Vai trò của khu công nghiệp - khu chế xuất trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Một phần của tài liệu Nguồn vốn fdi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở tp hcm khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 24 - 31)

CHƯƠNG 2: TH ựC TRẠNG KHU CÔNG NGHIỆP - KHU CHẾ XUẤT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Vai trò của khu công nghiệp - khu chế xuất trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Trong gần 15 năm qua, kể từ khi khu chế xuất Tân Thuận - KCX đầu tiên ở nước ta được thành lập và phát triển năm 1991 tại TP.HỒ Chí Minh, đến cuối tháng 10/2005, cả nước đã có 127 KCN được thành lập với diện tích đất tự nhiên

là 25.780 ha (trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 17.210 ha) phân bô" rộng khắp trên 46 tỉnh, thành phô". Quy mô bình quân các KCN là 205 ha/KCN, KCN lớn nhất là KCN Phú Mỹ I (Bà Rịa-Vũng Tàu) 954 ha và KCN nhỏ nhất là KCN Bình Đường (Bình Dương) 17 ha. Trong sô" 127 KCN này, có 75 KCN đang vận hành có tổng diện tích đâ"t tự nhiên là 16.381 ha (trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 11.114 ha) đã lâ"p đầy hơn 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê và 52 KCN đang trong thời kỳ triển khai đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 9.400 ha.

Qua gần 15 năm xây dựng và phát triển, các KCN đang từng bước thể hiện rõ vai trò không thể thay thê" của nó trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các KCN trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào việc hiện đại hoá hệ thông kết cấu hạ tâng, thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp nói riêng

và của toàn bộ nền kinh tê" nói chung. Vai trò của KCN thể hiện ở các khía cạnh sau:

SVTH: PHẠM THỊ THANH LAN Trang 12

1.1 KCN - KCX huy động một lượng vốn lổn, từ nhiều nguồn để phát

triển kinh tế

Thực tiễn nền kinh tế Việt Nam cho thấy nhân tô" hàng đầu, nếu không nói là quan trọng nhất đôi với công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như đối với sản xuất kinh doanh của nền kinh tế là phải có vốn lớn. Muôn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành với tốc độ nhanh cần phải có cơ chế, chính sách

và biện pháp huy động được nguồn vốn nhiều nhất, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả nhất. KCN - KCX đi liền với nó là một hệ thống các cơ chế chính sách thu hút đầu tư tương đối đồng bộ, trong những năm qua đã huy động được một lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế. Tác dụng huy động vốn của KCN - KCX được thể hiện ở hai mặt:

Trước hết là, huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế trong nước, đây là nguồn vốn

có tính chất quyết định, là nhân tô" nội lực. Những năm đầu xây dựng KCN - KCX, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của KCN - KCX trong việc huy động nguồn vốn bên trong, chúng ta đã xem nhẹ việc thu hút các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN - KCX. Điều này có thể thây rõ ở sô" dự án và tổng vốn đầu tư của thành phần kinh tê" trong nước vào KCN - KCX trong thời gian này còn rất hạn chê". Chỉ tới vài năm gần đây, vai trò của khu vực trong nước mới được chú trọng, dòng vốn đầu tư trong nước vào KCN - KCX tăng đáng kể, sô" dự

án trong nước hai năm gần đây đã vượt so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đến tháng 10/2005, các KCN - KCX cả nước thu hút được hơn 2.100 dự án trong nước với tổng vô"n đầu tư đăng ký gần 100.000 tỷ đồng. Kết quả này cho thây rõ tiềm lực của khu vực kinh tê" trong nước và là kết quả của chủ trương phát huy nội lực để xây dựng và phát triển kinh tê" của Đảng và nhà nước ta.

Thứ hai, KCN - KCX là một giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tê" từ khi xây dựng KCN - KCX cho đến nay, sô" dự án và tổng vốn đầu tư nước ngoài vào KCN - KCX không ngừng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP________________ GVHD: Th.s NGUYEN TRỌNG HẠNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP______________ GVHD: Th.s NGUYỀN t r ọ n g h ạ n h

gia tăng và chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng vốn FDI đầu tư trên cả nước. Tổng sô" dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN - KCX đến tháng 10/2005 là gần 2.000 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 17 tỷ USD.

1.2 KCN - KCX là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ câ"u kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Cùng với dòng vốn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự

án sản xuất kinh doanh trong KCN - KCX, các nhà đầu tư nước ngoài còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đó

là chưa kể tới những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn của Nhật Bản) đầu tư vào KCN - KCX, như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel..., các dự án này đã du nhập vào Việt Nam những công nghệ hiện đại, ở những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử...

KCN - KCX là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp, v ề mặt lượng, đương nhiên KCN - KCX góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng GDP của các ngành kinh tế tạo ra trên cả nước, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp do các doanh nghiệp KCN - KCX tạo ra luôn tăng qua các năm, từ 13% năm 2000 lên 26,4% năm 2004 và tăng 28% năm

2005. Nhưng quan trọng hơn, về mặt chất, KCN - KCX đã thu hút được các dự án

có hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí, sản xuất ôtô, xe máy, dụng cụ văn phòng, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng... Mặc dù sô" lượng các dự án này trong KCN — KCX mới chiếm khoảng 5-10% sô dự án, nhưng cũng đã góp phần phát triển những ngành nghề mới, đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề công nghiệp. Các dự án đầu tư vào KCN - KCX tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giầy... và công nghiệp chê" biến thực phẩm (chiếm trên 50% tổng sô" dự án), đây là các dự án thu hút nhiều lao động và có tỷ lệ xuất khẩu cao.

SVTH: PHẠM THỊ THANH LAN Trang 14

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP______________ GVHD: Th.s NGUYỀN t r ọ n g h ạ n h

Các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm là những ngành truyền thống,

đã có từ lâu ở nước ta, nhưng các dự án trong KCN - KCX đã góp phần nâng cấp các ngành này về dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, phải kể tới đóng góp của KCN - KCX vào nâng cao tỷ trọng các ngành dịch vụ công nghiệp như dịch vụ tư vấn, thiết k ế xây dựng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông... Đây là những dịch vụ có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc

tế và có giá trị gia tăng khá, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Tóm lại, KCN - KCX đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cả về mặt chất và lượng.

1.3 KCN - KCX đã tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, thích ứng với nền công nghiệp hiện đại; một đội ngũ cán bộ có trình độ quản

lý giỏi

Mở mang KCN - KCX để tạo ra nhiều hơn chỗ làm việc là một trong những mục tiêu quan trọng của nước ta. Mặc dù việc thu hút nguồn nhân lực làm việc chưa phải là lớn, hiện khoảng 700.000 người, nhưng điều quan trọng là sô" lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, được trực tiếp làm việc trong một môi trường làm việc có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Các doanh nghiệp KCN - KCX, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp tiên tiến, có tác động lan toả và nâng cao nền tảng trình độ lao động của đội ngũ lao động Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp KCN - KCX còn thu hút một lượng lớn người lao động Việt Nam vào các vị trí quản lý doanh nghiệp, đội ngũ lao động này được tiêp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự... Đội ngũ lao động này, khi chuyển

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s NGUYỄN t r ọ n g hạ n h

đi làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam, hoặc tự mình khởi nghiệp sẽ áp dụng phương thức quản lý tiên tiến đã tiếp thu được vào hoạt động của doanh nghiệp mình, từ đó sẽ vừa nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp, vừa truyền đạt những kiến thức quản lý cho người lao động Việt Nam khác.

Như vậy, xét trên các góc độ, vai trò của KCN - KCX không chỉ dừng lại ở việc đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao mà quan trọng hơn là tác động lan truyền của nó tới các doanh nghiệp Việt Nam khác. Các KCN đã thực sự góp phần vào việc nâng cao trình độ chung của lao động nước ta.

1.4 KCN - KCX đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp, vào kim ngạch xuất nhập khẩu và ngân sách cả nước

Các doanh nghiệp KCN - KCX trong 15 năm xây dựng và phát triển đã đóng góp một tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp cả nước. Nếu như năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp do các KCN - KCX tạo ra đạt hơn 3,5 tỷ USD chiếm 13,7% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, thì đến năm 2004, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp KCN - KCX đã đạt được 11,2 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2000 và chiếm tới 26,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Như vậy, các KCN -KCX đã đóng góp đáng kể vào việc tăng trưởng công nghiệp và nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP. Đây là biểu hiện rõ nét nhất về mặt lượng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Phần lớn các doanh nghiệp KCN - KCX, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng công nghiệp chủ yếu để xuất khẩu, năm

2004 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN - KCX đạt gần 5

tỷ USD, gấp 2,5 lần so với năm 2000 và chiếm 18,7% trong tổng giá trị xuất khẩu

cả nước, riêng đối với giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu, chiếm 27%. Trong kế hoạch 2005, con số’ này tương ứng sẽ là 20% và 29%. Tuy nhiên, nhận thức vai

SVTH: PHẠM THỊ THANH LAN Trang 16

trò của các doanh nghiệp FDI trong KCN - KCX đối với xuất khẩu sẽ là thiếu sót nếu không kể tới vai trò của các doanh nghiệp trong nước, mặc dù đóng góp của các doanh nghiệp này vào kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé, nhưng các doanh nghiệp đã góp phần tạo nguồn hàng để giải quyết nhu cầu thị trường trong nước, giảm bớt việc nhập khẩu hàng hoá để phục vụ sản xuất. Tóm lại, vai trò của các doanh nghiệp KCN - KCX kể cả trong và ngoài nước thể hiện ở chỗ, các doanh nghiệp góp phần cân đốì cán cân thương mại theo hướng gia tăng xuất khẩu và giảm bớt nhập khẩu những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được.

Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KCN - KCX đã đóng góp nhất định vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Năm 2004, các doanh nghiệp KCN - KCX nộp ngân sách hơn 500 triệu USD, gấp 5 lần so với năm 2000, và năm

2005 sẽ đóng góp trên 600 triệu USD.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP________________ GVHD: Th.s NGUYỄN t r ọ n g h ạ n h

1.5 KCN - KCX góp phần phát triển hệ thông kết cấu hạ tầng của đất nước

Để thu hút đầu tư vào KCN - KCX, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai nhanh dự án, ngoài các chính sách ưu đãi về tài chính và quản lý thuận lợi của nhà nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN - KCX đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng. Việc thu hút đầu tư xây dựng

và kinh doanh hạ tầng KCN - KCX có ý nghĩa về nhiều mặt:

Thứ nhất, huy động một nguồn vôn lớn để đầu tư xây dựng hệ thông kết cấu

hạ tầng KCN — KCX. Cho đên tháng 10/2005, cả nước có 127 dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN - KCX, trong đó có 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút một lượng vốn hơn 1 tỷ USD và hơn 300.000 tỷ đồng. Hệ thống kết câu hạ tầng trong và ngoài hàng rào đồng bộ và hiện đại trong KCN - KCX, bao gồm cả hệ thống điện nước, bưu chính viễn thông, không chỉ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN - KCX hoạt động, mà việc còn có tác

SVTH: PHẠM THỊ THANH I BẠI HỌC MỦ TP.HCM

Thứ hai, hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi trong KCN - KCX sẽ có tác dụng

thu hút đầu tư vào KCN - KCX, nhanh chóng lấp đầy diện tích đất trong KCN - KCX. Thực hiện được mục tiêu của việc xây dựng KCN là thu hút đầu tư lấp đầy KCN - KCX.

1.6 KCN -KCX góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước quản lý về KCN - KCX

KCN - KCX là một mô hình mới được xây dựng và phát triển ở Việt Nam, nên thực tế việc triển khai mô hình này trong thời gian qua đã xuất hiện rất nhiều vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước về KCN - KCX, như phân cấp, uỷ quyền trong KCN - KCX, thủ tục hành chính trong đầu tư vào các KCN - KCX, các vấn

đề về thuế... Thực tiễn phát triển KCN - KCX đã cho chúng ta rất nhiều bài học trong quản lý nhà nước về KCN -KCX nói riêng và quản lý nhà nước nói chung. Đến nay, bộ máy quản lý KCN - KCX đã được hình thành một cách thống nhất từ Trung ương tới địa phương bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý KCN - KCX cấp Trung ương và các Ban Quản lý KCN -KCX cấp tỉnh. Việc quản lý KCN - KCX đang diễn ra theo xu hướng uỷ quyền và phân cấp mạnh mẽ cho Ban Quản lý các KCN - KCX cấp trình trong việc quản lý hoạt động đầu tư trong KCN - KCX. KCN - KCX cũng là nơi có điều kiện để thực hiện tốt cơ chế

“một cửa, tại chỗ”, tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư khi làm thủ tục đầu tư vào KCN - KCX. KCN - KCX cũng là nơi cho các cơ quan nhà nước “thử nghiệm” các chính sách và ngày càng hoàn thiện các chính sách đó cho phù hợp với thực tế.

Ngoài ra, quá trình phát triển KCN - KCX những năm qua cũng là quá trình phát triển của hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN - KCX với nhiều hình thức đa dạng, có hiệu quả và tính chuyên nghiệp ngày càng cao; bước đầu hình thành một

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP________________ GVHD: Th.s NGUYỀN t r ọ n g h ạ n h

dụng kích thích sự phát triển kinh t ế của địa phương nơi có K CN - KCX.

SVTH: PHẠM THỊ THANH LAN Trang 18

Tóm lại, mặc dù mô hình KCN - KCX được triển khai ở nước ta mới được 15 năm, nhưng đã khẳng định được vai trò to lớn của nó trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. KCN - KCX góp phần huy động nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế, xây dựng hệ thông kết cấu hạ tầng, nâng cao trình độ của đội ngũ lao động thích ứng với nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn fdi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở tp hcm khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)