2.2. Ô nhiễm môi trường nước
2.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Khi con người bắt đầu trồng trọt, chăn nuôi thì khu vực trồng trọt dần phát triển ở miền đồng bằng màu mở kề bên lưu vực các con sông. Dân cư ít nên tài nguyên rất dồi dào với nhu cầu của họ. Tình hình đã thay đổi một cách nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu. Các đô thị trở thành nơi tập trung
dân cư quá đông đúc. Các tác động của con người đối với nguồn nước ngày càng trở nên rõ rệt, nhất là đối với nguồn nước gần khu công nghiệp và đô thị. Trong điều kiện dân số và sức phát triển mạnh mẽ, các tác động này tăng lên nhanh chóng, làm thay đổi các chu trình tự nhiên trong thủy quyển cũng như làm thay đổi
sự cân bằng nước trong hành tinh. Các nguồn nước bị ô nhiễm do các hoạt động sau đây của con người.
2.2.2.1. Sinh hoạt của con người
Trong hoạt động sống của mình con người cần một lượng nước rất lớn. Xã hội càng phát triển nhu cầu dùng nước càng tăng. Cư dân sống trong điều kiện nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/người.ngày. Ngày nay ở các đô thị nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt gấp hàng chục lần như vậy. Ở nước ta tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đối với khu đô thị là 150-200 lít/người.ngày, đối với khu vực nông thôn
là 50-100 lít/người.ngày. Tiêu chuẩn cấp nước của Singapo là 250-400 lít/người.ngày, của Pháp 200-500 lít/người.ngày, của Mỹ là 380- 500 lít/người.ngày...
Trong đô thị nước thải sinh hoạt được tạo thành từ các khu dân cư và từ các công trình công cộng. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt đô thị là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững cao, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Trong nước thải còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng có khả năng gây
ra hiện tượngphì dưỡng nguồn nước. Nước thải sinh hoạt ở các vùng khác nhau thì cũng khác nhau. Ví dụ theo một số nghiên cứu của Israel, đối với vùng đô thị lượng nitơ amôn là 5,18g/người.ngày, kali- 2,12 g/người.ngày, phôt pho - 0,68g/người.ngày; đối với vùng nông thôn các chỉ tiêu tương ứng này là 7,0; 3,22
và 1,23g/người.ngày .
2.2.2.2. Nước thải công nghiệp
Sự tăng nhanh nền công nghiệp làm tăng nhu cầu về nước, nhất là các ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, giấy, hóa chất, luyện kim, dầu mỏ... Nước
thải công nghiệp: bao gồm nước thải công nghệ, nước thải từ quá trình vệ sinh, nước thải từ quá trình sinh hoạt của cân bộ công nhân trong nhà máy.
Nước thải sản xuất trong các xí nghiệp công nghiệp thường chia làm hai loại: nước thải bẩn và nước thải qui ước sạch.
Nước thải qui ước sạch chủ yếu là nước làm nguội máy móc thiết bị.
Các loại nước này có thể dùng lại trong hệ thống cấp nước tuần hoàn cho nhà máy.
Nước thải bẩn thường được tạo thành trong quá trình công nghệ. Thành phần nước thải sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm... Trong nước thải sản xuất có nhiều các loại cặn lơ lửng, các chất hữu cơ (acid, este, phenol, dầu mở, các chất hoạt động bềmặt...), các chất độc (xianua, arsen, thủy ngân, muối đồng...), các chất gây mùi, các muối khoáng và một số đồng vị phóng xạ.
2.2.2.3. Các hoạt động nông nghiệp
Việc sử dụng nước cho các hoạt động nông nghiệp có tác động to lớn đến
sự thay đổi chế độ nước và sự cân bằng nước lục địa do đòi hỏi một lượng nước lớn và phần lớn nước sử dụng trong nông nghiệp bị tiêu hao mà không được hoàn lại.
Sử dụng nước trong nông nghiệp đã dẫn đến việc làm giảm chất lượng nước nguồn. Nước từ đồng ruộng và nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi gây nhiễm bẩn đáng kể cho sông ngòi. Thành phần khoáng chất trong nước dẫn từ hệ thống tiêu thủy phụ thuộc vào đặc tính đất, chế độ tưới, cấu tạo hệ thống tiêu...
Các hợp chất hữu cơ có chứa clo như các loại thuốc trừ sâu DDT, andrin,
endosunphan, các loại thuốc diệt cỏ acid phenoxiaxetic, các loại thuốc diệt nấm hexaclorobenzen... là các chất bền vững, tốc độ phân hủy trong nước rất chậm. Chúng có thể tích tụ trong bùn, trong cơ thể sinh vật, tan trong mở động vật nước...
2.2.2.4. Nước chảy tràn
Nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa, rửa đường xá... là nguồn gây ô nhiễm nước sông hồ. Nồng độ chất bẩn trong nước mưa phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố như cường độ mưa, thời gian mưa, thời gian không mưa, đặc điểm mặt phủ,
độ bẩn đô thị và không khí... Nước mưa của trận đầu tiên trong mùa mưa và của đợt đầu tiên thường có nồng độ chất bẩn rất cao. Hàm lượng cặn lơ lửng có thể từ 400-1800 mg/l, BOD5từ 40-120 mg/l.
2.2.2.5. Hoạt động của tàu thuyền
Do hoạt động của tàu thuyền trên sông biển đã làm tăng lượng dầu mở trong nước (do va chạm, do rửa tàu, bơm dầu và rơi vãi...). Ô nhiễm nước do dầu mỏ và sản phẩm của chúng làm giảm tính chất hóa lý của nước (thay đổi màu, mùi, vị), tạo lớp váng mỏng phủ đều trên mặt biển, ngăn cách biển và khí quyển, ngăn cản
sự trao đổi oxy giữa biển và khí quyển, ngăn cản sự trao đổi nhiệt cũng như sự tạo lớp cặn ở đó. Ví dụ chỉ một tấn dầu thô đã có khả năng loang phủ trên một diện
tích 12 km2 mặt nước, chỉ một gam dầu mỏ có thể gây bẩn 2 tấn nước hoặc một giọt dầu cũng có khả năng tạo ra một màng dầu dày 0,001mm trên diện tích 20m2.