Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

Một phần của tài liệu Báo cáo DTM nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (Trang 128 - 153)

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN

4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng

4.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

4.1.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí

Như đã trình bày, quá trình thi công xây dựng dự án sẽ làm phát sinh một lượng bụi và khí thải ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng môi trường không khí trong khu vực, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc trực tiếp trên công trường. Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trong giai đoạn này là bụi, khí thải từ hoạt động của các phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ thi công xây dựng và các hoạt động thi công trên công trường như đào móng, đóng cọc, bốc dỡ nguyên vật liệu,... Do đó, để hạn chế các tác động tiêu cực trên, đơn vị thi công sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu như sau:

- Tất cả các thiết bị thi công đưa vào sử dụng tại khu vực dự án đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường;

- Các xe vận chuyển vật liệu phải được phủ kín trong quá trình vận chuyển, hạn chế tốc độ khi lưu thông trong khu vực đông dân cư;

- Hạn chế tình trạng tắt nghẽn giao thông bằng cách điều phối hoạt động vận chuyển một cách hợp lý, tránh hoạt động vào các giờ cao điểm;

- Không chuyên chở vật liệu vượt quá trọng tải quy định;

- Triển khai công tác giảm thiểu bụi đất bằng các biện pháp đơn giản như tưới nước các đoạn đường vận chuyển. Giải pháp này không thể xử lý hoàn toàn các loại bụi, nhưng có thể hạn chế tối đa sự phát tán của chúng;

- Thường xuyên dọn dẹp đất đá rơi vãi trên công trường để tránh gia tăng lượng bụi mặt đường và cản trở quá trình thi công;

- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân khi làm các công việc phát sinh nhiều bụi

a. Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu

+ Che bạt bất cứ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu hay đất cát từ công trường thi công, ngăn chặn việc vận chuyển quá tải.

+ Quản lý chặt chẽ khu vực chứa tạm thời vật liệu và phương tiện thi công, tránh việc rò rỉ hay rơi vải vật liệu, xây dựng nhà kho tạm nếu cần thiết để tránh bụi phát tán; Thiết lập các hàng rào để cách ly khu vực thi công.

+ Kiểm soát vận tốc của các phương tiện thi công, quy định về vận tốc vận chuyển trong khu vực thi công gần nhà dân phải đảm bảo tốc độ 10km/h và khu vực bên ngoài KCN là 30km/h.

+ Các phương tiện vận chuyển trước khi dời công trường đều được rửa sạch.

+ Hạn chế sử dụng các phương tiện không đạt tiêu chuẩn về phát thải để giảm thiểu các tác động ô nhiễm không khí.

+ Hạn chế tắc nghẽn giao thông qua việc thực hiện một kế hoạch tổ chức giao thông nhằm tránh việc chạy sai đường qui định. Chủ dự án kết hợp với công an giao thông khu vực nhằm đảm bảo sự an toàn lưu thông cũng như giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động do dự án đến tình hình an toàn giao thông trong khu vực. Bên cạnh đó, có phương án sắp xếp thời gian vận chuyển hợp lý (có thể vào ban đêm) để hạn chế tối đa việc ùn tắc giao thông trong địa bàn.

b. Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của máy móc, thiết bị trong công trường

Kiểm soát khí thải đối với bụi phát sinh do quá trình đốt nhiên liệu của động cơ đốt trong từ các máy móc thi công.

- Tất cả các thiết bị, máy móc phải được kiểm tra và đăng ký tai Cục Đăng kiểm chất lượng theo đúng quy định hiện hành. Chủ thầu xây dựng được yêu cầu phải cung cấp danh sách thiết bị đã được kiểm tra và đăng ký cho Ban Quản lý.

- Cấm sử dụng máy móc, thiết bị kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng hoặc sử dụng nhiên liệu không đạt chất lượng theo quy định.

- Ưu tiên chọn các loại máy móc, thiết bị thi công có mức phát thải thấp.

- Tránh các máy móc, thiết bị tập trung quá nhiều vào một địa điểm.

- Định kỳ bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Vệ sinh sạch sẽ máy móc, thiết bị thường xuyên.

- Xe tải, máy súc: Tưới nước trên đường vận chuyển của chúng.

a. Khí thải phát sinh từ quá trình hàn kim loại

Để giảm thiểu khí thải phát sinh từ quá trình hàn lắp thiết bị, nhà máy sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Trang bị mặt nạ bảo hộ, khẩu trang cho công nhân hàn.

- Thực hiện hàn trong khu vực thông thoáng nhằm giảm thiểu nồng độ khí thải.

d.Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động chà nhám, sơn hoàn thiện

+ Trang bị khẩu trang cho công nhân làm việc trên công trường

+ Với những người sử dụng máy phun sơn, sơn tay cần có đồ bảo hộ lao động mũ, găng tay.

+ Với những máy phun sơn cần vệ sinh sạch sẽ sau khi phun và cần mua những loại máy có chất lượng đảm bảo vừa an toàn cho người lao động, vừa đảm bảo cho chất lượng công trình.

+ Bảo hộ không chỉ với con người mà với máy móc chúng ta cũng cần bảo trì thường xuyên và cần những loại máy chất lượng, sử dụng được nhiều độ nhớt của sơn.

h. Bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng tại công trường

+ Thực hiện tốt việc lập kế hoạch thi công và triển khai kế hoạch thi công.

+ Tất cả các hoạt động thi công xây dựng phải được giám sát và kịp thời có những điều chỉnh thích hợp khi cần thiết.

+ Khi chở nguyên vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín bằng vải bạt, tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển. Khi bốc dỡ nguyên vật liệu công nhân bốc dỡ sẽ được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.

+ Che chắn vật liệu trong quá trình vận chuyển, cũng như phủ bạt kín bằng vải bạt, tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển. Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân bốc dỡ sẽ được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.

+ Lắp đặt vách ngăn bằng tole, đảm bảo che chắn kín xung quanh khu vực dự án trong quá trình thi công, cao độ che chắn đảm bảo bụi không phát tán ra môi trường xung quanh nhà dân và người đi đường.

+ Việc vận chuyển vật liệu từ trên cao xuống phải chuyển dần bằng hộp gen và thùng chứa. Thùng chứa phải có nắp đậy bằng vải nilon hoặc bằng vải bạt tránh bụi bốc lên cao khi đổ xuống hoặc gió cuốn lên cao. Xà bần phải được vận chuyển ngay trong ngày, tránh ùn tắc và tồn đọng trên công trường làm rơi vãi vào các rãnh thoát nước gây tắc nghẽn dòng chảy.

+ Tưới nước để duy trì độ ẩm thích hợp các khu vực tập trung vật liệu, khu vực thi công với tần suất 2 lần/ngày (vào thời điểm buổi sáng sớm (khoảng 5h) và buổi chiều tối (khoảng 5h) và quản lý nghiêm ngặt các khu vực này. Chủ dự án cam kết

sẽ thực hiện thường xuyên việc tưới nước khu vực thi công cần phải được bổ sung

để giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi.

+ Chương trình quản trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng cần chú tâm quan trắc các điểm có nguy cơ phát sinh bụi cao như khu vực tập kết vật liệu, khu vực đào đắp đất cát …

4.1.1.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước

a. Nước thải sinh hoạt

Nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân, với lưu lượng ước tính khoảng 3,0 m3/ngày. Trong suốt quá trình thi công, nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng sẽ được thu gom và xử lý bằng nhà vệ sinh. Với số lượng công nhân làm việc trong công trường và quy mô của khu đất dự án, nhà thầu xây dựng sẽ bố trí 02 nhà vệ sinh di động tại các vị trí phù hợp để thuận tiện cho nhu cầu cần thiết của công nhân. Khi kết thúc giai đoạn xây dựng và lắp đặt thiết bị, các nhà vệ sinh di động cũng được tháo dỡ để trả lại mặt bằng cho khu đất.

b. Nước thải từ các hoạt động trên công trường xây dựng

Để khống chế ô nhiễm nước thải xây dựng, nhà máy sẽ xây đường rãnh, ống thu gom về bể lắng sơ bộ để xử lý sơ bộ trước khi dẫn về xử lý ở HTXLNT tập trung của KCN Mỹ Xuân B1. Trong bể lắng sẽ ngăn vách tách dầu, dầu sẽ nổi trên mặt nước và tiến hành vớt dầu định kỳ (3 tháng 1 lần). Nước thải tiếp tục chảy qua ngăn lắng của bể, sau đó nước thải được dẫn về HTXLNT tập trung của KCN Mỹ Xuân B1 để xử lý trước khi xả thải vào sông Thị Vải. Dung tích bể lắng khoảng 3

m3. Phần dầu mỡ sau khi tách cho vào thùng chứa có nắp đậy hợp vệ sinh. Bùn lắng sẽ được nạo vét khi giai đoạn xây dựng kết thúc. Bùn lắng và dầu mỡ từ bể tách dầu sẽ được nhà máy hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo đúng quy định hiện hành.

c. Nước mưa chảy tràn

Nước mưa thường có hàm lượng các chất ô nhiễm không cao, có thể thải trực tiếp ra môi trường mà không phải qua quá trình xử lý. Tuy nhiên, trong giai đoạn thi công xây dựng, nước mưa chảy tràn có thể bị nhiễm bẩn do cuốn theo các chất bẩn trên đường tiêu thoát. Do đó, để hạn chế khả năng ô nhiễm của nước mưa chảy tràn trước khi xả vào nguồn tiếp nhận, chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau:

- Hạn chế rơi vãi dầu mỡ, xăng nhớt từ các phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công trong quá trình vận hành;

- Thu dọn vật liệu xây dựng rơi vãi trên công trường sau mỗi ngày làm việc, sau đó tập trung về khu vực lưu trữ phế liệu xây dựng;

- Bố trí rãnh thoát nước mưa tạm thời xung quanh công trường đang thi công sau đó dẫn thoát trực tiếp về hệ thống thoát nước mưa chung của KCN Mỹ Xuân B1.

- Ngoài ra, định kỳ nạo vét một số hố ga bị ảnh hưởng trong khu vực dự án khi công trình kết thúc và thu gom tập trung về khu vực lưu trữ chất thải rắn tại công trường.

4.1.1.1.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn

a. Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình sinh hoạt của công nhân thi công ước tính khoảng 20 kg/ngày có thành phần chính là các chất hữu cơ, rác thải này cần phải được thu gom và lưu giữ trong các thùng rác chuyên dụng. Các biện pháp giảm thiểu chất thải sinh hoạt do công nhân gây ra như sau:

- Đối với rác thải sinh hoạt phát sinh trên công trường, nhà thầu xây dựng cần có các biện pháp thu gom hoàn toàn, không để công nhân vứt rác bừa bãi trong khu vực thi công và khu vực lân cận. Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại công trường sẽ được thu gom vào các thùng chứa thích hợp. Tại khu vực thi công xây lắp, nhà thầu xây dựng sẽ trang bị từ 1 thùng rác 60 lít để thu gom rác thải sinh hoạt của công nhân;

- Lượng rác thu gom mỗi ngày của Dự án sẽ được đưa đi đến nơi xử lý chất thải sinh hoạt theo hệ thống thu gom rác thải của KCN để thu gom và xử lý cùng với rác thải sinh hoạt của các nhà máy trong KCN.

Ngoài ra, để thu gom triệt để chất thải một số biện pháp quản lý cần được thực hiện như sau:

- Lập nội quy về trật tự, vệ sinh và bảo vệ môi trường trong tập thể công nhân, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân;

- Tập huấn cho công nhân các quy định và biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.

b. Phế thải vật liệu xây dựng

- Các loại chất thải trong quá trình xây dựng bao gồm đất, cát, đá, coffa, sắt thép… Loại chất thải rắn này sẽ được phân loại để tái sử dụng (đối với những loại có khả năng tái sử dụng). Còn lại là các xà bần được thải bỏ ước tính khoảng 2,85 tấn/tháng sẽ được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị để thu gom và xử lý cùng với rác thải sinh hoạt của công nhân.

- Tất cả các vật liệu đào như đất từ quá trình thi công sẽ được tận dụng cho các hạng mục thi công khác như: đắp nền, đắp gia tải hoặc đắp bù… nếu được tư vấn giám sát xác định là phù hợp.

- Với loại vật liệu đào được tư vấn giám sát xác định là không phù hợp sẽ phải được đưa ra khỏi phạm vi công trường và xử lý theo các chỉ dẫn trong phần đào bỏ vật liệu không thích hợp.

- Các chất thải của hoạt động xây dựng như sắt vụn, xi măng đóng cục, cốt pha đã qua sử dụng… đều được coi là chất thải xây dựng. Chúng sẽ được thu gom, phân loại và lưu trữ tại khu vực trong công trường. Các chất thải có thể tái sử dụng như các loại bao bì (bao bì chứa xi măng, cát, vật liệu xây dựng…), và vụn sắt thép thì

sẽ tách riêng và bán cho các đơn vị có nhu cầu. Các chất thải xây dựng không thể tái sử dụng sẽ được thu gom theo hệ thống thu gom rác thải của KCN để thu gom

và xử lý cùng với rác thải sinh hoạt của KCN.

- Các loại đất, đá tại khu vực xây dựng được tận dụng lại để san lấp nền nội bộ trong khu vực thi công;

c. Đất đào từ quá trình đào móng, đóng cọc

Toàn bộ lượng đất đào này được công ty tận dụng để một phần san lấp lại cho chính phần móng đã đào lên, phần còn lại được tận dụng san nền tại các khu vực trồng cây xanh. Do đó, công ty không vận chuyển lượng đất này ra khỏi khu vực

dự án.

4.1.1.1.4. Chất thải nguy hại

CTNH của Dự án được nhận diện chủ yếu là dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu phát sinh từ hoạt động bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị thi công, bóng đèn huỳnh quang thải bỏ. Để kiểm soát lượng chất thải nguy hại này, Công ty sẽ phối hợp với nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp sau đây:

- Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe, máy móc thi công tại khu vực Dự án. Việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện cơ giới phải được thực hiện tại các cơ sở có chức năng xung quanh khu vực, dầu mỡ thải sẽ được thu gom bởi các cơ sở này;

- Riêng đối với các sự cố, việc sửa chữa nhỏ cần thiết phải thực hiện ngay tại khu vực dự án, dầu mỡ thải và giẻ lau dính dầu phát sinh phải được thu gom triệt để, lưu chứa trong các thùng chứa thích hợp được đặt trong khu vực dự án; Không chôn lấp/đốt dầu mỡ thải tại khu vực dự án.

- Do khối lượng phát sinh rất thấp khoảng 28,5 kg/tháng nên lượng CTNH phát sinh sẽ được lưu trữ trong các thùng chứa thích hợp đặt tại vị trí an toàn trong các kho chứa vật liệu trong khu vực thi công của dự án. Khi kết thúc thi công, nhà thầu thi công sẽ hợp đồng với đơn vị có khả năng tái chế hoặc tiêu hủy CTNH để thu gom và xử lý toàn bộ lượng CTNH tại các kho lưu trữ của Dự án. Việc thu gom, lưu giữ CTNH được thực hiện đúng theo quy định quản lý chất thải nguy hại như: dán nhãn cảnh báo, kho lưu trữ chuyên biệt, áp dụng kèm theo Thông tin 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định

về quản lý chất thải nguy hại.

- Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo định kỳ các loại chất thải nguy hại. Việc vận chuyển và xử lý CTNH được thực hiện bởi các tổ chức có năng lực phù hợp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hành nghề quản lý CTNH.

4.1.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

4.1.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

a. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn

Nhiều hoạt động của dự án sẽ phát sinh tiếng ồn như hoạt động của xe cộ và máy móc xây dựng (máy khoan cọc, máy đào và máy cắt,…) như được đánh giá trong

Một phần của tài liệu Báo cáo DTM nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (Trang 128 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w