Mạng chuyển gĩi:

Một phần của tài liệu BG_Mangcanban pot (Trang 75 - 77)

Vì cơng nghệ gĩi nhanh, tiện lợi và đáng tin cậy, nên được sử dụng rộng rãi trong quá trình truyền dữ liệu trên phạm vi rộng. Mạng gởi các gĩi dữ liệu từ nhiều người dùng khác nhau qua các lộ trình khác nhau được gọi là mạng chuyển gĩi (packet – switching network). Do cách thức chúng chúng đĩng gĩi và định hướng dữ liệu.

* Nguyên lý hoạt động:

- Khối dữ liệu ban đầu được tách ra thành nhiều gĩi nhỏ đính kèm địa chỉ đích và những thơng tin khác.

- Gĩi dữ liệu được chuyển tiếp qua các trạm trong một mạng máy tính dọc theo lộ trình tốt nhất hiện cĩ giữa điểm nguồn và điểm đích.

- Mỗi gĩi được truyền đi riêng biệt. Hai gĩi xuất phát từ cùng một khối dữ liệu ban đầu cĩ thể đi theo các lộ trình hồn tồn khác nhau để đến cùng một đích. Đường truyền dữ liệu cho các gĩi riêng rẽ tuỳ thuộc vào lộ trình tốt nhất mở ra tại bất kỳ thời điểm nào.

- Mặc dù mỗi gĩi chuyển đi bằng các lộ trình khác nhau, đến đích vào những thời điểm khác nhau nhưng máy tính nơi nhận vẫn cĩ thể tái lắp ghép thành thơng điệp ban đầu.

- Quá trình chuyển gĩi định hướng gĩi dữ liệu qua các kết nối và đường dẫn cĩ thể sử dụng, mạng này cịn gọi là mạng any – to – any. Những trạm trung chuyển trong mạng đọc mỗi gĩi và gởi tiếp chúng theo lộ trình tốt nhất cĩ sẳn tại thời điểm đĩ.

- Kích thước gĩi phải luơn luơn nhỏ. Nếu xảy ra lỗi trong quá trình truyền, việc truyền lại sẽ dễ dàng hơn, mặc khác gĩi dữ liệu nhỏ sẽ chuyển đi trong khoảng thời gian ngắn.

1. Mạch ảo:

Mạch ảo bao gồm một chuổi máy tính giữa máy tính truyền và máy tính nhận, dãi thơng của mạch ảo được phân phối theo yêu cầu, đối lập với kết nối vật lý thường trực giữa hai trạm. Kết nối được thành lập sau khi cả hai máy tính trao đổi thơng tin và thoả thuận về một số tham số truyền thơng nhằm thiết lập và duy trì kết nối. Các tham số này bao gồm kích thước tối đa của thơng điệp và lộ trình mà dữ liệu sẽ theo.

Mạch ảo kết hợp chặt chẽ các tham số truyền thơng nhằm đảm bảo tính tin cậy. Chúng bào gồm:

- Acknowledgment (thơng điệp báo nhận) - Flow control (điều khiển luồng)

- Error control (điều khiển lỗi).

Mạch ảo cĩ thể kéo dài bằng thời gian cuộc đàm thoại hoặc bằng thời gian hai máy tính liên lạc đang hoạt động.

a. Mạch ảo chuyển mạch SVC (Switched Virtual Circuit):

Trong SVC kết nối giữa các máy tính đầu mút sử dụng một lộ trình xác định trên tồn mạng. Tài nguyên mạng dành riêng cho mạch và lộ trình được duy trì cho đến khi kết thúc. Kết nối này gọi là kết nối từ một điểm đến nhiều điểm (point-to-many-point).

b. Mạch ảo thường trực PVC (Permanent Virtual Circuit):

PVC tương tự như đường truyền thuê bao: là kết nối thường trực và ảo, ngoại trừ sự khác biệt là khách hàng phải chi trả cước phí cho thời gian sử dụng đường truyền.

CHƯƠNG IX : CƠNG NGHỆ WAN CẤP CAO.

I. X.25:

X.25 là tập hợp các giao thức được hợp nhất trong mạng chuyển gĩi. Mạng chuyển gĩi được hình thành từ các dịch vụ chuyển mạch ban đầu được thiết lập để kết nối các máy đầu mút (Terminal) ở xa với hệ thống máy Mainframe (máy chính).

Một mạng chuyển gĩi X.25 sử dụng bộ chuyển mạch (switch). Mạch và lộ trình cĩ sẵn nhằm cung cấp cơ chế định tuyến tốt nhất tại một thời điểm cụ thể. Vì các thành phần này (bộ chuyển mạch, mạch và lộ trình) thay đổi một cách nhanh chĩng tuỳ thuộc vào nhu cầu và những gì cĩ sẵn, đơi khi chúng được biểu diễn dưới dạng mây

(cloud). Mây chỉ ra một hiện trạng luơn thay đổi, hoặc khơng cĩ tập hợp mạch chuẩn.

Mạng X.25 trước kia sử dụng đường điện thoại để truyền dữ liệu. Phương tiện truyền thơng này khơng đáng tin cậy và tạo nhiều lỗi. Do đĩ X.25 kết hợp cơ chế kiểm lỗi ở diện rộng. Bởi vì tất cả các gĩi đều được kiểm lỗi và truyền lại, nên X.25 dường như khá chậm.

Bộ giao thức X.25 hiện nay định nghĩa giao diện giữa máy chủ ở chế độ đĩng gĩi đồng bộ (hoặc thiết bị khác) và mạng truyền dữ liệu cơng cộng (PDN-Public Data Network) qua một mạch đường truyền thuê bao. Giao diện này trên thực tế là giao diện DTE/DCE (Data Terminal Equipment/Data Communication Equiptment). Các ví dụ về DTE bao gồm:

o Một máy chủ với giao diện X.25

o Một thiết bị đĩng gĩi và gĩi (PAD-Packet Assembler/Disassembler), tiếp nhận các ký tự bất đồng bộ nhập vào từ một Terminal và tập hợp chúng vào các gĩi dữ liệu rồi truyền qua mạng. PDA cũng cĩ nhiệm vụ rã các gĩi nhận từ mạng sao cho dữ liệu được phân phối dưới dạng ký tự tại Terminal. o Một cổng giao tiếp giữa PDN và LAN hoặc WAN.

Một phần của tài liệu BG_Mangcanban pot (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w