CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.3 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HỒI QUY
Ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM sẽ lần lượt được hồi quy và chọn ra mô hình phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu.
4.3.1 Ước lượng mô hình Pooled OLS
Bảng 4.4 Kết quả ước lượng mô hình Pooled OLS
ROA Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Prob
LOAN 0.0074338 0.0036932 0.045
DEPOSIT -0.0212368 0.0038492 0.000
LIQUIDITY 0.0068311 0.0050481 0.177
SIZE 0.0027131 0.0003921 0.000
CAPITAL 0.0831337 0.0088209 0.000
GDP -0.0257266 0.0334168 0.442
INF 0.0059523 0.0066283 0.370
Hằng số -0.0392152 0.0083566 0.000
R2 = 0.3360
R2 hiệu chỉnh = 0.3224
Prob > F = 0.000
Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp
Kết quả ước lượng theo mô hình Pooled OLS cho thấy các hệ số hồi quy đều có
ý nghĩa thống kê ở mức 10% trừ biến LIQUIDITY , riêng 3 biến DEPOSIT, SIZE và CAPITAL có hệ số hồi quy ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Mức độ giải thích mô hình chỉ
46
tương đối khá (R2 = 33.60%) với ý nghĩa là các biến độc lập giải thích được 33.60% sự biến thiên của dữ liệu.
4.3.2 Ước lượng mô hình FEM
Bảng 4.5 Kết quả ước lượng FEM
ROA Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Prob
LOAN 0.0177042 0.0042183 0.000
DEPOSIT -0.0290019 0.003924 0.000 LIQUIDITY 0.0150243 0.0053763 0.006
SIZE 0.0024252 0.000691 0.001
CAPITAL 0.068846 0.0087598 0.000
GDP -0.0256203 0.0285289 0.370
INF .0019624 0.0070852 0.782
Hằng số -0.0345937 0.0142925 0.016 R2 = 0.2991
Prob > F = 0.000
Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp
Kết quả ước lượng mô hình FEM cho thấy có 4 biến trong mô hình có mức ý nghĩa thống kê 1 % là LOAN, DEPOSIT, LIQUIDITY và CAPITAL. Bên cạnh đó, các biến không có ý nghĩa thống kê lần lượt là SIZE, GDP và INF. Hệ số R2 = 0.2991, điều
đó cho thấy biến độc lập giải thích được 29.91% sự biến thiên của dữ liệu trong mô hình.
4.3.3 Ước lượng mô hình REM
Bảng 4.6 Ước lương mô hình REM
ROA Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Prob
LOAN 0.0149302 0.0039413 0.000
DEPOSIT -0.0270806 0.0037873 0.000 LIQUIDITY 0.0130255 0.0051255 0.011
SIZE 0.0025103 0.0005191 0.000
47
CAPITAL 0.0720164 0.0084274 0.000
GDP -0.0257822 0.0287614 0.370
INF 0.0030098 0.0064128 0.639
Hằng số -0.0358284 0.0108776 0.001 R2 = 0.3243
Prob > F = 0.000
Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp
Kết quả ước lượng mô hình REM cho thấy tất cả các biến vi mô đều có ý nghĩa thống kê 1% lần lượt là LOAN, DEPOSIT, LIQUIDITY, SIZE và CAPITAL. Hệ số R2
= 0.3243, điều đó cho thấy biến độc lập giải thích được 32.43% sự biến thiên của dữ liệu.
4.3.4 Kiểm định lựa chọn mô hình
4.3.4.1 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và REM
Để lựa chọn mô hình Pooled OLS hay REM, tác giả sử dụng kiểm định nhân tử Lagrangian, giả thuyết kiểm định nhân tử Lagrangian được mô tả như sau:
H0: phương sai giữa các đối tượng không thay đổi, mô hình Pooled OLS phù hợp H1: phương sai giữa các đối tượng thay đổi, mô hình REM phù hợp
Dựa vào kết quả ước lượng ở phụ lục 3.2 có thể thấy rằng hệ số Prob > chibar2 là 0.000, điều đó cho thấy giả thuyết H1 được chấp nhận. Kết quả là mô hình REM phù hợp.
4.3.4.2 Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và REM
Để lựa chọn mô hình FEM hay REM, tác giả sử dụng kiểm định Hausman, giả thuyết kiểm định Hausman được mô tả như sau:
H0: không có tương quan giữa sai số và biến giải thích, mô hình REM phù hợp H1: có sự tương quan giữa sai số và biến giải thích, mô hình FEM là phù hợp. Kết quả kiểm định Hausman ở phụ lục 3.1 cho thấy hệ số Prob > chi2 là 0.0001
< 0.05, điều đó cho thấy giả thuyết H1 là phù hợp. Kết quả là mô hình FEM là phù hợp.
Tóm lại, sau khi tác giả sử dụng kiểm định nhân tử Lagrangian và Hausman để kiểm định sự lựa chọn mô hình thì có thể thấy mô hình FEM là phù hợp nhất.
48
4.3.4.3 Kiểm định F-test
Để lựa chọn mô hình hồi quy Pooled OLS và FEM, tác giả sử dụng kiểm định F Test, giả thuyết kiểm định được mô tả như sau:
H0: không có tương quan giữa sai số và biến giải thích, mô hình Pooled OLS là phù hợp
H1: có sự tương quan giữa sai số và biến giải thích, mô hình FEM là phù hợp. Kết quả kiểm định ở bảng 3.3 (phụ lục 3) cho thấy hệ số Prob>chibar2 = 0.000<0.01, do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Do đó mô hình FEM là phù hợp.
4.3.4.4 Kiểm định thừa biến mô hình nghiên cứu
Sau khi ước lượng mô hình Pooled OLS, FEM, REM, tác giả nhận thấy rằng hệ
số hồi quy của các biến GDP và INF đều không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Do đó tác giả quyết định sử dụng kiểm định Wald để kiểm tra sự cần thiết của các biến không
có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Giả thuyết kiểm định Wald như sau:
H0: biến GDP và INF là không cần thuyết
H1: biến GDP và INF là cần thiết
Kết quả kiểm định Wald cho 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM ở phụ lục 4.4 – 4.6 cho thấy hệ số Prob > F đều lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10%, điều đó cho thấy giả thuyết H0 được chấp nhận. Kết quả là biến GDP và INF là không cần thiết trong mô hình nghiên cứu.