Hoạt tính sinh học

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm tinh dầu thiên nhiên sử dụng cho xe hơi (Trang 21 - 24)

1.2.1 Những kinh nghiệm dân gian [7, 8]

Ở Việt Nam, cam được trồng khá phổ biến và có nhiều công dụng trong nền đông

y Việt Nam. Trong đó hoa, lá và vỏ cam được sử dụng chữa nhiều bệnh. Giảm cholesterol xấu: vỏ cam có thể giảm lipoprotein xấu (cholesterol xấu – LDL) trong cơ thể. LDL làm tăng nguy cơ các bệnh tim và đau tim. Pectin trong vỏ cam giúp giảm cholesterol và có khả năng giảm huyết áp.

Cải thiện tiêu hóa: Vỏ cam có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao trong vỏ cam giúp điều chỉnh nhu động ruột và phòng ngừa táo bón. Đây là một phương pháp điều trị tốt cho nhiều triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa, gồm khó tiêu, đầy hơi, hội chứng ruột kích thích, trướng bụng và ợ nóng. Pectin có trong vỏ cam giúp kích thích

sự phát triển của các vi khuẩn lành mạnh trong ruột.

Chống lại các dấu hiệu lão hóa: Tinh dầu vỏ cam chứa nhiều hợp chất monoterpene chống oxy hóa cao hạn chế sự thành gốc tự do gây nếp nhăn và chảy xệ da. Tinh dầu vỏ cam trộn với yến mạch và mật ong sử dụng vào buổi sáng làm da săn chắc.

Ngoài ra cam còn có nhiều công dụng khác như: chữa hôi miệng, viêm phế quản,

dã rượu bia, cải thiện giấc ngủ và chữa cảm cúm . Cảm cúm là bệnh thường gặp mỗi khi

cơ thể gặp phải thời tiết chuyển mùa, điều trị cảm cúm thường phải điều trị những hiện tượng kèm theo, nhu sốt, ho, đờm … Sử dụng vỏ cam để trị ho do cảm cúm là một trong những phương pháp dân gian thường được sử dụng.

Mặc dù có nhiều kinh nghiêm dân gian về công dụng của vỏ cam trong cuộc sống. Tuy nhiên vỏ cam vẫn có nhiều tiềm năng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác. Bởi vậy cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về giá trị của vỏ cam trong lĩnh vực dược học và

8

dược phẩm.

1.2.2 Tác dụng sinh học

- Nghiên cứu trên thế giới :

Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học, đặc tính sinh học, lợi ích của cam nói chung và tinh dầu cam. Các nghiên cứu tập trung vào thành phần vitamin C chiếm hàm lượng lớn trong nước ép cam. Thành phần flavonoid và monoterpene trong vỏ cam cũng được nghiên cứu nhiều chỉ ra nhiều giá trị sinh học cao.

Năm 2012 Parle Milind và các cộng sự chỉ ra các đặc tính của tinh dầu cam: thuộc tính chống oxy hóa liên quan đến monoterpene, flavonoid, hợp chất phenolic và pectin

có trong vỏ cam. Các flavonoid chính được tìm thấy trong các loài cây có múi là hesperidin, narirusin, naringin và eriocitrin chất chống oxy hóa hòa tan trong nước. Với đặc tính đó nghiên cứu chỉ ra các chất này ức chế sự phát sinh gốc tự do trong cơ thể. Điều này làm giảm sự hỏng các mô ở môi trường nước cả bên trong và bên ngoài tế bào.

Từ kết quả này, các nhà khoa học chỉ ra uống tinh dầu cam làm giảm mức độ nghiêm trọng của các tình trạng viên như hen suyễn, viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, khả năng diệt côn trùng và kháng nấm cũng được đề cập trong nghiên cứu này. Các saponin trong vỏ có hoạt tính diệt bọ gậy. Thành phần chính chống nấm của cam là limonene (84,2%), linalol (4,4%) và myrcene (4,1%)[1]. Các chất này ức chế hiệu quả phân hủy sinh học gây ô nhiễm lưu trữ của nấm A. Nigeria.

Theo báo cáo gần đây của tổ chức Y Tế Thế Giới trái cây họ cam quýt có chứa: vitamin C, carotenoid, flavonoid và limonene. Các hợp chất này làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu giúp bảo vệ tim mạch tốt hơn. Ngoài ra, flavones polymethoxylate (PMFs) trong vỏ trái cây họ cam quýt cũng làm giảm cholesterol hiệu quả mà không cho thấy bất kỳ tác dụng phụ nào [9]. Bên cạnh đó, tinh dầu cam cũng có tác dụng chữa bệnh và chống viêm khớp. Hoạt động chống viêm của Citrus Sinensis là do sự hiện diện của polymethoxyflavone. Hàm lượng flavone polymethoxy đặc biệt là Nobixlin chịu trách nhiệm cho các hoạt động chống viêm của một số chiết xuất vỏ cam quýt. Ngoài ra các carotenoid, zeaxanthin, β-cryptoxanthin và phytonutrients làm giảm đáng kể nguy

cơ bị viêm khớp dạng thấp. Những người tiêu thụ lượng zeaxanthin và cryptoxanthin

9

cao cho thấy khả năng bị viêm khớp dạng thấp ít hơn 52%. Do đó tinh dầu vỏ cam được phối vào các sản phẩm thuốc phục vụ phòng chống và chữa các bệnh liên quan đến xương khớp[10].

Hiện nay, đặc tính tính chống ung thư của tinh dầu cam đang là xu hướng nghiên cứu các nhà khoa học. Đặc tính này phụ thuộc vào đặc tính chống oxy hóa của các phân

tử và khả năng điều chỉnh hoạt động giải độc các men gan. D-limonene thành phần chính của tinh dầu vỏ cam với tính chống oxy hóa cao. Tính chất này của D-limonene làm giảm nguy cơ ung thư miệng, da, phổi, vú, dạ dày và ruột kết. Thành phần hóa học khác trong vỏ cam là hesperidin, diosmin và các flavonol polymethoxylate. Các hợp chất tăng kháng sinh mạnh mẽ chống lại các tế bào ung thư dạ dày. Ngoài ra, β- cryptoxanthin (một carotenoid màu cam đỏ) hiện diện với số lượng lớn trong nước ép cam. Hợp chất này tăng cường hoạt động của tế bào lympho T. Tế bào này có tác dụng ức chế các kháng nguyên làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi [11]. Năm 2018 Bhavini B. Shah người Ấn Độ và các cộng sự đã chỉ ra đặc tính chống oxy hóa của thành phần limonene có trong tinh dầu vỏ cam. Hoạt tính chống oxy hóa của D-limonene và Trolox được nghiên cứu trên sáu phương pháp: DPPH, ABTS, FRAP, khử Fe, ức chế gốc tự do

OH* và superoxide. Kết quả nghiên cứu chỉ ra D-limonene giảm hình thành gốc tự do tốt hơn Trolox với cường nồng độ khảo sát. Kết quả này cho thấy khả năng đầy hứa hẹn của tinh dầu trong điều trị ung thư [12].

Ngoài các tác dụng sinh học trên, tinh dầu cam với thành phần chính là limonene, α-pinene và terinene-4-ol mang lại mùi thơm nhẹ nhàng. Mùi hương này làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi giúp tăng cường sự tập trung. Với tác dụng đó tinh dầu cam được

sử dụng như một loại thuốc an thần. Tinh dầu cam thường được phối vào các sản phẩm thường như xà phồng, các thiết xông tinh dầu, các loại sản phẩm hơi,…[1] .

- Nghiên cứu trong nước :

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lợi và công sự (2013) thực hiện khảo sát khả năng chống oxy hóa của tinh dầu cam sành bằng phương pháp DPPH. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng ức chế sự hình gốc tự do DPPH của tinh dầu cam sành Hưng Yên là 43,02 ± 0,16 % ức chế. Nghiên cứu cũng đã rút ra các thành phần tạo hương trong tinh

10

dầu vỏ quả có múi có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn vitamin C (39,04 ± 0,6 % ức chế)

và α-Tocopherol (20,96 ± 0,44 % ức chế) trong cùng điều kiện khảo sát. Từ kết quả đó, nghiên cứu đã khảo sát khả năng kháng khuẩn của các thành phẩn tạo hương trong tinh dầu vỏ quả cam. Khả năng kháng khuẩn được thực hiện trên các chủng vi sinh vật như sau: Staphylococcus aureus KC1, Shigella KC2, Salmonella typhi KC3, Bacillus cereus KC4 bằng phương pháp khuếch tán thạch. Các vòng kháng khuẩn được hình thành cho thấy khả năng kháng khuẩn mạnh của tinh dầu với các vi khuẩn đã kiểm định.

Nhóm tác giả Trần Thị Phả (Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên) nghiên cứu tác dụng của tinh dầu cam (sản xuất bằng kỹ thuật chưng cất lôi cuốn hơi nước) trong phân hủy lốp xe[13]. Nghiên cứu dựa trên phương pháp đo thời gian phân hủy của lốp xe bằng tinh dầu và aceton. Thời gian trung bình khi xử lý bằng tinh dầu cam là 4,18 phút còn của aceton là 2.7 phút. Mặc dù kết quả cho thấy aceton tối ưu hơn tinh dầu. Nhưng điều quan trọng, tinh dầu là hợp chất tự nhiên không gây hại và lượng tinh dầu sau khi xử lý lốp có thể thu hồi lên đến 95-96% cho tái sử dụng.

Tóm lại các nghiên cứu trong và ngoài nước đều chỉ ra được nhiều đặc tính quan trọng của các thành phần tạo hương trong tinh dầu cam. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho ứng dụng loại tinh dầu này vào trong một sản phẩm thực tế.

Mặc dù, tinh dầu cam có nhiều đặc tính tốt đối với sức khỏe và không gây ra các tác dụng phụ. Nhưng khả năng bay hơi nhanh do khối lượng phân tử nhỏ làm ành hưởng đến sự khuếch tán cũng như thời gian lưu trữ. Bên cạnh đó, tinh dầu cam chứa một lượng lớn các hợp chất không bão hòa rất dễ bị oxy hóa. Sự oxy hóa là do các tác nhân như nhiệt độ, ánh sáng, sự hiện diện của kim loại làm chất lượng bị biến đổi trong thời gian lưu trữ. Để tăng cường khả năng ổn định mùi hương cũng như kéo dài thời gian sử dụng của các loại tinh dầu này đang được nghiên cứu và phát triển. Nhiều phương pháp đã được ứng dụng và việc ứng dụng polymer trong việc định hương các loại tinh dầu đang

là xu hướng các nhà khoa học quan tâm.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm tinh dầu thiên nhiên sử dụng cho xe hơi (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)