Hiện trạng quản lý, xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải tập

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý nước thải cho khu công nghiệp sóng thần 2 bình dương đến năm 2020 (Trang 52 - 61)

Sơ lược về nhà máy

Lịch sử hình thành và phát triển

Nhà máy xử lý nước thải Khu Công Nghiệp (KCN) Sóng Thần 2 do công

ty cổ phần phát triển Khu Công Nghiệp Sóng Thần (Tên mới công ty Cổ Phần Đại Nam) làm chủ đầu tư. Nhà máy được thành lập nhằm xử lý nguồn nước từ các

công ty trong KCN đổ về thông qua hệ thống cống thu gom khép kín, được đưa vào hoạt động từ tháng 10 năm 2001

Diện tích: trên 5000 m2

Công suất: 4000 m3/ ngày đêm

Địa điểm xây dựng

Nhà máy toạ lạc trên đường DT 743, KCN Sóng Thần 2, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Vị trí đặt nhà máy thuận lợi cho việc thu gom nước thải từ cả hai KCN Sóng Thần 1 và 2.

Tổ chức nhân sự

Sơ đồ tổ chức

GIÁM ĐỐC

TỔ THÍ NGHIỆM

VÀ VI SINH

TỔ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

VÀ KIỂM TRA MÔI

TỔ VẬN HÀNH VÀ VĂN PHÒNG

Phân nhiệm cơ cấu tổ chức

• Giám đốc: quản lý chung nhà máy

• Tổ thí nghiệm và vi sinh:

+ Theo dõi, nuôi cấy vi sinh.

+ Phân tích mẫu nước, kiểm tra chất lượng nước trước và sau khi xử lý. + Phối hợp với tổ vận hành đưa ra phương pháp xửlý nước.

• Tổ quản lý doanh nghiệp và kiểm tra môi trường

+ Theo dõi lưu lượng nước hàng ngày của các doanh nghiệp.

+ Quản lý cơ sở hạ tầng của KCN.

+ Phối hợp với tổ quản lý doanh nghiệp kiểm tra, khảo sát doanh nghiệp trước và sau khi đấu nối.

+ Tổng hợp tài liệu, tình hình của doanh nghiệp cho ban giám đốc làm

việc.

• Tổ vận hành và văn phòng:

+ Vận hành nhà máy xử lý nước thải (NMXLNT)

+ Đưa ra phương pháp vận hành.

+ Bảo trì, sửa chữa thiết bị hệ thống NMXLNT

+ Tổng hợp, lưu trữ các hồsơ chứng từ thuộc NMXLNT.

+ Kế toán nội bộ NMXLNT

Tình hình nhà máy

An toàn lao động

Nhìn chung, vấn đề an toàn lao động ở nhà máy được bảo đảm:

• Xung quanh các bể có lan can bảo vệ.

• Dụng cụ lao động được trang bị đầy đủ.

• Có khu làm việc, quản lý cách li với môi trường xung quanh.

Xử lý nước thải

Nhà máy xử lý nước thải với công suất khoảng 4000m3/ngày đêm. Nguồn nước đầu vào theo thiết kế phải đạt tiêu chuẩn B, sau khi xử lý nước đầu ra của NMXLNT đạt loại A (TCVN 5945-2005).

NMXLNT sử dụng công nghệ bùn sinh trưởng lơ lửng kết hợp với một số biện pháp lắng lọc cơ học.

Ưu điểm

• Đây là phương pháp vừa bảo đảm hiệu quả xử lý, vừa mang tính kinh tế cao do ít sử dụng hóa chất.

• Có khả năng loại được nhiều chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ.

Nhược điểm

• Tiêu hao năng lượng điện nhiều, do phải cung cấp oxi cho vi sinh vật thực hiện quá trình chuyển hóa chất ô nhiễm hữu cơ.

• Đòi hỏi mặt bằng rộng.

• Thời gian xử lý phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết tự nhiên.

Vệ sinh công nghệ

Tuy đây là NMXLNT nhưng vấn đề môi trường vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm:

• Do việc xử lý vi sinh cho nước thải cần ở điều kiện hiếu khí nên ta cần sục khí cho nước thải. Việc này làm ô nhiễm nguồn không khí xung quanh nhà máy làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nhân viên nhà máy và những người sống trong khu vực.

• Bùn được thải ra là một loại chất thải rắn độc hại.

Khắc phục

• Nhà máy được xây dựng xa khu dân cư, xung quanh nhà máy có nhiều

khoảng trống thoáng mát và có bố trí cây xanh nên phần nào môi trường

ở đây được cải thiện.

Kiểm nghiệm chất lượng nước thải

Thí nghiệm phân tích nước thải

Lấy mẫu: hàng ngày nhân viên thí nghiệm sẻ lấy nước đầu vào bể trung hòa

(TK 103), các bể xử lý (TK 201A, TK201B, TK201C, TK201D, TK201E) và đầu

ra (TK 302) để kiểm tra nguồn nước đầu vào, đầu ra, các bể xử lý.

Phương pháp phân tích:

+ Đo pH: dùng máy pH cầm tay đểđo. Sau mỗi lần đo vệ sinh máy sạch

sẻ và bỏ vào hộp cất. 03 tháng/lần tiến hành vệ sinh, chuẩn máy.

+ Đo nồng độoxy hòa tan trong nước (DO): dùng máy DO cầm tay đểđo.

Sau mỗi lần đo tiến hành vệ sinh máy và bỏ vào hộp cất. 03 tháng/lần

tiến hành vệ sinh và chuẩn máy.

+ Đo độ dẫn điện (condustivity): dùng máy condustivity để bàn để đo.

Sau khi đo xong, vệ sinh và ngâm điện cực vào trong nước.

03 tháng/lần vệsinh điện cực bằng HCl lỏng.

+ Xác định nhu cầu oxy hóa học để oxy hóa các chất hữu cơ (COD):

Trường hợp chưa có thuốc thử:

 Đối với mẫu thử: lấy 2.5 ml nước thải + 1.5 ml K2Cr2O7 + 3.5 ml

H2SO4 cho vào ống nghiệm. Lắc đều.

 Đối với mẫu trắng: lấy 2.5 ml nước cất + 1.5 ml K2Cr2O7 + 3.5 ml

H2SO4 cho vào ống nghiệm. Lắc đều.

 Cả hai mẫu này tiến hành phá mẫu trong 2h bằng bộ phá mẫu COD ở

nhiệt độ 105oC. Sau đó để nguội và đo bằng máy so màu để đo kết

quả.

Trường hợp đã có sẵn thuốc thử:

 Mẫu thử: lấy 5 ml nước thải cho vào ống nghiệm chứa sẵn thuốc thử.

Lắc đều.

 Mẫu trắng: lấy 5 ml nước cất cho vào ống nghiệm chứa sẵn thuốc thử.

Lắc đều.

 Cả hai mẫu này tiến hành phá mẫu trong 2h bằng bộ phá mẫu COD ở nhiệt độ 105oC. Sau đó để nguội và đo bằng máy so màu để đo kết

quả.

Báo cáo kết quả: sau khi đo đạc, kết quả sẻ được lưu trong máy, lưu trong

sổ theo dõi kết quả thí nghiệm và vi sinh; báo cáo với lãnh đạo, trong trường hợp

chất lượng nước chưa đạt yêu cầu (so sánh với tiêu chuẩn TCVN 5945- 2005) để đưa ra hướng khắc phục. Hàng tháng, tổng hợp các kết quả thí nghiệm trong tháng trình lãnh đạo ký và lưu trong file hồsơ nhà máy.

Từ kết quả thí nghiệm trên ta thấy các chỉ tiêu về pH, COD đều đạt tiêu chuẩn loại A thải ra môi trường (TCVN 5945-2005). Riêng kết quả về màu vẫn còn một số ngày chưa thật sự trong, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Bảng 3.2. Kết quả thí nghiệm kiểm tra pH, COD, Màu

trong tháng 3 năm 2010

Ngày

pH COD (mg/l) Độ màu(cảm quan)

Đầu vào Đầu ra Đầu vào Đầu ra Đầu vào Đầu ra

01/03/2010 9.37 7.40 95 44 Đục Hơi xanh

02/03/2010 7.78 7.58 148 43 Đen Hơi tím

03/03/2010 8.03 7.74 134 42 Hồng Hơi hồng

04/03/2010 8.25 7.64 186 51 Đen Hơi hồng

05/03/2010 8.48 7.11 117 39 Đen Hồng

08/03/2010 7.82 7.78 46 45 Hồng Hồng

09/03/2010 7.76 7.92 90 71 Đen Hồng

10/03/2010 8.16 7.59 180 30 Đen Trong

11/03/2010 7.58 7.61 71 19 Đục Hồng

12/03/2010 7.74 7.74 142 16 Hồng Trong

15/03/2010 8.06 7.71 139 22 Đen Trong

16/03/2010 6.94 7.46 100 20 Trong Trong

17/03/2010 6.96 7.15 80 15 Đen Trong

18/03/2010 6.86 7.32 191 8 Trong Trong

19/03/2010 7.48 7.32 82 15 Đen Trong

22/03/2010 7.24 7.20 60 14 Hồng Hơi xanh

23/03/2010 7.63 7.43 95 25 Vàng nhạt Hơi xanh

24/03/2010 8.35 7.36 70 16 Xanh đen Đục

25/03/2010 8.14 7.52 79 14 Đen Hơi xanh

26/03/2010 8.58 7.49 115 36 Đục Hơi hồng

29/03/2010 7.80 7.60 63 12 Tím Hơi hồng

30/03/2010 8.51 7.50 455 13 Đen Trong

31/03/2010 7.93 7.40 969 21 Đen Trong

TCVN

5945-2005

cột A 6 đến 9 50

Dưới đây là một số hình ảnh tại nhà máy xử lý nước tập trung

khu công nghiệp Sóng Thần 2

Hình 3.24. Hố thu gom Hình 3.25. Hố thu gom

Hình 3.26. Bểđều hòa Hình 3.27. Bể hiếu khí lúc thổi khí

Hình 3.28. Bể hiếu khí lúc thổi khí Hình 3.29. Bể hiếu khí lúc thổi khí

Hình 3.30. Bể hiếu khí lúc lắng Hình 3.31. Bồn lọc áp lực

Hình 3.32. Bể khử trùng Hình 3.33. Máy ép bùn

Hình 3.34. Bùn sau khi ép Hình 3.35. Bể chứa bùn

Hình 3.36. Bảng điều khiển mô tơ Hình 3.37. Mô tơ

Hình 3.38. Máy tách rác tinh Hình 3.39. Bảng điều khiển toàn hệ thống

Hình 3.40. Toàn cảnh nhà máy Hình 3.41. Toàn cảnh hệ thống xử lý

CHƯƠNG 4

BIỆN PHÁP XỬ LÝ, QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CHO KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 2 TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý nước thải cho khu công nghiệp sóng thần 2 bình dương đến năm 2020 (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)