kế toán có thể có một bộ phận công trình hay khối lƣợng hoàn thành đƣợc thanh toán với chủ đầu tƣ. Vì vậy, trong từng thời kỳ báo cáo, ngoài việc tính giá thành các hạng mục công trình còn phải tính giá thành khối lƣợng công tác đã hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tƣ.