CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.3. Các nghiên cứu về TPCN
Do nghiên cứu về niềm tin của người tiêu dùng với TPCN còn rất hiếm và hầu như chưa có ở cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nhóm tác giả tiến hành tổng quan các nghiên cứu về TPCN nói chung, đồng thời tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến niềm tin nói chung để từ đó đưa ra các giả thuyết hợp lý cho đề tài nghiên cứu.
2.3.1. Nghiên cứu về sự chấp nhận TPCN ở người tiêu dùng Italia
Nghiên cứu của Annunziata và Vecchio (2010) tập trung vào những lý do khiến người tiêu dùng chấp nhận sử dụng TPCN và TPCN có là một phần trong nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của họ. Dữ liệu của nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 400 người tiêu dùng Italia. Và được phân tích theo phương pháp phân tích nhân tố chính để đánh giá sự tác động của các yếu tố đến thái độ đối với TPCN. Nghiên cứu chỉ ra rằng
“cảm nhận về sức khỏe”, “sự tự tin” và “sự thỏa mãn với sản phẩm” là những yếu tố tác động đến sự chấp nhận TPCN của người tiêu dùng Italia. Nghiên cứu cũng cho thấy người tiêu dùng Italia vẫn chưa có một định nghĩa và nhận thức rõ ràng về TPCN. Người tiêu dùng vẫn quen với các sản phẩm như sữa chua bổ sung probiotic, sữa bổ sung dưỡng chất và canxi hay các loại nước ép bổ sung vitamin. Thế nên người tiêu dùng chỉ có thái
độ tích cực với các loại TPCN này. Về các yếu tố nhân khẩu học, nghiên cứu chỉ ra rằng giới tính và độ tuổi không có tác động đến việc tiêu dùng TPCN. Tuy nhiên trình độ học vấn lại có tác động đến việc chấp nhận tiêu dùng TPCN. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy những gia đình có một hay nhiều thành viên có vẫn đề về sức khỏe sẽ có xu hướng tiêu dùng TPCN nhiều hơn những gia đình bình thường khác. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện ở phạm vi nước ngoài, có những đặc điểm không phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu sự chấp nhận TPCN ở Italia
Nguồn: Annunziata và Vecchio, 2010
26
2.3.2. Nghiên cứu về ý định mua TPCN ở người tiêu dùng Phần Lan
Ở Phần Lan, Nina Urala (2005), cũng có nghiên cứu về các nhân tố tác động đến
ý định mua TPCN của người tiêu dùng. Dữ liệu của nghiên cứu được lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện với sự tham gia của 958 người tiêu dùng Phần Lan
để tìm ra các nhân tố tác động đến ý định mua TPCN. Kết quả của nghiên cứu cho thấy
nữ giới có thái độ tích cực hơn đối với TPCN hơn nam giới. Sự khác biệt này có nguyên nhân vì nữ giới có động lực cá nhân đối với bệnh tật hơn nam giới. Ngoài ra những người đã từng dùng TPCN rồi cũng có thái độ tích cực hơn với TPCN so với những người chưa từng mua TPCN cũng được chỉ ra trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, nghiên cứu bị hạn chế bởi phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện không đủ tính đại diện. Bên cạnh đó phạm vi cũng thực hiện tại nước ngoài, có điểm không phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Nhóm tác giả quyết định chỉ sử dụng giả thuyết sự an toàn của TPCN.
Hình 2.4. Mô hình mô nghiên cứu ý định mua TPCN ở Phần Lan
Nguồn: Nina Urala, 2005
2.3.3. Ảnh hưởng của sự khác biệt về cảm nhận đến ý định mua TPCN tự nhiên của
người tiêu dùng
Golnaz Rezai, Phuah Kit Teng (2017) và các cộng sự đã chỉ ra rằng có 5 nhân tố tác động đến ý định mua TPCN tự nhiên của người tiêu dùng Malaysia, bao gồm “Nhận thức nhạy cảm”, “Nhận thức về lợi ích”, “Nhận thức về rào cản”, “Chuẩn chủ quan” và
“Thái độ của người dùng”. Kết quả thấy rằng thái độ có một phần ảnh hưởng trung gian giữa nhận thức về rào cản, nhận thức nhạy cảm và nhận thức lợi ích đến ý định mua TPCN của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thái độ không có tác động trung gian với chuẩn chủ quan để hình thành nên ý định mua TPCN. Nói cách khác, chuẩn chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua TPCN của người tiêu dùng. Nghiên cứu còn tồn tại một
số hạn chế như: Nghiên cứu chỉ tập trung vào TPCN tự nhiên, không nghiên cứu TPCN
đã qua xử lý; Nghiên cứu chỉ áp dụng với người tiêu dùng đã sử dụng TPCN tự nhiên ở Malaysia và chưa xét đến những người chưa sử dụng.
27
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu ý định mua thực phẩm chức năng tự nhiên của người
tiêu dùng Malaysia
Nguồn: Golnaz Rezai, Phuah Kit Teng và các cộng sự, 2017
2.3.4. Nghiên cứu về ảnh hưởng của giá trị văn hóa đến nhận thức về TPCN của
người tiêu dùng Úc
Nghiên cứu của Saugat Neupane, Ranga Chimhundu và K.C. Chan (2019) đã thực hiện trên 3 nhóm sắc tộc ở Úc: Anh-Úc, Trung Quốc và Ấn Độ. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu và được xử lý bằng phương pháp phân tích so sánh liên tiếp. Kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa giá trị văn hóa của người tiêu dùng và nhận thức của họ về thực phẩm chức năng. Nhận thức về TPCN phụ thuộc vào khuynh hướng văn hóa của người tiêu dùng, động cơ tiêu dùng TPCN và mức độ kiên trì đối với việc sử dụng TPCN. Qua đó, nghiên cứu còn xây dựng một khung lý thuyết giải thích cách thức mà các giá trị văn hóa ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng vào TPCN. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện tại nước ngoài có điểm chưa phù hợp với đặc điểm người tiêu dùng Việt Nam như mức độ kiên trì sử dụng TPCN và khuynh hướng văn hóa.
28
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu nhận thức về TPCN của người tiêu dùng Úc
Nguồn: Saugat Neupane, Ranga Chimhundu và K.C. Chan, 2019
2.3.5. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua TPCN hỗ trợ điều
trị thoái hóa khớp (THK) của người tiêu dùng - Đồng Tháp
Tác giả Đặng Văn Út và Lưu Tiến Thuận đã thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua TPCN hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp của người tiêu dùng
- Trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp.” Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 6 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua TPCN hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Các nhân tố
đó là: “Truyền thông-quảng cáo”; “Chuẩn chủ quan”; “Chất lượng cảm nhận”; “Thái độ chấp nhận TPCN hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp”; “Ý thức về sức khỏe”; và “Sự an toàn khi dùng TPCN hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp”. Kết quả của nghiên cứu đã góp phần thiết lập thang đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua TPCN. Đồng thời, bài nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng quyết định mua TPCN
hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp của người tiêu dùng. Song nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất, nghiên cứu chỉ thực hiện trong phạm vi tỉnh Đồng Tháp nên nên tính khái quát hóa chưa cao. Thứ hai, nghiên cứu thực hiện chung cho các sản phẩm thuộc nhóm TPCN hỗ trợ điều trị THK, chưa thực hiện được cho TPCN nói chung. Từ đó, khách thể nghiên cứu bị giới hạn về mặt độ tuổi lẫn tình trạng sức khỏe.
29
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu quyết định mua TPCN hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
(THK) của người tiêu dùng - Trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp
Nguồn: Đặng Văn Út và Lưu Tiến Thuận, 2020