Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý nước thải cho khu công nghiệp sóng thần 2 bình dương đến năm 2020 (Trang 74 - 79)

4.2. Biện pháp quản lý nước thải cho khu công nghiệp Sóng Thần 2 đến năm 2020

4.2.2. Biện pháp hành chính

4.2.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp

Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung

Ban quản lý các KCN cần được UBND các cấp (tỉnh, huyện), Bộ TN&MT

và các Bộ, ngành khác ủy quyền để trở thành một chủ thể đầy đủ, có quyền và chịu

trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý môi trường bên trong KCN và triển khai các quy định bảo vệ môi trường liên quan.

Việc ủy quyền đầy đủ này trước hết thể hiện ở mặt tổ chức. Ban quản lý

(BQL) các KCN cần được tăng cường tổ chức chuyên trách về bảo vệ môi trường theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP bằng việc thành lập Phòng Quản lý môi trường thuộc BQL nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường KCN của BQL các KCN và tạo cơ chế “một cửa” giúp các doanh nghiệp đầu tư trong KCN thuận lợi hơn trong việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thứ hai, BQL các KCN cần được giao đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trường bên trong KCN với vai trò là đơn vị chủ trì thực hiện:

- Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư vào KCN;

- Kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử các công trình xử lý chất thải của dự

án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư vào KCN trước khi đi vào hoạt động chính thức;

- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các dự án, cơ sở sản xuất kinh

doanh trong KCN theo cam kết của báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường KCN đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN;

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN;

- Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các

cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN.

Sở TN&MT, cần thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương, chịu trách nhiệm:

- Xây dựng, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường KCN trong phạm vi quyền hạn;

- Thẩm định, tổ chức thu phí bảo vệ môi trường của các KCN;

- Phối hợp và hỗ trợ BQL các KCN thực hiện các nhiệm vụ do BQL các KCN là chủ trì thực hiện.

Bên cạnh đó, Sở TN&MT cũng cần phối hợp và hỗ trợ BQL các KCN thực hiện các nhiệm vụ do BQL các KCN là chủ trì thực hiện.

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường KCN, vận hành và đảm bảo hoạt động của hệ thống xử lý chất thải KCN, tham gia ứng phó các sự cố môi trường trong KCN...

Triển khai mô hình kinh doanh dịch vụ môi trường với sự tham gia của các doanh nghiệp bằng hình thức hợp đồng cung cấp dịch vụ và nghĩa vụ các bên và được rằng buộc bởi những cơ chế và chế tài cụ thể.

Tăng cường thực thi pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường KCN

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường KCN cần triển khai đồng bộ các giải pháp:

- BQL các KCN cần tăng cường chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường, cũng như tăng cường công tác kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, sau khi xác nhận bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường của các dự án đầu tư trong KCN;

- BQL các KCN chủ trì và phối hợp chặt chẽ với Sở TN&MT, Sở Công an (Phòng Cảnh sát môi trường) tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong KCN;

- Cương quyết đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài; truy tố trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo

vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng;

- Tăng cường hoạt động giám sát nguồn thải của các KCN; tăng cường hệ thống các trạm quan trắc liên tục,tự động tại các nguồn thải.

Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường KCN

Cần phát huy tối đa vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường KCN nhằm nâng cao hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường với chi phí thấp

nhất. Điều này rất quan trọng đối với Việt Nam trong điều kiện còn thiếu hụt ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường.

Cần rà soát, đánh giá và điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể đối với các quy định trong việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các công cụ kinh tế còn thiếu như phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, giấy phép ô nhiễm, hệ thống ký quỹ và hoàn trả...

Quán triệt và triển khai hiệu quả Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt trong việc áp dụng các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp.

Tạo các nguồn vay ưu đãi (quỹ vay, đối tượng vay, các hình thức ưu đãi, các cơ chế đặc biệt) cho các dự án đầu tư bảo vệ môi trường trong KCN.

Địa phương ban hành các cơ chế phạt đối với hình thức vi phạm của doanh nghiệp và thưởng đối với các sáng kiến tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường phù hợp với các quy định hiện hành.

Tăng cường công cụ thông tin trong bảo vệ môi trường KCN

Khẩn trương tổ chức thực hiện việc công bố thông tin và dân chủ cơ sở liên quan đến bảo vệ môi trường KCN theo các nội dung được quy định tại Điều 103, Điều 104 và Điều 105 Luật bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thông tin; đảm bảo thông tin, số liệu về môi trường KCN đầy đủ và cập nhật thường xuyên.

Công khai công tác bảo vệ môi trường của các KCN, các doanh nghiệp

trong KCN, cũng như các doanh nghiệp không nằm trong KCN trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, trang tin điện tử), nhằm tạo sức ép đối với các doanh nghiệp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường và động viên, khuyến khích những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Xác lập cơ chế thông tin, tăng cường tuyên truyền phổ biến luật và quy chuẩn về môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin môi trường các KCN.

4.2.2.2. Đẩy mạnh việc triển khai công tác bảo vệ môi trường của chính khu công nghiệp [1],[2]

a/ Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống xử lý chất thải tập trung của khu công nghiệp

Chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN cần xây dựng và hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đảm bảo đến 31/12/2010, tất cảc các KCN đang hoạt động đều phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung (theo Thông tư 08/2009/TT-BTNMT). Các hạng mục này cần được thiết kế đúng và phù hợp điều kiện thực tế; xây dựng, lắp đặt đúng thiết kế; duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động của KCN.

Thường xuyên giám sát hoạt động của các công trình kể trên thông qua lượng điện tiêu thụ (lắp đặt đồng hồ điện có kẹp chì riêng), sổ nhật ký vận hành, hóa đơn, phiếu xuất nhập hóa chất phục vụ hệ thống xử lý nước thải tập trung, lắp đặt thiết bị giám sát tự động lưu lượng nước thải và một số thông số ô nhiễm chính.

Chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN cần xây dựng các khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại từ các doanh nghiệp trong KCN theo quy định.

b/ Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện nghiêm túc việc

xử lý chất thải

Tất cả các doanh nghiệp trong KCN có nước thải phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN. Trường hợp KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì từng doanh nghiệp phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài.

c/ Thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc và báo cáo môi trường

Chủ đầu tư và các doanh nghiệp trong KCN thực hiện nghiêm túc việc tự quan trắc theo đúng cam kết và tuân thủ chế độ báo cáo thường xuyên cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Yêu cầu bắt buộc các trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động giám sát chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường. Số liệu được truyền tự động và liên tục về các cơ quan quản lý môi trường quốc gia và địa phương.

d/ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các mô hình quản lý và công nghệ thân thiện môi trường

Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật

về bảo vệ môi trường đối với chủ doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và chủ các dự án đầu tư trong KCN.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chỉ tiêu và mục tiêu bảo vệ môi trường của KCN và doanh nghiệp trong KCN, các mô hình quản lý và công nghệ thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý nước thải cho khu công nghiệp sóng thần 2 bình dương đến năm 2020 (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)