2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
2.1.2. Điều kiện về khí tượng
- Các yếu tố khí hậu và thời tiết nói chung đều có liên quan và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên thông qua các quá trình phát tán chất ô nhiễm trong không khí, thanh lọc không khí, rửa trôi các chất ô nhiễm tích tụ trên mặt đất, gây ngập úng khu vực, phân hủy các chất thải…
- Khi dự án đi vào hoạt động, các yếu tố khí hậu ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm vào môi trường xung quanh. Do đó, việc theo dõi và nghiên cứu đặc điểm khí hậu vùng dự án là điều hết sức cần thiết.
Căn cứ vào kết quả quan trắc hàng năm của Trạm Khí tượng Thủy văn Vũng Tàu và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu năm 2014 xuất bản tháng 6/2015, điều kiện khí hậu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xác định như sau:
Khu vực Dự án chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với chế độ nhiệt tương đối ổn định, khí hậu trong năm được chia thành 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau có các đặc điểm chung như sau:
Nhiệt độ
Nhìn chung nhiệt độ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dao động tương đối lớn. Nhiệt
độ tháng cao nhất vào khoảng 30,30C (tháng 5) và nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 25,00C
(tháng 1). Khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu nhìn chung mát mẻ, rất phù hợp với du lịch, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày. Nhiệt độ trung bình năm: 27,790C.
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (đơn vị tính: 0C)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tháng 1 26,30 25,80 26,20 26,20 25,00
Tháng 2 27,10 26,00 25,00 27,20 25,50
Tháng 3 28,30 27,30 28,30 28,20 27,40
Tháng 4 29,50 27,70 27,70 29,70 29,60
Tháng 5 30,80 29,00 29,10 30,00 30,30
Tháng 6 29,50 28,30 27,60 28,70 28,30
Tháng 7 28,40 27,80 28,00 28,10 28,00
Tháng 8 27,90 28,20 28,60 28,10 29,30
Tháng 9 28,60 27,80 26,30 27,90 27,30
Tháng 10 27,30 27,80 28,00 27,90 28,10
Tháng 11 27,30 27,70 27,40 27,60 27,50
Tháng 12 26,70 26,30 27,90 26,90 27,20
Cả năm 28,14 27,48 27,51 28,04 27,79
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh BR-VT xuất bản năm 2015)
Độ ẩm
Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa và vùng. Độ ẩm trung bình năm 2014 là 77,71%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 82,40% (tháng 9) và tháng có độ ẩm thấp nhất là 71,60% (tháng 12).
Bảng 2.2 Độ ẩm tương đối bình quân các tháng trong năm (đơn vị tính: %)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tháng 1 78,00 78,00 78,00 75,00 71,60
Tháng 2 80,00 76,00 78,40 73,00 78,40
Tháng 3 75,00 76,00 77,00 75,00 76,20
Tháng 4 76,00 78,00 79,30 75,00 74,10
Tháng 5 75,00 80,00 79,00 72,00 75,80
Tháng 6 79,00 82,00 78,90 80,00 82,40
Tháng 7 81,00 83,00 80,90 81,00 81,70
Tháng 8 83,00 82,00 79,60 80,00 80,10
Tháng 9 81,00 82,00 83,90 81,00 80,00
Tháng 10 85,00 83,00 78,80 80,00 79,80
Tháng 11 83,00 80,00 78,20 79,00 76,90
Tháng 12 79,00 79,00 72,50 77,00 75,50
Cả năm 79,58 79,92 78,71 77,33 77,71
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh BR-VT xuất bản năm 2015)
Gió
Có 3 chế độ gió điển hình tại khu vực nghiên cứu:
- Gió Bắc và Đông Bắc xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc độ 1 - 5m/s;
- Gió chướng xuất hiện vào mùa khô có tốc độ 4 - 5m/s;
- Gió Tây và Tây Nam có tốc độ 3 - 4 m/s thường xuất hiện vào mùa mưa.
Khu vực nghiên cứu cũng như toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ít bị ảnh hưởng của bão lớn nhưng chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Tần suất bão là 5-10% (20 năm có một trận bão vừa và 100 năm có một trận bão lớn).
Nắng
Chế độ nắng trong khu vực này được phân chia theo hai mùa rõ rệt, tổng số giờ nắng vào mùa khô cao hơn nhiều so với tổng số giờ nắng trong mùa mưa. Số giờ nắng trung bình trong năm 2014 là 2.682giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3 (296 giờ) và tháng có số giờ nắng thấp nhất là 160 giờ (tháng 12).
Bảng 2.3 Số giờ nắng các tháng trong năm (Đơn vị tính: giờ)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tháng 1 138 158 132 201 208
Tháng 2 274 244 250 233 256
Tháng 3 289 203 256 288 296
Tháng 4 308 250 265 203 273
Tháng 5 257 222 250 237 263
Tháng 6 234 194 196 156 173
Tháng 7 206 203 199 157 189
Tháng 8 174 238 243 187 214
Tháng 9 211 151 139 141 207
Tháng 10 124 221 217 187 205
Tháng 11 169 200 214 186 238
Tháng 12 142 150 225 112 160
Cả năm 2.526 2.434 2.586 2.288 2.682
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh BR-VT xuất bản năm 2015)
Lượng mưa:
Khu vực dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến 11. Mưa nhiều tập trung vào 7 tháng mùa mưa, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm và 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm. Khu vực Dự
án nằm trong khu vực vành đai phía Nam, thuộc vùng có lượng mưa và số ngày mưa thấp nhất trong toàn tỉnh. Lượng mưa trung bình năm 2014: 1.376,5mm.
Bảng 2.4 Lượng mưa các tháng trong năm (Đơn vị tính: mm)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tháng 1 52,60 1,20 0,20 7,10 0,00
Tháng 2 - - 35,90 0,90 0,00
Tháng 3 5,20 1,50 30,60 0,00 0,00
Tháng 4 - 80,10 236,90 104,00 39,20
Tháng 5 57,20 193,00 74,20 98,90 69,30
Tháng 6 240,30 120,40 141,50 192,30 320,70
Tháng 7 155,90 258,40 198,10 229,90 352,20
Tháng 8 258,90 144,30 161,70 270,50 140,90
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tháng 9 119,60 234,20 190,00 220,00 194,40
Tháng 10 473,30 143,20 97,70 113,70 208,80
Tháng 11 57,50 171,50 11,10 110,00 11,40
Tháng 12 1,40 35,50 20,80 17,60 39,60
Cả năm 1.421,90 1.383,30 1.198,7
0 1.364,90 1.376,50
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh BR-VT xuất bản năm 2014)
Độ bền vững khí quyển
Độ bền vững khí quyển được xác định theo tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm. Theo bảng phân loại của Passquill (bảng 2.5), đối với khu vực miền Đông Nam Bộ, độ bền vững vào những ngày nắng, tốc độ gió nhỏ là: A, B; ngày có mây là C, D; ban đêm độ bền vững khí quyển thuộc loại E, F.
Bảng 2.5 Phân loại độ bền vững khí quyển (Passquill, 1961)
Tốc độ
gió tại độ
cao (m/s)
Bức xạ mặt trời ban ngày Độ che phủ mây ban
đêm
Biên độ mạnh > 60
Biên độ vừa
35 – 60
Biên độ yếu 15 – 35
Nhiều mây < 4/8
Ít mây
> 3/8
< 2 A A – B B E F
2 A - B B C D E
4 B B – C C D D
6 C C – D D D D
> 6 C D D D D
Ghi chú: A - Rất không bền vững D - Trung hòa
B - Không bền vững vừa E - Bền vững
C - Không bền vững yếu F - Rất bền vững
Độ bền vững khí quyển A, B, C hạn chế khả năng phát tán chất ô nhiễm lên cao và đi xa. Khi tính toán và thiết kế hệ thống xử lý khí thải cần tính cho điều kiện phát tán bất lợi nhất (loại A) và tốc độ gió nguy hiểm.
Ở khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, biên độ mặt trời trung bình tháng thay đổi từ 56 đến 90 độ. Từ tháng 2 đến tháng 11, biên độ mặt trời lớn hơn 60 độ. Độ dài ban ngày
từ 11 giờ 20 phút đến 12 giờ 40 phút. Tốc độ gió trung bình 3,2 m/s nên khí quyển thuộc loại không bền vững vào ban ngày. Vào mùa khô, ban đêm trời thường ít mây nên khí quyển thuộc loại bền vững E - F, vào mùa mưa nhiều mây, độ bền vững khí quyển thuộc loại E hoặc D.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác
Bão và áp thấp nhiệt đới: Ở Nam Bộ nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói
riêng rất ít khi có bão và áp thấp nhiệt đới. Nếu có bão cũng chỉ có gió đạt cấp 9 -
10. Thời kỳ có bão và áp thấp nhiệt đới tập trung vào tháng 5 - tháng 11. Hướng di chuyển của bão ảnh hưởng vào các hoạt động ngoài khơi, hiếm khi có cơn bão hay
áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào đất liền. Năm 2006, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 9 (bão Durian) gió giật trên cấp 11 làm 47 người chết, 6.021 căn nhà bị sập, 40.000 căn nhà bị tốc mái, 13 ghe tàu bị chìm, 7 người bị mất tích,....
Giông tố: Trong những năm gần đây, Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 35 - 40
ngày có giông tố. Trong đó từ tháng 5 - 11 (thời kỳ mùa mưa) là giai đoạn có nhiều giông tố nhất. Các cơn giông thường gây gió giật mạnh, mưa lớn và hay kèm theo hiện tượng phóng điện trong khí quyển (sấm chớp).
2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn
Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.
Sông được bắt nguồn từ huyện Long Thành, chảy theo hướng đông - nam, qua Nhơn Trạch, đến huyện Tân Thành đổi hướng theo hướng nam đổ ra biển tại vịnh Gành Rái. Ở phía hạ lưu sông có các nhánh nối liền với hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Lưu vực sông thị Vải là nguồn tiếp nhận nước thải từ các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Thành như: Gò Dầu, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Cái Mép.
Thượng nguồn sông Thị Vãi có tọa độ là 10028 vĩ độ Bắc và 107014 kinh độ Đông và cửa Sông có tọa độ 10028 vĩ độ Bắc và 107000 kinh độ Đông .
Sông có tổng chiều dài khoảng 76 km, chiều rộng trung bình 400 – 650m, độ sâu trung bình 22m, nơi sâu nhất 60m., đoạn chảy theo hướng nam làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Nhơn Trạch, Thành phố Hồ Chí Minh và Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu. Cả lưu vực sông với địa hình trũng thấp tạo thành khu chứa nước mặn rộng lớn khi triều cường. Biên độ triều rất cao,khoảng 492cm, lưu tốc dòng chảy
trung bình từ 50 – 100cm/s, cực đại là 133 cm/s. Sông thị vải chịu tác động lớn của thủy triều từ biển nên có ảnh hưởng rất lớn tới sự vận chuyển của chất thải.
Chế độ thủy triều: Triều lên lúc 4 -9h sáng và 16 – 23h đêm, triều xuống lúc 9 – 16h và 23 – 4h sáng hôm sau. Mực nước sông trung bình thay đổi từ 39 – 35cm. Mực nước cao nhất đã quan trắc được là + 180 cm, mực nước thấp nhất là – 329
cm. Gía trị trung bình của độ lớn thủy triều là 310 cm, độ lớn thủy triều lớn nhất là
465 cm và độ lớn thủy triều nhỏ nhất là 414 cm. Lưu lượng nước cực đại pha triều rút là 3.400 m3/s. Lưu lượng nước cực đại pha triều lên là 2.300 m3/s. Lưu lượng nước mùa khô là 200 m3/s thấp nhất 40 – 50 m3/s. Lưu lượng nước mùa mưa 350 –
400 m3/s. Tốc độ dòng chảy lớn nhất có thể đạt tới 150 cm/s.
(Nguồn: Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ Môi Trường,2015)