TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 20 - 27)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Đầu tiên có thể kể đến của Tu (2017) sử dụng phương pháp ước lượng GMM và mẫu gồm 40 ngân hàng bao gồm cả ngân hàng thương mại cổ phần và nhà nước giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam với 371 quan sát dữ liệu bảng. Với ROAA là biến phụ thuộc: tổng lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản bình quân. Các yếu tố nghiên cứu ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại đó là tỉ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tổng dư nợ các khoản vay/tổng tài sản, tài sản thanh khoản/tổng tài sản, logarit tổng tài sản,… Nghiên cứu tìm ra rằng với lợi thế quy mô về tổng tài sản, lợi nhuận của ngân hàng sẽ được đảm bảo bền vững qua thời gian. Ngoài ra, yếu tố đó vẫn phù hợp với các ngân hàng có những khoản vay lớn; với các ngân hàng có rủi ro thanh khoản thấp hơn; với các cả các ngân hàng nhỏ.

10

Tiếp theo đó là nghiên cứu của San & Heeng (2012) về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM tại Malaysia trong giai đoạn 2003-2009 với các biến độc lập tác động đến lợi nhuận ngân hàng (ROA, ROE, NIM) như quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, tỉ

lệ vốn chủ sở hữu, tỉ lệ tài sản thanh khoản, chi phí hoạt động. Mô hình hồi quy tiết lộ rằng ROA là phương pháp đo lường tốt nhất trong 3 chỉ tiêu được chọn. Bên cạnh đó, các yếu tố tác động được các tác giả cho rằng đều có ý nghĩa thống kê đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu tiết lộ rằng các yếu tố vĩ mô như lạm phát, GDP hầu như không ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.

Một trong những nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến của Syafri (2012). Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp dưới dạng dữ liệu bảng của các ngân hàng thương mại ở Indonesia trong giai đoạn 2002-2011. Phương pháp hồi quy FEM được sử dụng với ROA là biến phụ thuộc đo lường lợi nhuận duy nhất. Nghiên cứu tìm ra rằng các yếu tố vi mô như vốn chủ sở hữu, dư nợ cho vay, hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng có ý nghĩa tác động động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng thương mại. Trong khi đó, các yếu tố còn lại: chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng và các yếu tố vĩ mô tương quan tỉ lệ nghịch với khả năng sinh lời mặc dù tác động không đáng kể và đặc biệt biến tốc độ tăng trưởng kinh tế không có một sự tác động nào đến khả năng sinh lời.

Nghiên cứu của Gul và các cộng sự (2011) sử dụng dữ liệu bảng được thu thập từ

55 ngân hàng thương mại hàng đầu ở Pakistani giai đoạn 2005-2009 để kiểm tra mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố vi mô, yếu tố vĩ mô có tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Bằng các sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, tác giả đã cho thấy các bằng chứng cho rằng các yếu tố vi mô như quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, vốn chủ sở hữu, tổng huy động tiền gửi và các yếu tố vĩ mô lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế đều có tác động mạnh đến 3 biến đo lường khả năng sinh lời: ROA, ROE, NIM. Hơn thế nữa, các yếu tố quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay có mối tương quan ý nghĩa thống kê nhất đối với biến ROA.

11

Ngoài ra quy mô ngân hàng, biến quy mô vốn chủ sỡ hữu một lần nữa được nhắc đến trong nghiên cứu của Obamyi (2013). Bằng cách hồi quy mô hình FEM với dữ liệu bảng được thu thập từ 20 ngân hàng thương mại giai đoạn 2006-2012 ở Nigeria, tác giả

đã điều tra các yếu tố như quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, các yếu tố ngân hàng khác

và các yếu tố vĩ mô tác động đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng

sự cải thiện về quy mô ngân hàng và vốn chủ sở hữu sẽ ảnh hưởng tích cực đến quy mô sinh lời của các ngân hàng. Ngoài ra các yếu tố vĩ mô như GDP, lãi suất cũng có những ảnh hưởng tương đối đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 5 năm từ 2001-2005, bằng cách hồi quy mô hình Tobit 32 ngân hàng thương mại cổ mại phần tại Việt Nam khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời. Nguyen và các cộng sự (2013) tìm thấy rằng quy mô ngân hàng và vốn cổ phần tỉ lệ thuận với quy mô hoạt động. Tuy nhiên vốn cổ phần được

sở hữu bởi nhà nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất hoạt động.

Trong giai đoạn dài hơn 2000-2012, Dinh (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời/lợi nhuận các ngân hàng trong và ngoài nước, ngoài ra điểm mới của nghiên cứu là so sánh hiệu quả hoạt động giữa các các ngân hàng với nhau bằng cách

áp dụng mô hình hồi quy FEM. Bằng cách sử dụng ROA và NIM làm yếu tố xác định lợi nhuận và dữ liệu bảng được thu thập từ 51 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố ngân hàng và các yếu tố vĩ mô có những ảnh hưởng tương đối với khả năng sinh lời với các ngân hàng. Tiền gửi huy động và vốn chủ

sở hữu tương quan tỉ lệ thuận với ROA, trong khi đó cả tiền gửi huy động, vốn chủ sở hữu, các khoản vay đều có tác động dương đối với NIM khi hồi quy dữ liệu với các ngân hàng trong nước. Ngoài ra các yếu tố vĩ mô như GDP, lạm phát hầu như không tác động đến lợi nhuận của ngân hàng.

Một trong các nghiên cứu tiêu biểu được đề cập đến đó là nghiên cứu của Anbar

& Alper (2011). Các tác giả đã kiểm tra các yếu tố ngân hàng và yếu tố vĩ mô có tác động như thế nào đến khả năng sinh lời (ROA, ROE) của ngân hàng ở Turkey trong giai

12

đoạn từ 2002-2010, bằng cách sử dụng dữ liệu bảng thu thập từ 10 ngân hàng thương mại cổ phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có mỗi quan hệ tương quan tích cực đối với lợi nhuận ngân hàng và yếu tố tài sản thanh khoản chỉ có tương quan dương đối với ROA. Ngoài nghiên cứu cũng chỉ thêm rằng các yếu tố vĩ mô như lãi suất cũng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Một cuộc điều tra khác trong nghiên cứu của Hirindu Kawshala (2017) trong việc xem xét tác động của các yếu tố ngân hàng tác động như thế nào đối với lợi nhuận ngân hàng thương mại ở Sri Lankan. Tác giả đã tiến hành hồi quy với dữ liệu bảng bao gồm

60 quan sát của tất cả 12 ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015. Kết quả nghiên cứu chỉ

ra rằng quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tiền gửi huy động đều có tác động dương đối với tỉ suất sinh lời ROA của ngân hàng, trong khi đó thì thanh khoản không có một tác động nào đáng kể.

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước

Tên tác

giả Nội dung và dữ liệu nghiên cứu

Mô hình ước lượng nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng thương mại

Khoản cho vay

Tiền gửi huy động

Tính thanh khoản

Quy

mô ngân hàng

Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu

Tốc độ tăng trưởng GDP

Tỉ lệ lạm phát

Tu

(2017)

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến

lợi nhuận ngân hàng thương mại tại

Việt Nam giai đoạn 2005-2015 với

dữ liệu 40 ngân hàng trong nước và

cả ngoài nước bao gồm 371 quan sát

GMM + 0 + - - + -

San &

Heng

(2013)

Nghiên cứu các tác động của các yếu

tố ngân hàng và các yếu tố vĩ mô ảnh

hưởng đến lợi nhuận ngân hàng

thương mại ở Malaysia giai đoạn

Pooled

OLS + - + + + + +

13

2003-2009 với dữ liệu 23 ngân hàng

trong và ngoài nước bao gồm 140

quan sát.

Syafri

(2012)

Nghiên cứu phân tích các nhân tố

ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng

thương mại ở Indonesia giai đoạn

2002-2011 với dữ liệu là các ngân

hàng được công bố ở quốc gia

FEM + 0 + - + + -

Gul và

các

cộng

sự

(2011)

Nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ

giữa các yếu tố ngân hàng, yếu tố vĩ

mô và khả năng sinh lời của các

ngân hàng thương mại ở Pakistani

giai đoạn 2005-2009 với dữ liệu 15

ngân hàng thương mại hàng đầu.

Pooled

OLS + + 0 + - + +

Obam

yi

(2013)

Nghiên cứu điều tra các yếu tố ảnh

hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân

hàng thương mại ở Nigeria giai đoạn

2006-2012 với dữ liệu 20 ngân hàng

bao gồm 980 quan sát.

FEM 0 - + - + + +

Nguyen

và các

cộng sự

(2013)

Nguyên cứu ước lượng và so sánh

các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất

hoạt động của ngân hàng thông qua

lợi nhuận ở Việt Nam giai đoạn

2001-2005 với dữ liệu 32 ngân hàng

thương mại.

SBM + + 0 + - 0 0

14

Dinh

(2013)

Nghiên cứu kiểm tra các nhân tố ảnh

hưởng đến hiệu quả hoạt động của

các ngân hàng thông qua khả năng

sinh lời tại Việt Nam giai đoạn

2000-2012 bao gồm 51 ngân hàng

thương mại trong và ngoài nước.

FEM + - 0 + + - +

Anbar

&

Alper

(2011)

Nghiên cứu kiểm tra các yếu tố ngân

hàng và yếu tố vĩ mô có là những

nhân tố xác định của lợi nhuận ngân

hàng thương mại ở Turkey giai đoạn

2002-2010 với dữ diệu 10 ngân hàng

hàng đầu bao gồm 90 quan sát

FEM - - + + + - +

Hirindu

Kawsha

la (2017)

Nghiên cứu điều tra tác động của các

yếu tố ngân hàng tác động như thế

nào đối với lợi nhuận ngân hàng

thương mại ở Sri Lankan giai đoạn

2011-2015 với dữ liệu 12 ngân hàng

bao gồm 60 quan sát.

Pooled

OLS 0 + - + + 0 0

Nguồn: Tác giả tổng hợp

15

Tóm tắt chương 2

Ở chương này, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết cơ bản về lợi nhuận ngân hàng

thương mại,công thức xác định lợi nhuận NHTM và các chỉ tiêu đánh đánh giá lợi nhuận

và nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận làm cơ sở để xây dựng mô hình

các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm các yếu tố vi mô là quy mô ngân hàng, vốn

chủ sở hữu, tính thanh khoản, các khoản cho vay, chi phí hoạt động cùng với các yếu tố

vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát.

Bên cạnh đó nhóm tác giả cũng tham khảo và trình bày những bài nghiên cứu

trước trong và ngoài nước có liên quan đến lợi nhuận NHTM và đưa ra kết luận các yếu

tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM bao gồm cả yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô, đồng thời

đó cũng là cơ sở cho bài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, tác giả còn trình bày mô hình các

nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM.

16

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 20 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)