Giai đoạn vận hành

Một phần của tài liệu Báo cáo DTM nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (Trang 96 - 123)

3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG

3.1.2. Giai đoạn vận hành

Những chất ô nhiễm và các nguồn phát sinh trong giai đoạn hoạt động sản xuất của dự án được trình bày trong Bảng 3.15.

Bảng 3.15 Các chất ô nhiễm và các nguồn phát sinh trong giai đoạn hoạt động

của dự án

Chất ô nhiễm Nguồn phát sinh

Nguồn tác động liên quan đến chất thải

Bụi, khí thải, mùi

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận chuyển, nhiên, nguyên liệu và thành phẩm; phương tiện ra vào nhà máy của cán bộ, công nhân viên và khách hàng;

- Hơi hóa chất, khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất (công đoạn điện phân anodizing );

- Khí thải phát sinh từ hoạt động nấu ăn của nhà máy;

- Bụi và Khí thải phát sinh từ lò hơi

- Bụi và khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng

- Mùi, khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải, trạm tập trung chất thải rắn.

Nước thải

- Nước thải sinh hoạt từ các hoạt động của công nhân, nhân viên trong nhà máy;

- Nước thải phát sinh từ hoạt động nấu ăn của nhà máy;

- Nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh sàn nhà xưởng;

- Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất (công đoạn điện phân anodizing và công đoạn đánh sọc).

- Nước thải từ hệ thống xử lý hơi hóa chất;

- Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải;

- Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi

- Nước mưa chảy tràn.

Chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân, nhân viên trong nhà máy;

- CTRCN không nguy hại phát sinh từ hoạt động văn phòng và hoạt động sản xuất: giấy, bìa carton, nhựa, bao bì, pallete bằng

gỗ, mạt nhôm, miếng nhôm vụn, nhãn mác hỏng,…

Chất thải nguy hại CTNH phát sinh: dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu/hóa chất, bao

Chất ô nhiễm Nguồn phát sinh

bì dính hóa chất; mực in thải, hộp mực in thải, bóng đèn huỳnh quang thải, thùng phuy dính dung môi, hóa chất hết hạn sử dụng, bùn thải từ trạm XLNT, cặn bột màu, cặn hóa chất, bao bì chứa hóa chất…

Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Tiếng ồn, độ rung,

nhiệt dư

- Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển trong nhà máy;

- Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ máy móc, thiết bị từ hoạt động sản xuất.

- Nhiệt dư từ quá trình đốt nhiệt lò hơi để cung cấp cho quá trình hoạt động của chuyền điện phân anode.

Các tác động khác - Tác động đến kinh tế, xã hội;

- Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông.

Rủi ro, sự cố

- Tai nạn lao động;

- Sự cố cháy nổ;

- Sự cố tràn đổ nguyên liệu, hóa chất trong quá trình vận chuyển;

- Sự cố rò rỉ hóa chất, nhiên liệu;

- Sự cố kho hóa chất;

- Sự cố rò rỉ ống thoát nước và sự cố tại trạm xử lý nước thải;

- Sự cố rơi vãi chất thải nguy hại.

3.1.2. 1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải

3.1.2. 1.1. Nguồn gây tác động đến môi trường không khí

a. Bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển nhiên liêu, nguyên vật liệu và sản phẩm của dự án; phương tiện ra vào nhà máy của cán bộ, công nhân viên và khách hàng

Các phương tiện giao thông ra vào dự án không chỉ gây ra sự xáo trộn lôi cuốn bụi mặt đất mà quá trình sử dụng nhiên cũng phát sinh ra các nguồn ô nhiễm. Với đặc trưng của ngành sản xuất, Công ty có nhu cầu sử dụng các phương tiện vận tải (xe tải, xe bốc dỡ các nguyên vật liệu…) cũng như xe gắn máy do công nhân viên trong công ty sử dụng. Trong quá trình vận hành, các phương tiện này sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng, dầu nên khi đốt sẽ sinh ra các chất ô nhiễm không khí. Nguồn ô nhiễm sinh ra từ các phương tiện giao thông vận tải là nguồn phân tán, không chỉ tập trung trong khuôn viên của Công ty mà còn phát tán trên đường vận

chuyển do các loại xe luôn lưu thông trên đường. Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải mang đặc trưng của khí thải do đốt nhiên liệu, thành phần chứa chủ yếu là bụi, SO2, NOx, CO, CO2, THC.

Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và khó khống chế, không cố định nên việc khống chế và kiểm soát rất khó khăn.

Lượng khí thải sinh ra tuỳ thuộc vào tính năng kỹ thuật của các phương tiện. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào chế độ vận hành, thí dụ lúc khởi động, chạy nhanh, chạy chậm, khi thắng (phanh).

Bảng 3.16 Thành phần khí độc hại trong khói thải của các phương tiện giao

thông

Loại xe/nhiên liệu SO2

(g/km) NOx (g/km) CO (g/km) CO2

(g/km)

Bụi (g/km)

Xe 2 bánh/xăng 0,03 0,23 17,00 15,45 0,2

Xe hơi, xe tải

nhẹ/xăng 0,18 0,30 3,8 189,00 0,07

(Nguồn: Đinh Xuân Thắng, 2003. Ô nhiễm không khí. NXB Đại học Quốc gia TP.HCM)

Bảng 3.17 Thành phần khí độc hại trong khói thải tuỳ thuộc vào chế độ vận

hành của các phương tiện giao thông

Thành phần

khí độc hại

(%)

Chế độ làm việc của động cơ Chạy chậm Tăng tốc độ Ổn định Giảm tốc độ Xăng Diezen Xăng Diezen Xăng Diezen Xăng Diezen

Khí CO 7,0 Vết 2,5 0,1 1,8 Vết 2,0 Vết

Hydrocacbon 0,5 0,04 0,2 0,02 0,1 0,01 1,0 0,03

NOx (ppm) 30 60 1050 850 650 250 20 30

Aldehyde 30 10 20 20 10 10 300 30

(Nguồn: Đinh Xuân Thắng, 2003. Ô nhiễm không khí. NXB Đại học Quốc gia TP.HCM)

Như vậy, quá trình hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu làm phát sinh một lượng các chất ô nhiễm vào môi trường. Tuy nhiên, do khu vực

dự án nằm trong khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 cách xa khu dân cư cũng như quãng đường vận chuyển dài nên tác động đến môi trường xung quanh, đặc biệt là người dân là không đáng kể. Hơn nữa, các nguồn phát sinh này hoàn toàn có thể được giảm thiểu nếu có sự quản lý chặt chẽ của đơn vị vận chuyển trong công tác

bảo vệ môi trường trong khu vực dự án và khu vực xung quanh.

b. Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất, các nguồn gây ô nhiễm bụi chủ yếu bao gồm:

- Bụi phát sinh từ các công đoạn bốc dỡ nguyên liệu và công đoạn đóng gói sản phẩm thành phẩm là nguồn bụi phân tán và không thường xuyên nên không thể xác định chính xác tải lượng ô nhiễm trong từng công đoạn riêng lẻ.

- Bụi nhôm phát sinh từ công đoạn cắt, CNC và dập, đánh sọc.

Bụi nhôm sinh ra có các kích thước khác nhau, thể hiện ở các dạng :

+ Bụi lơ lửng (TSP) là tổng các hạt bụi có đường kính khí động học ≤ 100 m. + Bụi PM10 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học ≤ 10 m. + Bụi PM2,5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học ≤ 2,5 m.

- Tham khảo từ các nhà máy có tính chất, công suất và máy móc thiết bị tương tự

dự án, nồng độ bụi đo được trong khu vực sản xuất dao động từ 0,23 – 1,62 mg/m3, đạt tiêu chuẩn cho phép trong khu vực sản xuất (8 mg/m3, quy định đối với các loại bụi hữu cơ và vô cơ tổng cộng, Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002).

- Bụi nhôm khi thải ra ngoài môi trường không khí sẽ bay lơ lửng trong không khí, được mưa và độ ẩm tích tụ xuống đất gây ô nhiễm nguồn đất, nước mặt và nước ngầm của khu vực. Vì vậy sẽ gây nguy hại đến sức khỏe công nhân làm việc trong nhà máy như gây ra các bệnh về hô hấp, gây tổn thương cho da, dị ứng mắt ,các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra bụi nhôm làn ảnh hưởng đến sinh vật sống trong môi trường do trong thành phần bụi nhôm hợp kim có chứa nhiều kim loại nặng.

- Ngoài ra, trong quá trình sơn màu trong quá trình điện phân anode (pha bột màu vào bồn nước) sẽ phát sinh ra bụi bột màu. Tuy nhiên do chỉ sử dụng lượng nhỏ bột màu (1- 2%) nên lượng bụi phát sinh không lớn.

- Mặt khác, bụi nhôm và bụi bột màu phát sinh chỉ xảy ra trong khu vực nhà sản xuất và chỉ ảnh hưởng đến công nhân làm việc tại khu vực này. Do đó, bên cạnh việc chú trọng trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân, chủ đầu tư cũng sẽ có những biện pháp thích hợp để giảm thiểu tối đa các tác động có thể phát sinh. Tác động này sẽ được giảm thiểu nhờ áp dụng các biện pháp giảm thiểu sẽ được trình bày trong Chương 4.

c. Hơi hóa chất trong quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất của nhà máy tiêu thụ nhiều loại hóa chất cùng lúc, gồm các loại như acid mạnh (H3PO4, H2SO4), dung dịch kiềm mạnh NaOH,...

Hơi hóa chất ( như hơi axit, hơi bazơ,..) sinh ra trong quá trình tàng trữ nguyên liệu là các loại hóa chất, quá trình sử dụng hóa chất trong phân xưởng điện phân anod .

Các hơi hóa chất bay hơi thường rất độc hại gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh và gây hại đến sức khỏe con người như hơi axit H3PO4, H2SO4....

Hơi axit gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như hít phải acid đậm đặc

sẽ gây kích ứng mạnh cho đường hô hấp, mà biểu hiện cụ thể là khó thở, nghiêm trọng hơn là phù phổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu hít phải acid thường xuyên, chúng ta sẽ dễ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thanh quản, men răng bị bào mòn và phá hủy dần dần.

Đối với NaOH, nếu hít phải sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, nếu hít quá nhiều có thể làm hỏng phổi, gây tắc thở, ngất hoặc thậm chí là tử vong.

Các hơi hóa chất này có thể sẽ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Do đó, chủ đầu tư cũng sẽ có một số biện pháp giảm thiểu thích hợp đối với nguồn tác động này.

d. Khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất, các nguồn gây phát sinh khí thải như mùi, khí thải từ hóa chất sử dụng và khí thải từ quá trình điện phân anode như là công đoạn tẩy nhờn, công đoạn tẩy rửa nhôm bằng hóa chất, điện phân - ăn mòn bề mặt tạo lỗ li ti.

Tại các công đoạn của quá trình điện phân anode, sau khi nhúng nhôm sản phẩm vào các bể chứa các loại hóa chất như CH4O3S, NaOH, H2SO4, H3PO4...sẽ phát sinh ra khí Hidro (H2) và khí SO2cụ thể như sau:

Tại công đoạn tẩy nhôm bằng hóa chất có sử dụng những loại hóa chất như NaOH, H2SO4, H3PO4 + H2SO4, H2SO4 + H2O2.

• Đối với tẩy nhôm bằng NaOH sẽ xảy ra phản ứng hóa học như sau:

2Al + 2NaOH + 2H2O = 2NaAlO2 + 3H2

• Đối với tẩy nhôm bằng H2SO4 sẽ xảy ra phản ứng hóa học như sau:

2Al + H2SO4 + H2O2 = Al2(SO4) + 2H2O

• Đối với tẩy nhôm bằng H3PO4 + H2SO4 đậm đặc ở 1000C sẽ xảy ra phản ứng hóa học như sau:

2Al + 2H3PO4 = 3H2 + 2AlPO4

2Al + 6H2SO4đđ + H2O2 = Al2(SO4) + 6H2O + 3SO2

Al +H2O = Al(OH)3 + H2

• Đối với tẩy nhôm bằng H2SO4 + H2O2 sẽ xảy ra phản ứng hóa học như sau:

2Al + H2SO4 + H2O2 = Al2(SO4) + 2H2O

Đối với công đoạn điện phân – ăn mòn bề mặt tạo lỗ li ti sử dụng H2SO4 sẽ xảy ra phản ứng hóa học như sau:

Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2 ↑

Khí H2 và khí SO2có khả năng phân tán rộng và khó thu hồi triệt để.

Công nhân làm việc ở quá trình điện phân trong thời gian dài sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe như bị phế nang phổi, ung thư khi tiếp xúc lâu dài với khí SO2. Ngoài ra nếu không có biện pháp quản lý tốt thì khí H2 sẽ dễ gây ra cháy nổ ở điều kiện nhiệt độ thích hợp. Do đó, chủ đầu tư cũng sẽ có một số biện pháp giảm thiểu thích hợp đối với nguồn tác động này.

e. Khí thải phát sinh từ kho hóa chất

Kho chứa hóa chất của công ty chứa rất nhiều loại hóa chất cung cấp cho hoạt động sản xuất của nhà máy như H2SO4, NaOH, H3PO4, .... Những loại hóa chất này gây ra mùi hôi, khí thải, hơi hóa chất phát tán vào môi trường không khí. Khi công nhân tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với hóa chất sẽ gây ra một số bệnh như Kích thích gây khó chịu, gây dị ứng, gây ngạt, tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng, gây ung thư...

Tuy nhiên, khí thải phát sinh tại kho chứa hóa chất chỉ phát tán ở phạm vị rất nhỏ trong khu vực nhà máy do kho hóa chất của nhà máy sẽ được bố trí ở khu vực riêng biệt và thông thoáng để hạn chế tác động đến khu vực xung quanh. Tuy vậy, chủ đầu tư cũng sẽ có một số biện pháp giảm thiểu thích hợp đối với nguồn tác động này và được trinh bày trong chương 4.

f. Khí thải lò hơi

Để cấp nhiệt cho quá trình sản xuất nhà máy đã sử dụng nồi hơi để cấp nhiệt cho quá trình sản xuất. Hiện tại nhà máy sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu chính để đốt cho lò hơi đó là dầu DO, công suất 3 tấn/h phục vụ cho sản xuất.

Khí thải của lò hơi đốt dầu DO sẽ làm phát sinh các sản phẩm cháy chủ yếu là CO2, CO, NOx, SO2, SO3 và hơi nước....

Tải lượng ô nhiễm của dầu DO

Lượng khí thải khi đốt dầu DO ít thay đổi. Nhu cầu không khí cần cấp cho đốt cháy hết 1 kg dầu D.O là V020 = 10,6 m3/kg, Lượng khí thải sinh ra khi đốt hết 1

kg dầu DO là : Vc20 ≈ 11,5 m3/kg ≈ 13,8 kg khí thải/ 1kg dầu.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải : Với dầu DO đúng theo tiêu chuẩn chất lượng, khi đốt cháy trong lò hơi sẽ có nồng độ các chất trong khí thải như trong bảng sau:

Bảng 3.18: Nồng độ các chất trong khí thải lò hơi đốt dầu DO trong

(Nguồn: Kết quả tổng hợp của Công ty TNHH MTV XD-TM-DV Môi Trường Đông Á)

Đối tượng, quy mô tác động

Do lò hơi được bố trí tại khu vực riêng biệt nên khí thải phát sinh do hoạt động của lò hơi chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân làm việc gần lò hơi và không khí khu vực dự án, đồng thời, nếu không có các biện pháp quản lý tốt, có thể gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh khu vực dự án. Biện pháp giảm thiểu khí thải phát sinh do hoạt động của lò hơi được trình bày trong chương 4.

g. Mùi và khí thải phát sinh từ khu vực lưu trữ chất thải rắn, HTXL nước thải

Mùi phát sinh từ trạm tập trung chất thải rắn

Mùi phát sinh từ trạm tập trung chất thải rắn chủ yếu là quá trình lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt, quá trình lưu trữ này sẽ phát sinh các khí gây mùi khó chịu từ việc lên men phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ. Thông thường chất thải rắn sẽ phân hủy sau một ngày lưu trữ. Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ bao gồm CO2, NH3, H2S, CO,… Trong đó, các khí gây mùi chủ yếu là NH3 và H2S.

Mùi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Đối với mùi, khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy, mùi không phát sinh trên toàn công trình xử lý mà chỉ phát sinh ở một số công trình đơn vị như bể thu gom – song chắn rác và bể chứa bùn. Thành phần khí phát sinh chủ yếu là NH3 và H2S, các khí này có khả năng gây mùi nên có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh. Do đó, chủ đầu tư sẽ đưa

ra các biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu tối đa tác động này.

k. Khí thải phát sinh từ hoạt động nấu ăn của nhà máy

Hoạt động nấu nướng của nhà mày sẽ làm phát sinh khí thải, nhiệt, hơi dầu mỡ,

… Tuy nhiên, bếp nấu được sử dụng nhiên liệu gas, là nhiên liệu sạch nên sẽ không gây tác động đáng kể đến môi trường xung quanh.

Tham khảo số liệu của các nhà máy có tính chất tượng tự dự án, chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực nhà ăn thấp hơn nhiều so với quy định cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT, cụ thể được trình bày trong Bảng 3.19.

Bảng 3.19 Kết quả đo đạc chất lượng không khí xung quanh khu vực nhà ăn

Chỉ tiêu

Tiếng ồn (Leq)

(dBA)

Bụi

(mg/m3)

NOx

(mg/m3)

SO2

(mg/m3)

CO

(mg/m3)

Kết quả đo đạc 61,5 0,1 0,05 KPH 2,00

QCVN 05:2013/BTNMT

(trung bình 1 giờ) - 0,3 0,2 0,35 30

QCVN 26:2010/BTNMT

(trung bình 1 giờ) 70 - - - -

(Nguồn: Kết quả tổng hợp của Công ty TNHH MTV XD-TM-DV Môi Trường Đông Á)

Qua kết quả đo đạc chất lượng không khí xung quanh khu vực nhà ăn cho thấy nồng độ các chất

ô nhiễm đều đạt quy chuẩn hiện hành. Vì vậy tác động này không đáng kể.

m. Bụi, khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng

Trong giai đoạn hoạt động, nhà máy sẽ lắp đặt máy phát điện dự phòng để đảm bảo cho hoạt động sản xuất của nhà máy được xuyên suốt khi có sự cố mất điện xảy ra. Nhà máy sử dụng 01 máy phát điện dự phòng, với công suất 300 kVA. Nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện là dầu DO. Trong quá trình hoạt động của máy phát điện sẽ sinh ra khí CO, SO2, NOx, VOC và tiếng ồn.

Lượng dầu DO tiêu thụ trong 1 giờ là 0,37kg/KVA. Với tỷ trọng riêng của dầu

DO là 0,85 tấn/m3, lượng dầu DO tiêu thụ: 111 kg/h, tương ứng 130 lít/h.

Lượng khí thải sinh ra từ quá trình đốt cháy 1 kg DO ở 250C (2980K ) được tính theo công thức:

7,5 4, 25 7,5 22, 4

32 100 28 100 2 100 12 100 273

a b c d

V = × + × + × + × × ×T Trong đó:

- a: % lưu huỳnh có trong dầu DO (0,25%)

- b: % Nitơ có trong DO (0,2%)

- c: % hydro có trong dầu DO (22,85%)

- d: % carbon có trong dầu DO (76,7%)

- T: Nhiệt độ khí thải T = 298oK.

Một phần của tài liệu Báo cáo DTM nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (Trang 96 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w