CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT CỦA HỢP TÁC XÃ TMDV&MT HIỆP
2.7. Phân tích báo cáo tài chính
2.7.3. Phân tích các chỉ số tài chính
2.7.3.1. Nhóm khả năng thanh toán:
❖ Chỉ số thanh toán hiện hành:
46
Phân tích chỉ số này nhằm xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ
phải trả trong ngắn hạn. chỉ số này còn thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản
ngắn hạn với nợ ngắn hạn, là thước đo khả năng thanh toán của công ty. Chỉ tiêu
này được xác định như sau:
Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Qua thu thập số liệu từ bảng cân đối kế toán, tác giả tính toán chỉ số thanh toán hiện
hành được kết quả thể hiện trên bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11 Chỉ số thanh toán hiện hành qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chênh lệch 2018/2017
Chênh lệch 2019/2018
Tài sản ngắn hạn
5.217.321.804 7.111.848.586 8.130.210.825 36,31% 14,32%
Nợ ngắn hạn 4.087.787.022 5.152.764.341 6.103.743.137 26,05% 18,46%
Chỉ số thanh toán
hiện hành 1,28 1,38 1,33 0,10 (0,05)
Nguồn: Tác giả tổng hợp Sau khi tổng hợp được kết quả như bảng trên, ta nhận thấy rằng chỉ số thanh
toán hiện hành không ổn định. Năm 2018 hệ số thanh toán hiện hành của công ty
tăng từ 1,28 lần lên 1,38 lần, tức tăng 0,1 lần so với năm 2017. Đến năm 2019, hệ
số này giảm từ 1,38 lần xuống còn 1,33 lần, tức giảm 0,05 lần so với 2018.
Nguyên nhân của hiện tượng tăng trong giai đoạn 2017-2018 là do tốc độ tăng
của tài sản ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, cụ thể chênh lệch của
tài sản ngắn hạn chiếm 36,31% trong khi nợ ngắn hạn chỉ chiếm 26,05%. Như vậy,
trong giai đoạn này cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,38 đồng tài sản ngắn hạn đảm
bảo. Tuy nhiên, ngược lại với giai đoạn trước, giai đoạn từ 2018-2019, chỉ số này
lại giảm và tốc độ tăng cảu tài sản ngắn hạn lại thấp hơn tốc độ tăng của nợ ngắn
hạn với tài sản ngắn hạn chiếm 14,32% và 18,46% đối với nợ ngắn hạn. Điều đó
47
chứng tỏ tài sản của công ty có thể đủ để đảm bảo cho các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn, mức độ rủi ro trong kinh doanh thấp. Tuy nhiên, trong những năm tới để đảm bảo an toàn hơn cho tình hình tài chính, công ty cần tăng tỷ suất để tăng khả năng chi trả các khoản nợ.
❖ Chỉ số thanh toán nhanh:
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn và chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Chỉ số này giúp phản ánh khả năng thanh toán thực của công ty, giúp người đọc biết được công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc khoản tương đương tiền để thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này được thể hiện như sau:
Hệ số thanh toán nhanh =
Tiền+Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn+Khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
Số liệu từ bảng cân đối kế toán được tác giả tổng hợp và tính toán nhằm phân tích khả năng thanh toán của Hợp tác xã TMDV&MT Hiệp An được thể hiện qua bảng 2.12 Như sau:
Bảng 2.12. Chỉ số thanh toán nhanh qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch %
2018/2017
Chênh lệch % 2019/2018 Tiền và
khoản phải
thu
5.215.804.618 7.110.985.518 8.127.685.949 36,34 14,30
Nợ ngắn hạn 4.087.787.022 5.152.764.341 6.103.743.137 26,05 18,46
Chỉ số thanh
toán nhanh 1,28 1,38 1,33 0,10 (0,05)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Từ kết quả tổng hợp trên, ta có thể nhận thấy rằng: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp không đều. Cụ thể vào năm 2017, chỉ số thanh toán nhanh đạt được là 1,28 nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,28 đồng tài sản có khả năng thanh toán
48
cao đảm bảo. Tương tự, chỉ số này có xu hướng tăng vào năm 2018, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,38 đồng tài sản có khả năng thanh toán cao đảm bảo, tức tăng 0,1 đồng so với 2017. Khác với giai đoạn trước, chỉ số này giảm vào năm 2019, 1 đồng
nợ ngắn hạn thì có 1,33 đồng tài sản có khả năng thanh toán đảm bảo, giảm 0,05 đồng so với 2018. Điều đó cho thấy, khả năng thanh toán của công ty qua các năm được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên, khả năng thanh toán đang ở mức thấp, công
ty cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc quay vòng vốn đầu tư và vốn vay và
nỗ lực cải thiện khả năng thanh toán sẽ yên lòng các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng, nhà cung cấp và khách hàng.
2.7.3.2 Nhóm khả năng sinh lời:
❖ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản, trong đó nó phản ánh một đồng tổng tài sản được doanh nghiệp huy động vao sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, tác giả tiến hành tính toán và phân tích được thể hiện trong bảng 2.13 như sau:
Bảng 2.13 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch
2018/2017
Chênh lệch 2019/2019
Doanh thu thuần 7.640.329.468 6.986.532.498 8.526.713.486 (653.796.970) 1.540.180.988
Tổng tài sản bình
quân 4.711.287.161 7.421.438.639 8.830.229.504 2.710.151.478 1.408.790.865 Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản (%) 162,17 94,14 96,56 (68,03) 2,42
Nguồn: Tác giả tổng hợp Hiệu suất sử dụng tổng tài sản có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2017, chỉ tiêu này là 162,17% nghĩa là cứ mang 100 đồng đầu tư vào tài sản thì sẽ thu về 162,17 đồng. sang năm 2018, chỉ tiêu này giảm 68,03 đơn vị % , đưa chỉ tiêu về
49
mức 94,14% .Nhưng có dấu hiệu tăng nhưng không đáng kể, tăng 2,42 đơn vị %, chỉ tiêu được tăng lên đến 96,56%, tương ứng 96,56 đồng doanh thu thì nhận được
100 đồng tài sản cố định.
Nguyên nhân là do bình quân tổng tài sản tăng qua các năm từ 4.711.287.161 (năm 2017), tăng vọt đến 7.421.438.639 (năm 2018) và đến 8.830.229.504 (năm
2019), tuy nhiên doanh thu thuần lại giảm trong giai đoạn 2017-2018 nhưng tăng vào năm 2018-2019. Tuy hiệu quả sử dụng tổng tài sản khá cao nhưng biến động không đều qua các năm, công ty sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu hiệu quả nhưng chỉ số này có xu hướng thấp hơn so với năm 2017, chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu đang giảm.
❖ Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với tài sản được đem vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này được thể hiện bằng công thức như sau:
ROA= Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản Tác giả thu thập số liệu từ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tổng hợp được số liệu cũng như tính tỷ suất lợi nhuận trên tài sản theo bảng 2.14 như sau:
Bảng 2.14 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch
%2018/2017
Chênh lệch % 2019/2018 Lợi nhuận sau
thuế (894.243.246) 645.012.410 438.333.385 (172,13) (32,04)
Tổng tài sản 6.907.059.285 7.935.817.993 9.724.641.015 14,89 22,54
Tỷ suất lợi nhuận
trên tài sản (12,95) 8,13 4,51 21,07 (3,62)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Từ kết quả phân tích, ta nhận thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản không ổn định và chiếm tỷ lệ rất thấp. Năm 2017 chiếm âm 12,95% do lợi nhuận sau thuế trong thời
50
điểm này giảm mạnh. Sang đến 2018, ROA có tiến triển, tăng lên 8,13% tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,07%. Nhưng sự tiến triển này không lâu, ROA lại tiếp tục giảm mạnh vào 2019, giản cón 4,51% tương ứng giảm 3,63%. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng là do sự tăng mạnh của lợi nhuận và ngược lại. Cụ thể vào năm 2017, lợi nhuận lỗ 894.243.246 khi tổng tài sản là 6.907.059.285 đồng. Đến 2018, lợi nhuận đạt 645.012.410 đồng và tổng tài sản cũng tăng so với năm trước, đạt 7.935.817.993 đồng. Năm 2019, lợi nhuận giảm còn 438.333.385 đồng và tài sản tăng đến 9.724.641.015 đồng. Qua 3 năm liên tiếp, chỉ số này không chiếm được đến 10%, điều này chứng tỏ mức độ hiệu quả trong sử dụng tài sản chưa cao và doanh nghiệp đang vay nợ nhiều nhưng lại kinh doanh không hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách và kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình.
❖ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ số này thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Chỉ số này được xác định như sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Từ Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả thu thập số liệu và tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu theo kết quả như bảng 2.15 như sau:
51
Bảng 2.15 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu qua các năm
Nguồn: Tác giả tổng hợp Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm 2017,2018,2019 có xu hướng biến động. Năm 2017 chiếm âm 31,71%, tỷ lệ khá cao
do thời điểm này hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rơi vào tình trạng
lỗ, cũng là lý do khiến tỷ số ở thời điểm này giảm khá mạnh. Sau thời gian thua lỗ, doanh nghiệp tiến triển vào năm 2018 với ROE chiếm 23,18%, tăng tương ứng 54,9% hay một đồng vốn của chủ sở hữu nhận được 23.18 đồng lợi nhậun. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra không lâu khi đến năm 2019, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lại giảm còn 12,11%, giảm tương ứng 11,07%, cụ thể một đồng vốn của chủ sở hữu nhận được 12,11 đồng lợi nhuận. Từ những biến động trên cho thấy mức
độ sử dụng vốn của doanh nghiệp không hiệu quả.
2.7.3.3. Nhóm khả năng hoạt động:
❖ Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, nó cho biết trong kỳ doanh nghiệp có bao nhiêu lần thu được các khoản phải thu. Chỉ số này được thể hiện như sau:
Vòng quay các khoản phải thu= Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Nhằm đánh giá biến động vòng quay các khoản phải thu qua các năm, bảng 2.16 được tác giả tổng hợp các chỉ tiêu như sau:
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch
%2018/2017
Chênh lệch % 2019/2018 Lợi nhuận sau thuế (894.243.246) 645.012.410 438.333.385 (172,13) (32,04)
Vốn chủ sở hữu 2.819.272.263 2.783.053.652 3.620.897.878 (1,28) 30,11
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu (31,72) 23,18 12,11 54,90 (11,07)
52
Bảng 2.16 Hệ số vòng quay các khoản phải thu qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch
2018/2017
Chênh lệch 2019/2018
Doanh thu
thuần 7.640.329.468 6.986.532.498 8.526.713.486 (653.796.970) 1.540.180.988 Các khoản
phải thu bình
quân
2.103.479.814 2.585.008.083 3.549.238.778 481.528.269 964.230.695
Vòng quay các
khoản phải thu
(vòng)
4 3 2 (1) (1)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Từ những kết quả tổng hợp được, ta nhận thấy vòng quay các khoản phải thu giảm điều qua các năm. Năm 2017, số vòng quay là 4, tương tự giảm còn 3 (năm
2018) và còn 2 (năm 2019). Nguyên nhân chính là do doanh thu thuần năm 2018 giảm 653.796.970 đồng trong khi chênh lệch các khoản phải thu bình quân là 481.528.268. Đến năm 2018, doanh thu lại tăng đến 1.540.180.988 và các khoản phải thu bình quân cũng tăng tương ứng 964.230.695 đồng nên số vòng quay các khoản phải thu giảm tương ứng. Hệ số vòng quay qua các năm cao cho thấy sự hiệu quả trong khả năng thu hồi khoản phải thu và nợ từ khách hàng, cũng là dấu hiệu để các nhà đầu tư nhận thấy doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu dựa vào tiền mặt.
❖ Kỳ thu tiền bình quân
Kì thu tiền bình quân của một công ty là dấu hiệu cho thấy hiệu quả của các hoạt động quản lí khoản phải thu. Các doanh nghiệp phải có khả năng quản lý kỳ thu tiền bình quân để đảm bảo họ hoạt động diễn ra bình thường. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Kỳ thu tiển bình quân= Số ngày trong năm
Vòng quay khoản phải thu
Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động quản lý khoản phải thu của Hợp tác xã, tác giả tính toán và phân tích được thể hiện qua bảng 2.17 như sau:
Bảng 2.17 Kỳ thu tiền bình quân qua các năm
53
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch
2018-2017
Chênh lệch 2019-2018
Ngày trong
năm (ngày) 365 365 365 0 0
Vòng quay
khoản phải
thu (vòng)
4 3 2 -1 -1
Kỳ thu tiền
bình quân
(ngày)
91,25 121,67 185,5 30,42 63,83
Nguồn: Tác giả tổng hợp Dựa vào vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân được tính toán và
có xu hướng biến động như sau: Đối lập với vòng quay khoản phải thu giảm qua các năm thì kỳ thu tiền bình quân lại tăng. Điều đó cho thấy vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân tỷ lệ nghịch với nhau.
Trung bình khoản phải thu thì được thu 4 lần một năm. Điều này cho thấy bình quân trong vòng 91 ngày vào năm 2017 thì sẽ nhận được tiền bán chịu tức là công
ty sẽ đòi được nợ trong khoản thời gian này. Đến năm 2018, trung bình khoản phải thu thì được thu 3 lần một năm, bình quân trong vòng 121 hoặc 122 ngày thì nhận được tiền bán chịu. Tương tự đến năm 2019, trong vòng 185 hoăc 186 ngày công ty
sẽ nhận được tiền bán chịu với trung bình khoản phải thu 2 lần một năm.
Nhìn chung, kỳ thu tiền bình quân của công ty khá cao, cho thấy công ty bán chịu hàng hóa hoặc thời gian bán chịu tương đối dài, trên 30 ngày. cho thấy khả năng thu hồi nợ chậm, không có đủ thời gian thanh toán hết các nghĩa vụ tài chính của mình. Doanh nghiệp cần áp dụng chính sách thu nợ mạnh tay để rút ngắn khoảng thời gian đó.
54