3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
Quá trình thi công xây dựng sẽ làm phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường bởi các hoạt động sau:
- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị ;
- Hoạt động thi công các hạng mục công trình và lắp đặt máy móc, thiết bị của
dự án;
- Hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng.
Các tác động và nguồn gây tác động đến chất thải trong giai đoạn xây dựng dự
án được trình bày cụ thể trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Các tác động và nguồn gây tác động giai đoạn thi công xây dựng dự
án
Stt Chất ô nhiễm Nguồn gây tác động
Nguồn tác động liên quan đến chất thải
1 Bụi, khí thải
- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng;
- Bụi, khí thải phát sinh từ máy móc, thiết bị thi công tại công trường;
- Bụi phát sinh từ quá trình đào đất thi công móng công trình;
- Khí thải phát sinh từ quá trình hàn kim loại;
- Bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng tại công trường.
2 Nước thải
- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng làm việc tại công trường;
- Nước thải từ các hoạt động xây dựng: vệ sinh máy móc, thiết bị thi công, làm sạch mặt đường;
Nước mưa chảy tràn trên công trường xây dựng.
3 Chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân làm việc tại công trường;
- Phế thải vật liệu xây dựng bao gồm các loại đất đá, gạch, xi măng, sắt thép vụn;
-Đất đào từ quá trình đào móng , đóng cọc.
Stt Chất ô nhiễm Nguồn gây tác động
4 Chất thải nguy
hại
Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình xây dựng như: sơn, dầu nhớt, giẻ dính dầu,…
Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
5 Tiếng ồn, độ rung
- Hoạt động của máy móc, thiết bị thi công trên công trường như cần cẩu, xẻ tải, xe lu, máy đầm, máy đóng cọc,…;
- Hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;
- Hoạt động xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị.
6 Ô nhiễm nhiệt - Hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công trên
công trường.
7 Các tác động
khác
- Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông;
- Ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
8 Rủi ro, sự cố
- Sự cố cháy nổ;
- Tai nạn lao động;
- Tai nạn giao thông.
3.1.1.1. Các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
3.1.1.1.1. Nguồn gây tác động đến môi trường không khí
a. Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng
Nguồn phát sinh
Khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển chủ yếu là CO,
SO2, NOx, THC, hơi xăng dầu... gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh, dân cư dọc tuyến đường xe vận chuyển, công nhân đang hoạt động trên công trường.
Mức độ và khả năng giảm thiểu: Nguồn ô nhiễm này không tập trung, thường
bị phân tán và với nồng độ không lớn, hơn nữa quá trình thi công thực hiện trên môi trường rộng, thoáng nên loại ô nhiễm này thường được coi là nguồn ô nhiễm thứ cấp. Mức ô nhiễm không khí do các phương tiện vận chuyển còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đường sá, lưu lượng, chất lượng xe qua lại và số lượng nhiên liệu tiêu thụ.
Tải lượng ô nhiễm
- Tổng khối lượng nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng khoảng 11.426 tấn gồm có 5.442 tấn đá các loại, 2.678 tấn cát, 1.487 tấn xi măng, 968 tấn gạch và
850 tấn sắt, thép (đã trình bày chi tiết tại Bảng 1.3, Chương 1). Toàn bộ lượng nguyên vật liệu được vận chuyển bằng xe có tải trọng trung bình là 15 tấn. Suy ra tổng số lượt xe cần thiết để vận chuyển khoảng 762 lượt xe;
- Kế hoạch đầu tư xây dựng dự kiến thực hiện trong 4 tháng, tương đương 6 ngày/tuần × 4 tuần/tháng × 4 tháng = 96 ngày. Như vậy trung bình mỗi ngày có khoảng 8 lượt xe ra vào công trường;
- Quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu từ các công ty xây dựng thuộc xã
Mỹ Xuân đến khu vực dự án ước tính khoảng 5 km .
Bảng 3.2: Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động vận chuyển nguyên
vật liệu trong 1 ngày
Động cơ Số lượt
xe
Tổng chiều dài quãng đường (km)
Mức tiêu thụ (lít/km)
Tổng lượng xăng (lít)
Xe tải trọng 3,5 –
16,0 tấn 8 10 0,15 12
(Nguồn: Rapid Inventory Techniques In Environment Pollution, WHO, 1993)
Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Ước tính lưu lượng khí thải sinh ra từ quá trình đốt dầu DO là 22,6 m3/kg nhiên liệu (ở 1800C - nhiệt độ khói thải). Với định mức tiêu thu dầu DO như trên và tỷ trọng của dầu DO
là 0,87.
Lưu lượng khí thải do đốt dầu DO: 12 x 0,87 x 22,6 = 235,9 m3/h = 0,06 m3/s
Ước tính quãng đường vận chuyển của mỗi xe là khoảng 10km/xe/2 chiều (từ nơi bán vật liệu xây dựng đến dự án, chủ dự ná dự kiến lấy vật liệu xây dựng tại
Xã Mỹ Xuân). Theo hệ số ô nhiễm đánh giá nhanh của tổ chức Y tế thế giới áp dụng đối với loại xe vận tải sử dụng dầu DO có tải trọng 3,5 – 16,0 tấn. Tổng tải lượng và nồng độ khí thải từ phương tiện giao thông, vận chuyển đất đá thi công ước tính trong bảng dưới đây:
Bảng 3.3 Ước tính tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển
vật liệu xây dựng trong giai đoạn thi công dự án
STT Chất ô
nhiễm
Hệ số ô nhiễm (g/km)
Tổng chiều dài (km/ngày.xe)
Tổng lượt xe (xe/ngày)
Tải lượng (g/ngày)
Tải lượng (mg/s) Nồng độ
(mg/m3)
QCVN 05:2013 /BTNMT (mg/m3)
1 Bụi 0,9 10 8 243 2,81 12,77 0,3
2 SO2 4,29S 10 8 57,9 0,67 3,04 0,35
3 NOx 0,004 10 8 1,08 0,0125 0,06 0,2
4 CO 0,972 10 8 262,4 3,04 13,8 30
5 THC 0,189 10 8 51 0,59 2,68 -
(Nguồn: Rapid Inventory Techniques In Environment Pollution, WHO, 1993)
Ghi chú:
- S: hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu DO = 0,05% (theo Petrolimex);
- Chiều dài đường xe chạy (km.lượt xe/ngày) = số lượt xe (lượt xe/ngày) × khoảng cách vận chuyển (km)
- Tải lượng ô nhiễm (g/ngày) = hệ số phát thải (g/km) × chiều dài đường xe chạy (km/ngày).
Tác động
Khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển phát sinh trong suốt quãng đường vận chuyển, gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh và sức khỏe của người dân sinh sống dọc tuyến đường xe vận chuyển đi qua, các nhà máy trong KCN Mỹ Xuân B1 dọc tuyến đượng xe vận chuyển đi qua. Đây là nguồn thải di động, do đó khí thải sau khi phát sinh sẽ không tập trung một chỗ mà được pha loãng vào môi trường xung quanh làm giảm nồng độ. Bên cạnh đó, sự phát sinh khí thải trong giai đoạn xây dựng là không liên tục, chỉ phát sinh trong thời gian vận chuyển, do đó mức ảnh hưởng là không đáng kể. Tuy nhiên, chủ đầu
tư sẽ có một số biện pháp giảm thiểu nguồn phát sinh chất ô nhiễm này. Biện pháp giảm thiểu sẽ được trình bày trong chương 4.
Tính toán lượng bụi mặt đường do quá trình vận chuyển
Ngoài ra, quá trình vận chuyển nguyên vật liệu còn làm phát sinh một lượng bụi do sự xáo trộn lớp không khí gần mặt đường hoặc do sự ma sát giữa bánh xe và mặt đường làm đất cát bay lên, gây ảnh hưởng đến khu vực dọc tuyến đường vận chuyển.
Tải lượng ô nhiễm
Với số lượt xe để vận chuyển toàn bộ lượng nguyên, vật liệu xây dựng cần thiết ước tính khoảng 8 lượt/ngày, sử dụng xe có tải trọng 15 tấn. Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995, ước tính tải lượng bụi mặt đường trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu cho hoạt động của 01 xe vận chuyển trong 01 ngày như sau:
−
×
×
×
×
×
×
= 365
365 4
7 , 2 48
7 12
, 1
5 ,
7 0 ,
0 w p
W S
k s E
Trong đó:
- E: tải lượng bụi (kg/km.chuyến xe);
- k: hệ số kể đến kớch thước bụi; đối với bụi có kớch thước lớn hơn 30àm → k = 0,8;
- s: hệ số kể đến loại mặt đường; đối với đường dân dụng, s trong khoảng 1,6 ÷
68. Chọn s = 5,7;
- S: tốc độ trung bình của xe, S = 30 km/h;
- W: tải trọng của xe, W = 15 tấn;
- w: số bánh xe, w = 10 bánh;
- p: tổng số ngày mưa, p = 180 ngày/năm.
Như vậy, tải lượng bụi mặt đường ước tính là E = 0,47 kg/km.lượt xe. Số lượt
xe ra vào là 8 lượt/ngày. Vậy tải lượng ô nhiễm bụi mặt đường do hoạt động vận chuyển tính trên 5km là:
Tải lượng bụi/ngày = 0,47 × 5 × 8 = 18,8 kg/ngày.
Tác động
Ô nhiễm bụi phát sinh trên suốt tuyến đường vận chuyển. Mức độ và phạm vi ảnh hưởng phụ thuộc vào khối lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển, vận tốc xe vận chuyển, chiều dài đoạn đường vận chuyển và điều kiện thời tiết trong khu vực. Bụi phát sinh nhiều và lan rộng hơn khi trời có gió và khô hanh. Vì thế, dự án cần quan tâm đến việc giảm thiểu ô nhiễm bụi trong quá trình vận chuyển vào mùa khô bằng các biện pháp như che phủ phương tiện vận chuyển, điều tiết tốc độ xe vận chuyển phù hợp,...
b. Bụi, khí thải phát sinh từ máy móc, thiết bị hoạt động trên công trường
Trong quá trình thi công xây dựng sẽ tập trung các phương tiện và thiết bị hỗ trợ thi công như xe tải, xe lu, xe nâng, máy đóng cọc, máy đập bê tông,... tại công trường. Hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công sẽ làm phát sinh khí thải từ việc đốt cháy các loại nhiên liệu sử dụng như xăng, dầu. Các khí gây ô nhiễm phát sinh bao gồm bụi, SO2, CO, NOx, hydrocacbon,... Các hợp chất này sẽ làm suy giảm chất lượng môi trường không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động làm việc tại công trường.
Số lượng các loại máy móc, thiết bị có sử dụng nhiên liệu phục vụ cho quá trình xây dựng dự án tổng cộng 31 xe, gồm 02 xe lu, 04 máy đào đất, 02 xe ủi, 03 máy cạp đất, 01 cần trục di động, 04 xe ben, 04 máy trộn bê tông, 03 bơm bê tông,
03 máy đầm bê tông, 05 máy đóng cọc (như đã trình bày tại Bảng 1.4, Chương 1). Lượng nhiên liệu tiêu thụ của các phương tiện khác nhau, nhưng theo thực tế vận hành của các thiết bị thi công thì lượng dầu tiêu thụ trung bình một ngày làm việc 8 tiếng của một phương tiện thi công khoảng 70 lít/ngày (tham khảo từ kinh nghiệm thực tế).
Lượng dầu (dầu DO) tiêu thụ một giờ của các máy móc, thiết bị thi công trên công trình là:
31 thiết bị × 70 lít/ngày = 2.170 lít/ngày = 0,271 m3/giờ
Như vậy, khối lượng dầu DO sử dụng trong một giờ là:
M = 0,271 m3/giờ × 0,85 tấn/m3≈ 0,231 tấn/giờ ≈ 231 kg/giờ
(Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng nhiên liệu – dầu – mỡ của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2000) thì tỷ trọng của dầu là 0,85 tấn/m3).
Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Ước tính lưu lượng khí thải sinh ra từ quá trình đốt dầu DO là 22,6 m3/kg nhiên liệu (ở 1800C - nhiệt độ khói thải). Với định mức tiêu thu dầu DO như trên và tỷ trọng của dầu DO
là 0,87, tổng lượng dầu DO tiêu thụ trong 1 ca máy là 560 kg, lưu lượng khí thải tương ứng là 12.656 m3/ca, tương đương 1.582 m3/giờ làm việc (1 ca máy tương đương với 8 giờ làm việc).
Tùy theo công suất sử dụng, tải lượng ô nhiễm có thể tính toán dựa trên các hệ
số tải lượng ô nhiễm của tổ chức y tế thê giới (WHO). Theo thống kê của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), hệ số phát sinh khí thải của động cơ diesel như sau:
Bảng 3.4. Hệ số phát sinh khí thải của động cơ diesel
Chất ô nhiễm Bụi SO2 NO2 CO THC
Hệ số (kg/tấn) 0,71 20S 9,62 2,19 0,791
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 1993 Ghi chú: Slà hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO, S= 0,05%.
Dự trù máy móc thi công chính của dự án, tải lượng khí thải phát sinh từ các máy móc thiết bị thi công tính toán như sau:
Nồng độ khí thải của máy móc, thiết bị thi công được tính toán như sau:
Bảng 3.5. Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện thi công của dự án
STT
Thiết bị, Phương
tiện
Số lượng
Lượng dầu/thiết
bị (lít)
Tổng lượng dầu
DO sử dụng (lít)
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) Bụi SO2 NO2 CO THC
1 Máy đào 4 20 80 0,048 0,69 0,28 1,52 0,55
2 Máy cạp đất 3 15 45 0,027 0,39 0,16 0,85 0,31
3 Cần trục di động 1 30 30 0,018 0,26 0,1 0,57 0,2
4 Máy bơm 3 10 30 0,018 0,26 0,1 0,57 0,2
5 Xe lu 2 20 40 0,024 0,348 0,14 0,76 0,27
6 Xe ủi 2 20 40 0,024 0,348 0,14 0,76 0,27
7 Xe ben 4 20 80 0,048 0,69 0,28 1,52 0,55
8 Máy trộn bê tông 4 20 80 0,048 0,69 0,28 1,52 0,55
9 Máy đóng cọc 5 20 100 0,061 0,87 0,36 1,91 0,69
10 Máy đầm bê tông 3 20 60 0,036 0,052 0,22 0,14 0,41
Tổng 585 0,352 4,598 2,06 10,88 4
Nguồn:(*)Thông tư 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng
Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Ước tính lưu lượng khí thải sinh ra từ quá trình đốt dầu DO là 22,6 m3/kg nhiên liệu (ở 1800C - nhiệt độ khói thải). Với định mức tiêu thu dầu DO như trên và tỷ trọng của dầu DO là 0,87, tổng lượng dầu DO tiêu thụ trong 1 ca máy là 585 kg, lưu lượng khí thải tương ứng là 11.502,27
m3/ca, tương đương 1.582 m3/giờ làm việc (1 ca máy tương đương với 8 giờ làm việc). Nồng độ khí thải của máy móc, thiết bị thi công được tính toán như sau:
Bảng 3.6. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm
Chất ô
nhiễm Tải lượng
(kg/ngày) Tải
lượng (mg/s)
Nồng độ
C1(mg/m3) Nồng độ
chuẩn C(mg/m3)
t=250C, p=1atm
QCVN 19:2009/BTNMT;
Cột B, Kv =1; KP = 1,0 (mg/m3)
Bụi 0,352 9,61 21,84 20 200
SO2 4,598 35,3 80,24 73,5 500
NOX 2,06 35,3 772 707,2 850
CO 10,88 77,5 176 161,2 1.000
THC 4 28,06 63,8 58,4 -
(Nguồn: Rapid Inventory Techniques In Environment Pollution, WHO, 1993)
Ghi chú:
S: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO: 0,05%
QCVN 19:2009/BTNMT; cột B; Kv =0,8; KP = 1,0 (mg/m3): Quy chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; cột B áp dụng đối với cơ sở hoạt động mới; KV = 1 áp dụng cho khu công nghiệp, KP =1,0 lưu lượng thải nhỏ hơn 20.000 m3/h.
Nồng độ chuẩn C = (C1 x 273)/(273+t)
t = 25oC
Nhận xét:
- Nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động của máy móc, thiết bị thi công trên công trường không quá cao, đều đạt tiêu chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT. Điều này chứng tỏ hoạt động của máy móc thiết bị trong quá trình thi công xây dựng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án.
- Tác động này được nhận diện ở mức độ thấp, không đáng kể, phạm vi tác động chủ yếu tại khu vực dự án và có thể kiểm soát và giảm thiểu được bằng các biện pháp thích hợp.
Ngoài ra, vị trí thi công xây dựng dự án nằm trong khuôn viên KCN đã được quy hoạch nên mức độ tác động đến khu dân cư xung quanh không đáng kể, nhưng
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc trên công trường và các doanh nghiệp lân cận. Do đó, để hạn chế những ảnh hưởng, chủ đầu tư sẽ đưa ra một số biện pháp để giảm thiểu sự phát sinh các chất ô nhiễm khi vận hành các máy móc, thiết bị cũng như một số biện pháp bảo hộ lao động khác.
c. Bụi phát sinh từ quá trình đào đất thi công móng công trình
Quá trình đào móng thi công công nhà xưởng và các hạng mục công trình của nhà máy sẽ làm tăng lượng bụi trong khu vực, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí của khu vực dự án và xung quanh dự án.
Tổng thể tích đất đào khoảng 1.152 m3 đất, tương đương 1.728 tấn (tỷ trọng của đất là 1,5 tấn/m3).
Tải lượng ô nhiễm bụi:
Hoạt động đào đất làm nền móng sẽ làm phát sinh bụi. Ngoài lượng bụi, hoạt động đào đất này còn làm phát sinh một lượng bụi do sự xúc tác của gió và tác động cơ học làm khuếch tán bụi vào môi trường không khí từ chính bản thân lượng đất được đào lên.
Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995 thì hệ số phát thải ô nhiễm bụi từ hoạt động đào đất được tính như sau:
1 1
3 3
4
1 1
4 4
4
2, 2 2, 2
0, 0016 0,35 0, 0016 4, 76.10
8,5
2 2
U
E k
M
−
÷ ÷
= × × = × × =
÷ ÷
Trong đó:
- E: hệ số ô nhiễm (kg/tấn)
- k: hệ số không thứ nguyên cho kích thước bụi (k = 0,35)
- U: tốc độ gió trung bình khu vực dự án (U = 4 m/s)
- M: độ ẩm của vật liệu (8,5%).
Với tổng khối lượng đất đào khoảng 1.728 tấn thì lượng bụi phát sinh vào không khí là: 1.728 tấn x 4,76.10-4 (kg/tấn) = 0,82 kg.
Với thời gian thi công hầm móng của dự án khoảng 02 tuần thì lượng bụi phát sinh ước tính là khoảng 0,05 kg/ngày.
Với lượng bụi phát sinh khoảng 0,05 kg/ngày như tính toán ở trên cộng với tính chất bụi này là bụi dễ lắng đọng, không phát tán đi xa vì có kích thước hạt lớn (>75àm) nờn tỏc động do bụi từ hoạt động đào hầm móng cụng trỡnh của dự ỏn không làm ảnh hưởng nhiều đến khu vực xung quanh mà chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân xây dựng trên công trường.
d. Khí thải từ quá trình hàn kim loại
Trong quá trình thi công xây dựng của dự án, khói hàn do gia công hàn cắt kim loại sẽ phát sinh ra các chất ô nhiễm không khí như các oxít kim loại: Fe2O3, SiO2,
K2O, CaO,… tồn tại ở dạng khói bụi, đặc biệt quá trình cháy của que hàn sẽ phát sinh các khí thải khác như: CO, NOx nồng độ của chúng có thể tính như sau:
Bảng 3.7 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói hàn
Stt Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)
2,5 3,25 4 5 6
1 Khói hàn (mg/que hàn) 285 508 706 1.100 1.578
2 CO (mg/que hàn) 10 15 25 35 50
3 NOx (mg/que hàn) 12 20 30 45 70
(Nguồn: Môi trường không khí, Phạm Ngọc Đăng, 2000)
Với đặc điểm hoạt động xây dựng dự án chủ yếu là lắp đặt khung kèo thép (thép không rỉ - thép mạ kẽm) thì hoạt động hàn cơ khí chiếm phần nhiều. Theo ước tính có khoảng 10.000m ống thép cần để thực hiện dự án. Căn cứ theo định mức sử dụng que hàn (tại Công bố 1777/BXD –VP ngày 16 tháng 08 năm 2007
(kg/tấn)