CHƯƠNG 2: TH ựC TRẠNG KHU CÔNG NGHIỆP - KHU CHẾ XUẤT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3. Đánh giá thành tựu của khu công nghiệp và khu chế xuất ở Thành phô" Hồ Chí Minh
3.1 Thành tựu:
Chủ trương qui hoạch một hệ thống các KCX, KCN tập trung trên địa bàn TP.HCM là phù hợp, và thiết thực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Thành phô" giai đoạn 2001-2010 . Đó là do quá trình phát triển KCX, KCN đã góp phần tạo ra một lực lượng sản xuâ"t mới, quan hệ sản xuất mới, tác động tích cực đến đổi mới cơ chế QLNN và đóng góp nhiều kinh nghiệm cho cả nước về xây dựng và phát triển KCX, KCN ở các địa phương khác
Các KCX sau 15 năm thành lập và hầu hết các KCN sau lOnăm thành lập đã triển khai giải tỏa mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển mục đích sử dụng trên 2 ngàn ha được quy hoạch KCX, KCN từ đất nông nghiệp kém mầu mỡ thành đất công nghiệp có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh như điện, nước, đường giao thông, các cơ sở dịch vụ, các công trình bảo vệ môi trường.., với gần 350 nhà máy đã được xây dựng, làm thay đổi hẳn cảnh quan môi trường, thay đổi một phần cơ cấu kinh tế của nhiều xã vùng ngoại thành, góp phần giải quyết việc làm chỉnh trang đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sự phát triển thành công các KCX, KCN đã tạo ra sự chuyển biến là thực hiện thành công bước đầu 5 mục tiêu của Chính phủ đề ra đối với các KCN - KCX:
s Thu hút đầu tư trong và ngoài nước;
s Giải quyết việc làm cho người lao động;
s Du nhập kỹ thuật hiện đại;
s Kinh nghiệm quản lý tiên tiến
LUẬN VÁN TỐT NGHIỆP______________ GVHD: Th.s NGUYỀN t r ọ n g h ạ n h
•S Tạo nguồn thu ngoại tê, thúc đẩy nền kinh tế nội địa phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phô" Hồ Chí Minh.
Tác động hình thành cơ chế chính sách mới đóng góp cho cả nước.
Sau 15 năm xây dựng KCX và lOnăm xây dựng KCN, đội ngũ cán bộ từ Ban quản lý đến công ty đầu tư cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp KCX-KCN đều trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong quản lý cũng như trong công tác phục vụ cho KCX-KCN.
3.2 Hạn chế:
- Việc quy hoạch một hệ thông các KCN, KCX, thiếu sự phôi hợp trong một tổng thể phát triển CN giữa Thành phô" với các tỉnh lân cận trong Vùng là chưa phù hợp. Hiện nay quy hoạch, xây dựng, phát triển các KCN trong các tỉnh vùng kinh tê" trọng điểm phía Nam còn bị chia cắt địa giới hành chính nặng nề. Hậu quả là một tỷ lệ rất lớn lao động ngoại tĩnh (50-70%) nhập cư vào TP, trong khi
đó Thành phô" đang có nhiều bất cập về nhà ở, quản lý hộ khẩu; quy hoạch khu dân cư mới, các vấn đề xã hội và tệ nạn xã hội phát sinh chưa được giải quyết đúng mức, kịp thời đã gây áp lực lớn về đáp ứng nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học đối với Chính quyền TP.
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phô" tuy vẫn giữ được vị trí hàng đầu trong đó có sự đóng góp to lớn của các KCN, KCX, nhưng do có bất cập về cơ câu ngành và sản phẩm, đầu tư chiều sâu và đầu tư mới nên khoảng cách về nhịp
độ tăng trưởng và về trình độ sản xuất trong phát triển công nghiệp giữa thành phô" với các tỉnh trong Vùng KTTĐ và khu vực đang bị rút ngắn dần.
v ề quản lý công nghiệp thiếu thông nhất trên địa bàn, chỉ có khu CN là được quản lý tập trung theo qui hoạch thống nhất. Còn các cụm CN chưa được tổ chức theo qui chuẩn qui hoạch xây dựng, do đó trong tổng qui hoạch phát triển CN chưa giải quyết được vân đề LLSX, mà chỉ mới phân đất làm CN cho quận huyện
SVTH: PHẠM THỊ THANH LAN Trang 39
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP______________ GVHD: Th.s NGUYỀN t r ọ n g h ạ n h
nên các khu công nghiệp tại TP.HCM rất phân tán không hỗ trợ được nhau; không tiết kiệm về hạ tầng; không tổ chức được lao động dân cư.Đặc biệt các cụm CN phát triển rời rạc, manh mún.
Việc qui hoạch các khu công nghiệp chưa xem xét đến vị trí địa lý (liên quan đến khu vực dân cư, cơ sở hạ tầng, nguồn tài nguyên...của địa phương), chủ yếu phát triển dựa vào các tuyến đường giao thông chính có sẩn, không qui hoạch các tuyến giao thông mới phục vụ phát triển khu công nghiệp; Qui hoạch tổng thể TP
đã qua nhiều lần điều chỉnh, nhưng đến nay qui hoạch phát triển CN trên địa bàn vẫn bị chia cắt, chưa có kết nối tổng thể các KCN với khu vực xung quanh các KCN. Thiếu đồng bộ trong xây dựng hạ tầng giữa trong và ngoài hàng rào KCN, làm cho các KCN trở thành những “Ốc đảo “ trong tổng thể xây dựng đô thị của TP; thiếu đồng bộ với các công trình phục vụ cho các khu công nghiệp như nhà ở của công nhân, các công trình phúc lợi công cộng khác trong tổng thể bô" trí dân
cư trên địa bàn Thành phô".
Chất lượng các KCN chưa cao, chưa ngang tầm quốc tê"; chưa xác định rõ chuẩn mực của mô hình khu CN, chưa có điều kiện chuyển đổi cơ cấu ngành nghề tạo điều kiện thu hút nhanh vốn đầu tư mới, kỹ thuật-công nghệ và quản lý kinh tê" tiên tiến, thúc đẩy tăng trưởng kinh tê" trên địa bàn TP.HCM nhằm đạt được mục tiêu công nghiệp là hạt nhân “tạo thị”, góp phần hình thành các thị trân, đô thị mới quanh các KCN của Thành phô".
- Tuy sô" lượng các KCN - KCX trên địa bàn thành phô được phê duyệt nhiều, nhiều địa phương đua nhau lập các KCN - KCX trong khi chưa đủ các yếu tô" để KCN - KCX phát triển, thậm chí, lập các KCN - KCX để “giữ đất, chiếm đất”
Một tồn tại đang trở nên bức xúc lớn hiện nay khi qui hoạch các KCN - KCX, chỉ chú trọng qui hoạch sản xuâ"t công nghiệp, không chú ý đến qui hoạch đồng
bộ nhà ở cho công nhân, gây tình trạng phức tạp về an ninh và trật tư xã hội. Phát
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP______________ GVHD: Th.s NGUYỄN t r ọ n g h ạ n h
sinh tình trạng xây dựng nhà bất hợp pháp để cho thuê, một sô' chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường, gần các khu vực có xí nghiệp công nghiệp gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
- v ề lao động, có hơn 50% là lao động từ các tỉnh khác đến, việc ăn ở tạm bợ, đi lại gây ùn tắc giao thông giao thông vào giờ cao điểm đã tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác của thành phô' mà hiện tại các cơ quan chức năng chưa có giải pháp nào hữu hiệu được triển khai.
- Các KCN-KCX hiện nay chưa đặt vân đề bảo vệ môi trường, biện pháp xử lý các chất thải trong công nghiệp... chưa được đề cập và giải quyết triệt để.
- Việc cạnh tranh không lành mạnh về giá thuê đâ't của một sô' KCN trong và ngoài địa bàn thành phô' dẫn đến việc thu hút đầu tư của một sô' KCN bị hạn chế; bên cạnh đó còn kéo theo cả một sô' doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm vào khu vực không đúng quy hoạch.
- Giá thuê đất tại KCN thực tê' còn quá cao đối với một sô' doanh nghiệp khi họ muốn di dời vào KCN để sản xuất, thêm vào đó họ phải trả các chi phí dẫn đến giá thành sản phẩm của họ tăng lên không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề nhưng địa điển sản xuất ở địa bàn khác hoặc ngoài KCN.
Các KCN - KCX ở thành phô' Hồ Chí Minh không ngừng được xây dựng và phát triển, đã đi vào hoạt động với hàng trăm dự án đầu tư, đủ các ngành nghề, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, tuy nhiên, bên cạnh
đó vẫn còn một sô' khó khăn như về giá thuê đất quá cao, ô nhiễm môi trường, chưa chú trọng đến việc sinh hoạt, ăn ở cho người lao động, chất lượng các KCN
- KCX chưa cao. Vì vậy, đòi hỏi trong thời gian tới, đòi hỏi thành phô' Hồ Chí Minh khắc phục các hạn chê' trên, tạo một môi trường đầu tư thuận lợi để có thể thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
SVTH: PHẠM THỊ THANH LAN Trang 41
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.s NGUYỄN TRỌNG HẠNH