CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN
1.2 Nội dung cơ bản của kế toán DT, CP và xác định kết quả kinh doanh trong DN
1.2.5. Kế toán DT, CP và XĐKQKD trong điều kiện ứng dụng phầm mềm kế toán
- Mã hóa các đối tượng
Để thực hiện tổ chức kế toán trên máy vi tính, nhất thiết phải có sự mã hóa, khai báo và cài đặt các đối tượng có liên quan để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các luồng thông tin.
Việc xác định đối tượng cần mã hóa là hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Thông thường, các đối tượng sau cần được mã hóa trong kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: khách hàng, hàng hóa, chứng từ, tài khoản…Việc mã hóa này được thực hiện thông qua các danh mục.
- Xác định danh mục
+ Danh mục tài khoản
Hệ thống tài khoản là xương sống của toàn bộ hệ thống. Hầu hết các thông tin
kế toán đều được phản ánh thông qua các tài khoản. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống tài khoản sẽ quyết định đến toàn bộ khả năng xử lý, khai thác thông tin tiếp theo, đặc biệt trong việc xử lý số liệu kế toán trên máy.
Bằng việc khai báo và mã hóa có hệ thống kèm theo việc thiết kế các trạng thái và các kết nối (có thể bằng dạng số, dạng ký tự, hoặc kết hợp cả hai tùy theo đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp), tài khoản bán hàng có thể khai báo thêm các tiểu khoản chi tiết thông qua việc thực hiện một số cách sau:
Thông qua số hiệu tài khoản và các tài khoản có liên quan theo danh mục tài khoản được Nhà nước qui định để khai báo các biến mã nhận biết tương ứng tuỳ thuộc yêu cầu quản lý của doanh nghiệp kèm theo phần khai báo, diễn giải cụ thể. Thông qua việc khai báo các thông tin cụ thể về các tài khoản, khai báo mối quan hệ giữa các tài khoản chính và các tài khoản chi tiết
+ Danh mục chứng từ
Việc tổ chức, theo dõi, quản lý, cập nhật, luân chuyển, xử lý các loại chứng từ
trên hệ thống máy tính cần phải được thực hiện và tuân thủ chặt chẽ qui trình luân
chuyển, cập nhật và xử lý chứng từ được doanh nghiệp quy định.Để quản lý, mỗi
chứng từ gốc mang một mã hiệu xác định. Với mã hiệu chứng từ, có thể tiến hành
lọc, in ra các bảng kê chi tiết và bảng tổng hợp theo từng loại chứng từ.
+ Danh mục khách hàng
Danh mục này được dùng để theo dõi chi tiết cho từng phòng ban và các
khoản phải thu của từng khách hàng. Mỗi khách hàng được nhận diện bằng một mã
hiệu gọi là mã khách hàng. Tùy quy mô và phạm vi giao dịch mà quyết định
phương pháp mã hóa cho phù hợp và hiệu quả.
+ Danh mục hàng hóa
Việc quản lý nhập, xuất, tồn kho hàng hóa được thực hiện thông qua danh
mục hàng hóa. Mỗi hàng hóa mang mã hiệu riêng, bên cạnh mã hiệu là các thuộc
tính mô tả khác như tên.
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.7. Sơ đồ kế toán máy
Chứng từ
kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
SỒ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính. Nó cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp giúp lãnh đạo doanh nghiệp điều hành, quản lý hoạt động đạt hiệu quả cao. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm kế toán giúp doanh nghiệp nắm được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đồng thời, đem lại lợi ích trong việc tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Thông qua việc tìm hiểu những lý luận cơ bản của kế toán doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất , các nguyên tắc, chuẩn mực chi phối đến kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, từ đó giúp chúng ta bổ sung kiến thức, làm cơ sở để đưa ra nhận xét và đánh giá sau khi nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
ở công ty TNHH Kiểm toán và định giá Vạn An- Hà Nội.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ