4.2. Biện pháp quản lý nước thải cho khu công nghiệp Sóng Thần 2 đến năm 2020
4.2.1. Biện pháp công nghệ
4.2.1.1. Đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp sản xuất với 3 ngành nghề chính
là chế biến thực phẩm, dệt nhuộm và xi mạ. Do đó, đối với biện pháp công nghệ có thể đưa ra quy trình xử lý nước cho 3 ngành nghề trên.
a/ Công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm
Nguồn nước thải chế biến thực phẩm chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc
có nguồn gốc thực vật hoặc động vật. Chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật đa phần là các bon - hydrat chứa ít chất béo và protein nên dễ dàng bị phân huỷ bởi vi sinh. Chất thải có nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo khó bịphân huỷ bởi vi sinh vật. Các cơ sở chế biến thực phầm thường gây ô nhiễm mùi và nước thải trong nhiều trường hợp cũng góp phần quan trọng gây ô nhiễm mùi.
Xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí: Biện pháp này dùng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước và các thành phần gây ô nhiễm thành các chất vô cơ không gây ô nhiễm.
Xử lý bằng phương pháp sinh học kị khí: Biện pháp này dùng các vi sinh
vật kị khí để phân hủy các chất hữu cơ và các thành phần gây ô nhiễm trong nước.
Cơ chế phân hủy này diễn ra trong điều kiện kị khí nên có thể áp dụng cho những
nơi có quỹ đất hẹp và không có mặt thoáng lớn; có thể áp dụng trong khu vực đông dân cư.
Xử lý bằng phương pháp lọc sinh học: Xử lý sinh học nói chung rất phù
hợp đối với các loại nước thải công nghiệp thực phẩm do bản chất dễ thối rữa và
dễ phân huỷ của chất ô nhiễm
b/ Công nghệxử lý nước thải dệt nhuộm
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Theo tính toán
từ các loại hoá chất sử dụng như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện
ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất ôxy hoá... đã có hàng trăm loại hoá chất độc hại. Các hóa chất này hoà tan dưới dạng ion và các chất kim loại nặng khó phân hủy đã làm tăng thêm tính độc hại và gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng không những trong thời gian trước mắt mà còn ảnh hưởng lâu dài. Vì thế trước khi thải ra môi trường, nước thải loại này cần được xử lý triệt để, tránh gây ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trường sống.
Quá trình xử lý ướt của công nghiệp dệt nhuộm thải ra nước thải chứa tinh bột, axit, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, kim loại nặng và một số loại muối v.v… gây
ô nhiễm môi trường. Công nghệ đưa ra phải xử lý được các yếu tố sau:
- Cân bằng được độ pH (6,5-8,5)
- Xử lý được các loạt hoá chất, KL có trong nước thải
- Xử lý được màu, mùi
- Tách thành phần kim loại
Xử lý nước thải dệt nhuồm gặp phải khó khăn khi trong nước có chứa 1 số chất oxyhoá để tẩy màu. Vì vậy cần chú ý trong quá trình xử lý.
Qua thực tế, thiết bị xử lý dệt nhuộm có thể xử lý hiếu khí và các vật liệu hấp phụ. Mục đích là để hấp phụ màu, mùi. Tuy nhiên, do tính chất của nước thải, thời gian lưu chứa trong bể tương đối lâu. Vì vậy phải có thể tích lớn thì bể xử lý mới đạt hiệu quả.
c/ Công nghệ xử lý nước thải xi mạ
Xửlý nước thải xi mạ là một vấn đề đòi hỏi công nghệ xửlý đảm bảo xử lý trung hoà được các thành phần axit, tách được các loại kim loai như kẽm (Zn),
đồng (Cu), crôm (Cr)...
Quy trình công nghệ phải đáp ứng các yếu tố:
-Khắc phục các nhược điểm của công nghệ xử lí nước cũ như không xử lý hết amoni (NH4+), axit, crôm (Cr).
-Tận dụng tối đa được các hố móng cốt thép và thiết bị hiện tại có thể làm giảm chi phí đầu tư và thời gian thi công, lắp đặt.
-Công nghệ xử lí phải có tính hiệu quả cao, nước thải sau khi xử lí phải đạt tiêu chuẩn thải theo TCVN5949-2005 (cột B).
-Công nghệ xử lí phải có chi phí vận hành hợp lý, quy trình vận hành đơn giản, tin cậy vừa đảm bảo hiệu quả xử lí vừa phù hợp với đặc điểm của nguồn thải
là lưu lượng nhỏ, không liên tục, thành phần ô nhiễm dao động lớn.
Thiết bị gồm:
-Khối điều hoà lưu lượng và thành phần nước thải, gồm bể chưá điều hoà I
và II. Khối này tạo điều kiện làm việc ổn định cho các công trình xử lí tiếp sau trong trạm xử lí .
-Khối xử lí Crôm, Ni, Cu, Zn... gồm thiết bị khử .
-Khối keo tụ – lắng gồm thiết bị điều chỉnh pH-1, thiết bị trộn – phản ứng keo tụ & thiết bị lắng lamell có nhiệm vụ loại bỏ kim loại nặng & cặn lơ lửng ra khỏi dòng nước thải .
-Khối lọc cát : gồm các bể lọc cát, loại bỏ hầu hết các loại cặn lơ lửng và kim loại nặng còn sót lại trong dòng nước ở công đoạn trước đó .
-Khối xử lí NH4+ và kim loại khác: gồm bể chứa trung gian, bể điều chỉnh
pH-2 và tháp làm thoáng có nhiệm vụ loại bỏ toàn bộ NH4+, kim loại khác trong dòng nước thải bằng phưng pháp thổi khí ở pH cao
Nguyên lí làm việc của dây chuyền công nghệ
Dòng thải có chứa kim loại từ nguồn phát được thu gom về bể chưa điều hoà, sục khí bằng không khí nén tăng cường quá trình đồng đều hoá nước thải và tránh hiện tượng cặn lửng lắng xuống đáy bể trong thời gian lưu lại tại bể. Hiện tượng này làm giảm thể tích làm việc hữu ích của bể.
pH của nước thải được điều chỉnh tự động bởi hệ chuẩn pH tự động và hoá chất điều chỉnh môi trường đưa vào bể được khuấy trộn mạnh.
Từ các nguồn phát thải, dòng thảicủa quá trình tẩy rỉ, rửavà mạ Zn, Cu, Ni theo đường ống thu gom về bể chứa điều hoà II.
Nước thải có chứa các bông keo tụ chuyển sang bể lắng dưới tác dụng của trọng lực sẽ bị lắng xuống đáy bể.
Tại bể lọc cát, phần cặn lơlửng và kim loại nặng.
Bùn cặn lắng từ bể lắng lamell định kỳ được tháo về sân phơi bùn, nướctừ sân phơi bùn quay trở về bể điều hoà II để xử lí lại còn bùn ẩm định kì được xúc ra khỏi sân phơi bùn vàđem chôn lấp đúng nơi quy định.
Điều chỉnh pH-2 lên một giá trị thích hợp cho quá trình xử lí NH4 bằng phương pháp làm thoáng thổi khí.
Định kì rửa bể lọc cát bằng nước rửa lọc được bơm rửa lọc bơm từ bể chứa nước sạch tới. Nước rửa lọc quay trở lại bể chứa điều hoà II để xử lí lại.