Giải thích các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3.3 Giải thích các biến trong mô hình

3.3.3.1 Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc được tác giả sử dụng là biến ROA, nó được đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân và đơn vị tính là %. Trong nghiên cứu trước đây, có ba chỉ tiêu thường được đề cập để đo lường tỉ suất sinh lời của các

27

ngân hàng thương mại bao gồm ROA, ROE, NIM. Bằng cách lược khảo nhằm chọn ra cách đo lường phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu, tác giả chọn biến ROA là biến phụ thuộc làm đại diện cho tỉ suất sinh lời/lợi nhuận của ngân hàng. Trong các thực nghiệm trước đây, Gul và các cộng sự (2011), Anbar và Alper (2011), Hirindu Kawshala (2017) cũng đã chọn biến ROA là biến phụ thuộc duy nhất khi nghiên cứu. Ngoài ra, San và Heeng (2012) khi nghiên cứu cùng lúc ba chỉ tiêu đã chọn ra biến ROA là đáng tin cậy nhất khi đo lường lợi nhuận của ngân hàng thương mại.

3.3.3.2 Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng và được đo lường bằng Logarit tự nhiên của tổng tài sản. Nhìn chung, khi gia tăng quy mô tài sản, lợi nhuận ngân hàng sẽ có xu hướng tăng theo. Mặt khác, khi gia tăng quy mô tài sản, các ngân hàng thường đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng và cũng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng nhưng điều này cũng có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Để có thể tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng cần lựa chọn quy mô hợp lý. Vì vậy, tác giả kì vọng rằng quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Phù hợp với các nghiên cứu trước của Anbar & Alper (2011), Hirindu Kawshala (2017), Dinh (2013), Nguyen và các cộng sự (2013).

3.3.3.3 Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản

Tỷ lệ các khoản cho vay khách hàng được đo lường bằng cách lấy tổng khoản cho vay khách hàng chia cho tổng tài sản của một ngân hàng i. Các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính của ngân hàng và luôn được kỳ vọng sẽ có tác động dương đối với khả năng hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Nếu các yếu tố không đổi, tiền gửi huy động chuyển hóa thành các khoản vay càng nhiều, thì lợi nhuận kỳ vọng sẽ cao hơn và đó cũng là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đạt một tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản kỳ vọng thì ngân hàng phải chịu rủi ro phát sinh như: nợ xấu. Do vậy yếu tố này được tác giả kỳ vọng sẽ tác động hai chiều đến khả năng sinh lời của ngân

28

hàng. Các thực nghiệm trước đây cũng chỉ ra rằng có tác động hai chiều giữa tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản và lợi nhuận ngân hàng, trong khi Tu (2017), San & Heeng (2012) Syafri (2012), Gul và các cộng sự (2013) chỉ ra rằng có tác động cùng chiều thì Anbar

& Alper (2011) cho rằng là ngược lại.

3.3.3.4 Tỷ lệ tiền gửi huy động trên tổng tài sản

Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng được đo lường bằng cách lấy tổng tiền gửi khách hàng chia cho tổng tài sản của một ngân hàng i. Tiền gửi huy động là nguồn vốn hoạt động chính của ngân hàng. Càng nhiều các khoản huy động được chuyển thành các khoản vay, lợi nhuận sẽ kiếm được nhiều hơn. Tuy nhiên nếu huy động quá nhiều thì ngân hàng cũng phải trả lãi suất tương ứng, điều đó ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận ngân hàng nếu các khoản huy động không được hoạt động hiệu quả. Do vậy tác động kỳ vọng tiền gửi huy sẽ tác động ngược chiều đối với khả năng sinh lời của các NHTM. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó Obamyi (2013), Anbar và Alper (2011).

3.3.3.5 Tỷ lệ thanh khoản

Trong mối quan hệ giữa tính thanh khoản và lợi nhuận, chỉ số thanh khoản được tính bằng cách lấy tiền và các khoản tương đương tiền chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ trên cho ta thấy phần trăm của tiền và các khoản tương đương tiền trong cơ cấu tổng tài sản. Tiền và các khoản tương đương tiền có tính thanh khoản cao, cho nên nếu tỷ số càng cao thì mức độ thanh khoản của ngân hàng sẽ càng được đảm bảo,khi đó, nguồn lợi ngân hàng thu được tăng lên. Mặc dù các ngân hàng phải tốn thêm một khoản chi phí để duy trì thanh khoản nhưng không đáng kể. Thêm vào đó hiện này các ngân hàng ở Việt Nam quản lý tài sản thanh khoản cực kỳ tốt và luôn ở mức ổn định. Do vậy tác giả kỳ vọng tỉ

lệ thanh khoản sẽ tác động cùng chiều với tỉ suất sinh lời của ngân hàng. Hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Tu (2017), San & Heng (2013), Syafri (2012), Obamyi (2013), Anbar & Alper (2011).

3.3.3.6 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ vốn CSH được đo lường bằng cách lấy tổng vốn CSH chia cho tổng tài sản. . Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng đến

29

các quyết định kinh doanh, phản ánh quy mô và hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng

đó, vì vậy ngân hàng cần quản trị tốt nguồn vốn này để tạo ra lợi nhuận kì vọng. Tỷ lệ vốn của ngân hàng càng cao, chi phí sử dụng vốn của ngân hàng càng giảm, và từ đó lợi nhuận của ngân hàng theo đó sẽ tăng lên. Hơn thế nữa, việc gia tăng tỷ lệ vốn cũng có thể mang lại các khoản thu nhập bất ngờ từ việc giảm chi phí đã dự đoán trước từ những nguy cơ về kinh tế (bao gồm cả về phá sản). Vì vậy, nhóm tác giả kì vọng yếu tố này có tác động cùng chiều đến lợi nhuận. Phù hợp với các nghiên cứu của San & Heng (2013), Syafri (2012), Obamyi (2013), Anbar và Alper (2011).

3.3.3.7 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP

Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP để kiểm soát cho các cho kỳ kinh tế vĩ mô. Nếu tỷ lệ này tăng cao qua các năm là một dấu hiệu tốt, nó cho thấy các cơ hội kinh doanh được cải thiện, nhu cầu tín dụng sẽ tăng và như vậy lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng cao hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ này âm cho thấy rằng nền kinh tế đang bất ổn, không có sự tăng trưởng tốt và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ gặp khó khăn theo, nhu cầu cho vay cũng có xu hướng giảm nên lợi nhuận của ngân hàng cũng theo đó mà giảm sút. Do đó, tốc độ tăng trưởng GDP được kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều với lợi nhuận của NHTM.

3.3.3.8 Tỷ lệ lạm phát

Nhìn chung, lạm phát không phải lúc nào cũng có hại cho nền kinh tế. Nếu nền kinh tế có thể duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải, có thể nó sẽ có tác dụng mở rộng tín dụng, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu để lạm phát tăng quá cao (ở mức từ 2-3 con số mỗi năm), nó sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nền kinh tế. Vì vậy, tỷ lệ lạm phát được tác giả kỳ vọng sẽ tác động hai chiều đến lợi nhuận của NHTM.

30

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày mô hình nghiên cứu, công thức và cách đo lường cũng như ý nghĩa và kỳ vọng dấu của các biến. Đồng thời tác giả đã cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Các phân tích định lượng và phân tích hồi quy sẽ được cụ thể hóa ở chương 4.

31

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)