Phân tích bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán tiền mặt tại hợp tác xã thương mại dịch vụ và môi trường hiệp an (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT CỦA HỢP TÁC XÃ TMDV&MT HIỆP

2.7. Phân tích báo cáo tài chính

2.7.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

2.7.1.2. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang

Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp để đánh giá được

sự tăng, giảm và biến động kết cấu trong tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Qua phân tích sẽ thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn nói chung hay từng

khoản mục nói riêng, thay đổi về công nợ, vốn chủ sở hữu, tiền, hàng tồn kho.

Sau khi thu thập số liệu từ bảng cân đối kế toán qua các năm, tác giả tiến hành tính

toán và phân tích theo bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Phân tích chiều ngang tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch giá trị

2018/2017

Chênh lệch giá trị 2019/2018

Giá trị (đồng)

Giá trị (đồng)

Giá trị (đồng)

Mức chênh lệch (đồng)

Tỷ lệ chênh lệch (%)

Mức chênh lệch (đồng)

Tỷ lệ chênh lệch (%)

Tài sản ngắn

hạn 5.217.321.804 7.111.848.586 8.130.210.825 1.894.526.782

36,31 1.018.362.239 14,32

Tài sản dài

hạn 1.689.737.481 823.969.407 1.594.430.190 (865.768.074)

(51,24) 770.460.783 93,51

Tổng tài sản 6.907.059.285 7.935.817.993 9.724.641.015 1.028.758.708

14,89 1.788.823.022 22,54

Nợ phải trả 4.087.787.022 5.152.764.341 6.103.743.137 1.064.977.319

26,05 950.978.796 18,46

Vốn chủ sở

hữu 2.819.272.263 2.783.053.652 3.620.897.878 (36.218.611)

(1,28) 837.844.226 30,11

37

a) Giai đoạn 2017-2018:

Nhìn chung, tổng tài sản của doanh nghiệp trong thời gian này tăng 14,89% tương ứng với 1.028.758.708 như vậy, quy mô tài sản đã tăng so với năm trước. Tài sản ngắn hạn tăng 1.894.526.782 chiếm 36,31% nhưng tài sản dài hạn lại giảm 865.768.074 tương ứng 51,24%, nhưng do tài sản ngắn hạn bù đắp tài sản dài hạn nên phần tài sản năm nay tăng so với năm trước.

❖ Tài sản:

Đối với phần tài sản ngắn hạn, năm 2018 tăng do với 2017, nguyên nhân chủ yếu là do:

-Tiền tăng 25.7% tương ứng 814.789.278 đồng, chủ yếu là tiền mặt cho thấy khả năng thanh toán của công ty tốt.

- Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 52,84% tương ứng 1.080.391.622 đồng.

Đối với tài sản dài hạn, giảm chủ yếu là do tài sản cố định giảm 51.24% , tương ứng 865.768.074 đồng.

❖ Nguồn vốn:

Đối với phần nguốn vốn: Chủ yếu nợ phải trả tăng 26.05% tương ứng 1.064.977.319 đồng. Vốn chủ sở hữu giảm 1,28%, tương ứng 36.218.611 đồng. b) Giai đoạn 2018-2019

Qua bảng tổng hợp trên, ta nhận thấy tổng tài sản tăng 22.54% tương ứng 1.788.823.022 so với năm trước. Đối với tài sản ngắn hạn, năm 2019 tăng 1.018.362.239 tương ứng 14.32%. Tài sản dài hạn tăng 770.460.783 tương ứng 93.51%, tăng ít hơn so với tài sản ngắn hạn. Trong đó:

Tài sản ngắn hạn tăng do:

- Tiền tăng 4,23% tương ứng 168.630.663 đồng chủ yếu là tiền mặt, chiếm tỷ

lệ ít hơn so với hai năm 2017 và 2018.

- Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 27.14% tương ứng 848.069.769 đồng

- Tài sản ngắn hạn khác tăng 192.55% tương ứng 1.661.808 đồng

Tài sản dài hạn trong giai đoạn này tăng do mua sắm phương tiện vận tải và đầu

tư thiết bị mới do đó tài sản cố định tăng 93.51% tương ứng 770.460.783 đồng

Nguồn vốn:

38

Đối với phần nguồn vốn, tăng 22,54% tương ứng 1.788.823.022 đồng, trong đó:

- Nợ phải trả tăng 950.978.796 chiếm 18,46% chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng.

- Vốn chủ sở hữu tăng 30.11% tương ứng 837.844.226 đồng.

c) Nhận xét qua 2 giai đoạn

Qua những phân tích trên, nhận thấy tình hình tài sản và nguồn vốn có biến động nhưng không nhiều. Đối với tài sản, tăng theo thời gian từ 6.907.059.285 (năm

2017) đến 7.935.817.993 (năm 2018) tiếp tục tăng lên đến 9.724.641.015 (năm

2019). Mức tăng chủ yếu này là do tài sản ngắn hạn, trọng yếu ở khoản mục tiền; tài sản dài hạn cũng tăng nhưng không đáng kể với nguyên nhân khoản mục tài sản cố định giảm vào 2018 và tăng vào 2019 nhưng giá trị lại thấp hơn so với 2017 vì tình hình mua sắm tài sản cố định không xảy ra liên tục.

Tương tự như tài sản, tình hình nguồn vốn tăng qua các năm trong đó nợ phải trả tăng nhưng vốn chũ sở hữu lại giảm vào năm 2018, từ 2.819.272.263 (năm

2017) giảm còn 2.783.053.652 (năm 2018) nhưng lại tăng lên 3.620.897.878 (năm

2019).

Như vậy, qua 3 năm 2017, 2018, 2019 tình hình tăng về cả tài sản và nguồn vốn nhưng không đáng kể, đảm bảo chi trả các khoản nợ và đáp ứng được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.7.1.3. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc:

Bên cạnh những phân tích về chênh lệch của cơ cấu tài sản và nguồn vốn qua các năm, để làm rõ hơn về tình hình biến động này, tác giả tiến hành phân tích theo chiều dọc như bảng 2.8 như sau:

39

Bảng 2.8. Phân tích chiều dọc tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh

lệch cơ cấu 2019/201

8

Chênh lệch cơ cấu 2018/201

7

Giá trị (đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (đồng)

Tỷ trọng (%)

Tài sản

ngắn hạn 5.217.321.804 75,54 7.111.848.586 89,62 8.130.210.825 83,60 (14,08) (6,02)

Tài sản dài

hạn 1.689.737.481 24,46 823.969.407 10,38 1.594.430.190 16,40 14,08 6,02

Tổng tài

sản 6.907.059.285 100 7.935.817.993 100 9.724.641.015 100 0 0

Nợ phải

trả 4.087.787.022 59,18 5.152.764.341 64,93 6.103.743.137 62,77 5,75 (2,16)

Vốn chủ sở

hữu 2.819.272.263 40,82 2.783.053.652 35,07 3.620.897.878 37,23 (5,75) 2,16

Nguồn: Tác giả tổng hợp a) Giai đoạn 2017-2018:

Đối với phần tài sản, tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng từ 75,54% vào đầu kỳ đến 89,62% vào cuối kỳ, tăng 14,08%. Khoản mục tăng nhiều nhất là tiền từ 45,91% đến 50,23% tăng 4,32% và các khoản phải thu ngắn hạn từ 29,6% đến 39,38% tăng 9,78%. Tài sản dài hạn có xu hướng giảm từ 24,46% vào đầu kỳ còn 10,38% vào cuối kỳ, giảm 14.08%, nguyên nhân giảm này chủ yếu tập trung vào khoản mục tài sản cố định với tỷ lệ giảm tương ứng 14,08%.

Đối với nguồn vốn, nợ phải trả có xu hướng tăng từ 59,18% vào đầu kỳ lên đến 64,93% vào cuối kỳ tăng 5,75% chủ yếu dựa vào mức tăng của nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu giảm từ 40,82% xuống còn 35,07% giảm 5,75%.

b) Giai đoạn 2018-2019:

40

Đối với phần tài sản, tài sản ngắn hạn trong giai đoạn từ 2018-2019 giảm không đáng kể từ 89,62% xuống 83,60% giảm 6,02%. Nguyên nhân giảm do xu hướng giảm của tiền, tiền giảm từ 50,23% xuống 42,72% giảm 7,51% .Phải thu ngắn hạn khác tăng từ 39.38% đến 40,86% tăng 1,48% và tài sản ngắn hạn khác tăng từ 0.01 đến 0,03%, chỉ tăng 0,02%.

Đối với phần nguồn vốn, nợ phải trả giảm từ 64,93% xuống 62,77% giảm 2.16%. Vốn chủ sở hữu tăng từ 35,07% đến 37,23% tăng 2,16%.

b) Nhận xét qua hai giai đoạn:

Qua kết quả phân tích theo từng giai đoạn, nhận thấy biến động cơ cấu tài sản

và nguồn vốn qua các năm không tăng cũng không giảm đều mà theo xu hướng giảm ở giai đoạn giữa và tiếp tục tăng lên vào giai đoạn cuối. Cụ thể như sau:

Về phần tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn, hầu như doanh nghiệp tập trung vào phần tài sản ngắn hạn nhiều hơn. Phần tài sản ngắn hạn này giảm 14,08% ở giai đoạn đầu và giảm xuống 6,02 % vào giai đoạn cuối. Ngược lại tài sản dài hạn lại giảm ở giai đoạn đầu và tăng vào giai đoạn cuối với tỷ lệ tương ứng, từ 24,46% (năm 2017) xuống 10,38 (năm 2018) và tăng lên 16,04% (năm 2019). Tương tự, phần tài sản, tỷ trọng nợ phải trả chiếm cao hơn, tăng ở giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn cuối. Như vậy doanh nghiệp đã giảm phần tài sản dài hạn để tăng cường khoản tài sản ngắn hạn, nghĩa là doanh nghiệp không

sử dụng phần tài sản của mình để đầu tư hay góp vốn sinh lời. Công ty nên sử dụng khoản tài sản ngắn hạn một cách hợp lý như đầu tư vào công ty con, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, không nên dự trữ khoản ngắn hạn quá nhiều.

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán tiền mặt tại hợp tác xã thương mại dịch vụ và môi trường hiệp an (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)