CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM VIỆT NAM TRONG
4.1.1. Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
Cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua chặng đường hơn 69 năm (1951 – 2020) hình thành, xây dựng và phát triển. Đầu tiên phải nhắc đến bước tiến quan trọng từ năm 1986, đây được xem là chặng đượng đổi mới căn bản và toàn diện của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định
số 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ mô hình ngân hàng một cấp chuyển sang mô hình ngân hàng hai cấp, tách dần chức năng quản lý nhà nước của NHNN Việt Nam với chức năng kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Cho đến tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước đã thông qua hai pháp lệnh về ngân hàng.
Biểu đồ 4.1. Số lượng ngân hàng Việt Nam năm 2020
Nguồn: Tác giả tổng hợp
61%
2%
2%
4%
31%
NH/ Chi nhánh nước ngoài
NH chính sách
NH liên doanh
NH thương mại quốc doanh
NH thương mại cổ phần
Trong giai đoạn 2010 – 2020, ngành ngân hàng Việt Nam vẫn không ngừng phát triển với số lượng tổ chức ngân hàng ngày càng tăng nhanh. Trong đó, ngành Ngân hàng Việt Nam có: 2 ngân hàng chính sách, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 61 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 2 ngân hàng liên doanh.
4.1.2. Tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020
Biểu đồ 4.2. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Giai đoạn năm 2010 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam đạt mức bình quân là 6%, trong đó tốc độ tăng trưởng thấp nhất vào năm 2020 chỉ với 2.91%.
Lí giải cho mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua bởi vì năm 2020 được xem là một năm khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu khi phải chịu tác động mạnh mẽ của dịch COVID-19, thị trường bất động sản đóng băng, tăng trưởng tín dụng chững lại cùng với
nợ xấu ngân hàng tăng và lượng vốn đầu tư nước ngoài giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà còn ảnh hưởng mạnh đến các quốc gia trên thế giới làm sụt giảm GDP của Việt Nam. Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP đạt giá trị cao nhất vào năm 2018 với 7.08%. Các yếu tố chính tạo nên sự tăng trưởng này là nhờ sự chuyển biến mạnh mẽ trong
6.42% 6.24%
5.25% 5.42%
5.98%
6.68%
6.21%
6.81% 7.08% 7.02%
2.91%
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
7.00%
8.00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
GDP
cơ cấu nền kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp mới thành lập tăng mạnh, nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố và từng bước được tăng cường.
Cụ thể, từ năm 2010 – 2012, khi nền kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính nhưng mức tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao, lần lượt là 6.42%, 6.24% và 5.25%. Trong giai đoạn 2013 – 2015, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định nên mức tăng trưởng đạt trong khoảng 5.42% đến 6.68%. Năm
2016, tăng trưởng GDP là 6.21% và không đạt mục tiêu đề ra là 6.7%, nguyên nhân là do bối cảnh nền kinh tế trong giai đoạn này bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường diễn biến phức tạp, giá cả thương mại toàn cầu giảm, chuyển giao thế hệ lãnh đạo. Đến năm 2017, tốc độ tăng trưởng đạt 6.81%, đã đạt được mục tiêu do quốc hội đề ra, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng đóng vai trò chủ lực vào quy mô nền kinh tế.
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam đạt 5.82% trong 10 năm (2010 – 2020), với
tỷ lệ lạm phát cao nhất đạt 18.68% vào năm 2011 và tỷ lệ lạm phát thấp nhất đạt 0.63% trong năm 2015.
9.21%
18.68%
9.09%
6.59%
4.08%
0.63%
2.67% 3.52% 3.54%
2.80% 3.23%
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
14.00%
16.00%
18.00%
20.00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, Chính phủ thực thi chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất, tăng cung tiền dẫn đến lạm phát tiếp tục tăng trong năm 2010,
2011. Đặc biệt, đến năm 2011, tỷ lệ lạm phát của Việt nam vượt mức trên hai con số đạt 18.68%, cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu 2010 – 2020. Trong những năm tiếp theo, NHNN đã tiếp tục tăng lãi suất để kiềm giữ lạm phát, nhờ đó lạm phát đã dần giảm xuống còn 9.09% vào năm 2012 và tiếp tục giảm xuống mức 0.63% trong năm 2015. Đây được xem là mức thấp nhất trong 10 năm qua, nguyên nhân là do giá nhiên liệu giảm mạnh, mức điều chỉnh giá của các nhóm hàng do nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, y tế thấp hơn
so với các năm trước và nhu cầu mua sắm của người dân cũng ít hơn. Giai đoạn 2016 –
2020, tỷ lệ lạm phát Việt Nam luôn ở mức ổn định dưới 4%, đạt mục tiêu của quốc hội đề
ra. Điều đó cho thấy công tác quản lý, điều hành giá cả của Việt Nam đạt hiệu quả cao trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy giảm và sự tác động mạnh của dịch COVID–19 (Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2020).