CHƯƠNG 2: TH ựC TRẠNG KHU CÔNG NGHIỆP - KHU CHẾ XUẤT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2. Thực trạng về các khu công nghiệp - khu chế xuất ở thành phô" Hồ Chí M inh
2.3 Lao động và quản lý lao động
- Qui mô lao động:
Theo số liệu của phòng Quản lý lao động-Ban QL các KCN, KCX, tính đến
tháng 6 /2003, có 10 KCN, KCX trong số 14 KCX, KCN có đăng ký chính thức lao động. Tổng sô" có 127.734 người. Lao động nữ chiếm tỷ lệ trung bình trên 70%, cá biệt có nơi chiếm trên 80%.
Lao động ngoài tỉnh chiếm tỷ lệ trung bình từ 50% -70%. Do yêu cầu đầu
tư, tình hình thu hút lao động ngoài tỉnh có xu hướng ngày càng gia tăng. Từ năm
2000 đến 2003, tỷ lệ lao động ngoài tỉnh ở một sô" KCN đã tăng lên đáng kể : KCX Tân Thuận từ 48% tăng lên 60%; KCX Linh Trung từ 2% tăng lên 75%.
Ba KCN và KCNC còn lại đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn chỉnh, nên hoạt động sản xuất công nghiệp chưa có hoặc nếu có thì rất ít lao động nên không có sô" thông kê chính thức.
- Ngành nghề và trình độ của lao động:
Lao động được thu hút vào làm việc tại các KCN, KCX theo các ngành nghề đa dạng. Lao động tập trung theo thứ tự : ngành may da giày - 23,2%; ngành may thời trang 19%; ngành điện, điện tử - 11%; Còn lại rải rác ở các ngành cơ khí, nhựa, cao su, thực phẩm, dệt. Chỉ riêng lao động trong 2 ngành may thời trang và da giày đã chiếm đến 42% tổng sô" lao động.
Do đặc điểm ngành nghề nên cần nhiều lao động nữ, thí dụ ngành may thời trang, may da giày có tỷ lệ lao động nữ rất lớn, từ 85-90%; có doanh nghiệp
LUẬN VĂN TổT NGHIỆP______________ GVHD: Th.s NGUYỄN t r ọ n g h ạ n h đến 98 % là lao động nữ.
Trình độ lao động trong các KCN - KCX bình quân như sau:
- Cao đẳng, Đại học: 5,2%.
- Trung cấp và công nhân lành nghề: 4,6%
- Phổ thông trung học: 27,6%.
- Phổ thông cơ sở: 62,6%.
Phần lớn doanh nghiệp thu hút lao động có trình độ phổ thông. Trong đó lao động có trình đô văn hóa cấp 2 chiếm gần 50%. Đặc biệt, lao động trong các ngành may, da giày có trình độ học vấn rất thấp, đến 65% lao động ngành may thời trang và 78% lao động ngành da giày chỉ có trình độ văn hóa đến cấp 2. Lao động có trình độ văn hóa cấp 3 chiếm tỷ lệ trung bình là 27,6%, nhưng tập trung nhiều nhất ở ngành điện- điện tử, ngành may thời trang và may da giày.
Lao động có trình độ như đại học, trung cấp, công nhân lành nghề chỉ chiếm dưới 10% trong cơ cấu lao động, và cũng tập trung ở ngành may, cơ khí, điện và điện tử. Với yêu cầu phát triển của các khu CN, khu CNC thì đây thật sự
là bài toán khó cho TP trong thời gian từ nay đến 2005, nếu không có chương trình liên kết đào tạo với các tỉnh trong Vùng KTTĐ phía Nam.
- v ề tình hình quản lý lao động :
Ngoài 2 KCX Tân Thuận, Linh trung I và KCN Bình Chiểu có lực lượng lao động tương đốì ổn định, trên 90% có hợp đồng lao động, còn hầu hết các KCN còn lại việc quản lý lao động còn thiếu chặt chẽ. Đặc biệt là KCX Linh Trung 2 và KCN Tân Thới Hiệp, tỷ lệ có hợp đồng lao động chỉ đạt từ 10-20%. Nhưng thực tế Hợp đồng lao động cũng không có khả năng ràng buộc người lao động mà chỉ để giải quyết khi có tranh chấp. Có rất ít doanh nghiệp có lập sổ lao động cho người lao động : KCX Linh Trung 1 có 43% lao động có sổ LĐ; KCX
SVTH: PHẠM THỊ THANH LAN Trang 33
LUẬN VÀN TỐT NGHIỆP______________ GVHD: Th.s NGUYỄN t r ọ n g h ạ n h Tân Thuận, KCN Tây bắc c ủ Chi, KCN Tân Bình chỉ có từ 9-16% lao động có sổ lao động; còn các KCN khác hoàn toàn không làm sổ lao động cho công nhân hoặc chỉ có sổ lao động đôi với lao động chủ chốt, lao động làm công tác quản lý. Điều này cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền lợi của người lao động chưa được thực hiện theo đúng Luật Lao động.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong các KCN, KCX cũng chưa thực sự chú trọng về nội qui lao động. Hiện mới chỉ có 226 trên tổng sô" 400 doanh nghiệp thống kê của 10 KCN, KCX có nội qui lao động, chiếm 56,5%.
Do tính chất lao động không ổn định nên sô" liệu lao động sử dụng thực tế được thống kê tại các KCN, KCX chênh lệch rất lớn so với sô" lao động trong danh sách đăng ký chính thức tại Phòng quản lý lao động của Ban quản lý các KCN, KCX. Chẳng hạn, sô" lao động tại KCN Tân Tạo sử dụng thực tê" khoảng 20.000 người, nhưng sô" báo cáo chỉ có 8.817 người; tại KCN Vĩnh Lộc là 15.000 người nhưng sô" báo cáo chỉ có 6.192 người...Sở dĩ có tình trạng biến động rất lớn
về lao động ở các KCN là do có nhu cầu lao động thời vụ, thời gian sử dụng không ổn định, nên dẫn đến tăng hoặc giảm lao động thất thường. Với thực tê" tình hình sử dụng lao động của các KCN như hiện nay, đã gây khó khăn râ"t lớn cho các địa phương trong quản lý nhân khẩu là lao động từ các địa phương khác đến làm việc và tạm trú tại địa phương.
- v ề tuyển dụng và đào tạo lao động:
Hiện công tác sơ tuyển, tư vân lao động cho các doanh nghiệp của Trung tâm dịch vụ việc làm còn rất hạn chê". Nhiều lao động có trình độ học vân nhưng không được đào tạo bài bản, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Trình độ hiểu biết về pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng và những hiểu biết
về xã hội của người lao động còn nhiều hạn chê". Hậu quả là vừa làm thiệt hại quyền lợi của bản thân người lao động, vừa gây tổn thất cho doanh nghiệp, và
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s NGUYEN TRỌNG HẠNH
ảnh hưởng tới môi trường đầu tư.
Người lao động chưa có tác phong lao động công nghiệp vì phần lớn họ vừa rời ghế nhà trường hoặc từ các vùng sản xuất nông nghiệp đến Thành phố nên ý thức tổ chức kỷ luật kém, tuỳ tiện, thích tự do. Đây là một trong những vấn
đề các nhà đầu tư rất quan tâm.
Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam cũng hạn chế, một phần do nhiều quốc gia đầu tư như Nhật, Đài Loan, Mỹ, Pháp..., một phần do người lao động không có điều kiện học tiếng nước ngoài trước khi được tuyển dụng. Đây cũng là một khó khăn cho người lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài. Một vấn đề đang là nghịch lý hiện nay là người có trình độ ngoại ngữ lại không
có chuyên môn, còn người có chuyên môn lại không đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ. Điều này thể hiện rõ điểm yếu về trình độ quản lý tổ chức, lao động tiền lương, nhân sự...của các doanh nghiệp trong KCX.
Theo thông tin mới nhất của Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Ban QL các KCN, KCX TP.HCM, năm 2004 có nguy cơ thiếu hụt lao động cung ứng cho các ngành may, da giày. Nguyên nhân là lao động phổ thông ngoại tỉnh hiện đã
có xu hướng chuyển dịch về các tỉnh lân cận TP, do tại đây đã thành lập thêm một số các khu CN. Hơn nữa trong đợt nghỉ Tết vừa qua, một số lao động về quê sau đó nghỉ luôn do ngán ngại điều kiện lao động của ngành may, và lương thấp.
Do năng lực đào tạo của các cơ sở trên địa bàn, việc tạo nguồn đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề đặt ra nhiều thách thức. Theo Trung tâm dịch vụ việc làm của Ban quản lý KCN, KCX, trong tổng sô" 24.600 lao động dự kiến sẽ thu hút vào các KCX-KCN của TPHCM trong năm 2004, lao động kỹ thuật chiếm khoảng 20%. Ngoài việc nâng cao tay nghề, bổ sung lao động kỹ thuật từ lực lượng công nhân sản xuất, nguồn cung ứng chủ yếu từ Trường Cao đẳng Công nghệ & Quản trị doanh nghiệp (CTIM) thuộc Ban quản lý các KCN, KCX hoặc
SVTH: PHẠM THỊ THANH LAN Trang 35
liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng với các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề của Thành phô". Ngoài ra trên thực tế, khả năng cung ứng lao động kỹ thuật
từ các trường này vẫn còn hạn chế. Điển hình như lao động kỹ thuật bậc cao vận hành máy công ghệ cao, nồi hơi... có nhu cầu rất lớn trong thời gian tới, nhưng chắc chắn sẽ bị khan hiếm vì ít trường có đủ điều kiện đào tạo.
Trước yêu cầu này, một kế hoạch đào tạo nguồn lực lao động kỹ thuật trình độ cao đang được Ban quản lý các KCN, KCX nghiên cứu. Theo đó, dự kiến
từ nay đến 2005, trường CTIM sẽ được nâng cấp từ cao đẳng lên bậc đại học, liên kết đào tạo với các trường ĐH nước ngoài. Ngoài đào tạo tại trường, một phần thời gian học, người lao động sẽ được đưa ra nước ngoài đào tạo cả về chuyên môn kỹ thuật lẫn kỹ năng quản lý, tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.
Tóm lại, với mức thu nhập bình quân tại doanh nghiệp trong các KCX là 800.000đ - 900.000 đ/người/tháng, ở doanh nghiệp KCN là 600.000-700.000 đ/người/tháng, thì thực tế các KCN, KCX đã giải quyết việc làm cho một sô" lượng lớn lao động tại chỗ cũng như từ các tỉnh, làm tăng nguồn lao động cho nền kinh tê" Thành phô". Con em của nhiều gia đình trong diện phải di dời để giao đất cho xây dựng KCN, KCX đã có việc làm trong các doanh nghiệp, góp phần ổn định đời sông.
Nhưng mặt trái của việc gia tăng nguồn lao động là những áp lực về nhà ở,
về các công trình phúc lợi công cộng, về yêu cầu đào tạo tay nghề phù hợp với ngành nghề đầu tư vào các KCN, KCNC đối với Chính quyền TP, và gây khó khăn trong vân đề quản lý trật tự xã hội tại các khu vực xung quanh các khu công nghiệp. Có thể nói hầu hết các khu vực dân cư xung quanh các khu công nghiệp hiện nay đều lộn xộn do tình trạng cho thuê nhà ở cho công nhân. Trong đó phải
kể đến khu vực 3 xã huyện Bình Chánh gồm Tân tạo, Vĩnh lộc, Bình trị Đông, nơi có các khu CN Tân tạo, Vĩnh lộc, Pouchen đang là điểm nóng của TP trong việc xây dựng nhà trọ cho thuê tự phát, thiếu điều kiện sinh hoạt và môi trường
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP________________ GVHD: Th.s NGUYỄN t r ọ n g h ạ n h
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s NGUYỀN t r ọ n g h ạn h
an ninh trật tự xã hội phức tạp.