LÝ LUẬN CHUNG VE TÔN GIÁO

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cộng đồng người chăm bà la môn ở ninh thuận khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

2.1.1. Định nghĩa tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến các nước trên thế giới

và tồn tại từ xa xưa trong lịch sử các dân tộc. Tôn giáo luôn luôn gắn liền với

xã hội loài người, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, dần dần tôn giáo đã trở thành một lực lượng xã hội hùng mạnh, chi phôi, ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

Các từ điển thường định nghĩa tôn giáo là sự sùng bái và sự thờ phụng của con người đối với thần linh, hoặc các mối quan hệ của con người với các thần linh. Định nghĩa như thế chỉ là nói được những biểu hiện bên ngoài mà chưa nói lên được bản chất xã hội của tôn giáo.

Vì vậy, câu hỏi “Tôn giáo là gì?” trong việc truy nguồn về bản chất bên trong của nó, là mối quan tâm của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau khi muôn tìm hiểu và khám phá sự huyền bí trong nó.

> Thần học: Tôn giáo là những biểu hiện của thế giới siêu nhiên đến với đời sông con người, là Đấng tối cao tuyệt đối. Con người đến được với

nó, là nhờ vào sự “mặc khải” của các thần linh (quan niệm này đã tồn tại từ thời Trung cổ).

> Triết học: Tôn giáo chỉ là sự hoang tưởng do không nhận thức được về thế giới tự nhiên, tôn giáo chính là sự biện minh cho những khiếm khuyết trong nhận thức của con người, hay nói một cách khác, là sự hạn chế của nhận thức.

> Sinh học: Tôn giáo như một cấu trúc bẩm sinh trong con người, gắn với con người và luôn luôn tồn tại cùng con người.

> Tâm lý học: Tôn giáo như một trạng thái tâm lý đặc biệt.

■ Tôn giáo là nỗi cô đơn của con người, chưa cảm thấy cô đơn chưa đến với tôn giáo;

■ Tôn giáo là sự sợ hãi do thiếu tự tin của con người;

■ Con người luôn cảm thấy sự khiếm khuyết của mình, do đó phải luôn cố gắng vươn lên đạt đến sự hoàn thiện...

> Xã hội học: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, xuất hiện vùng với sự xuất hiện xã hội và mang những chức năng của xã hội...

LUẬN VĂN TỐT N G H IỆP TRANG 21

SVTH: CÙ THI THUỲ HƯƠNG GVHD: TS. BẢ TRUNG PHU

Nhìn chung có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ những ngành khoa khác nhau và những quan điểm khác nhau, song tựu trung có những đặc trưng

cơ bản, chung nhất về tôn giáo, thể hiện một cách tương đối về mặt định nghĩa với 3 đặc trưng cơ bản sau:

* Tôn giáo là một hiện tượng văn hoá - xã hội: khẳng định đây là một hiện tượng xã hội đặc biệt, rất phức tạp, đa dạng; khẳng định về mặt văn hoá, chính là muốn xem tôn giáo như là sản phẩm trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người;

* Tôn giáo là sự phản ánh hoang tưởng thế giới hiện thực: tất cả những biểu tượng của tôn giáo đều mang yếu tô" có thật, được nhào nặn, sắp xếp theo ý chí chủ quan của con người nhằm thoả mãn một nhu cầu tâm linh nào đó của con người;

* Niềm tin vào thế giới siêu nhiên: đây là đặc trưng cốt lõi nhất và

là phương thức tồn tại của tôn giáo. Phản ánh bản chất môi quan hệ của các tôn giáo là môi quan hệ giữa niềm tin của con người với sự tồn tại của siêu nhiên, giúp phân biệt tôn giáo với những lĩnh vực khác của đời sống tinh thần trong kiến trúc thượng tầng.

Từ những đặc trưng cơ bản trên, có thể khái quát thành một định nghĩa

về tôn giáo:

“Tôn giáo là một hiện tượng văn hoáxã hội, nó phản ánh th ế giới hiện thực một cách hoang tưởng và hình thành niềm tin vào thê' giới hoang tưởng đó trong cộng đồng các tín đồ

Trong luận văn này, trên góc độ xã hội học thì định nghĩa về tôn giáo trên được xem là cơ sở nền tảng , luận cứ cơ bản được thông nhất xuyên suốt trong quá trình phân tích các vân đề trong luận văn.

2.1.2. Chức năng và vai trò của tôn giáo

Để hiểu bản chất xã hội của tôn giáo, cần nhận thức được chức năng

và vai trò xã hội của tôn giáo. Đây là vân đề cơ bản, nhưng cũng rất phức tạp

và hiện đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Tuy nhiên ở đây với mục đích, yêu cầu của đề tài luận văn, chỉ đề cập đến một sô" chức năng cơ bản có liên quan trực tiếp đến vấn đề được trình bày, phân tích trong luận văn.

> Đ ền bù, an ủi, ảo tưởng

Trong cuộc sông, con người luôn phải đô"i đầu với rất nhiều khó khăn, sự thất vọng, đau khổ, bất công... Trước những vân đề đó, tôn giáo đóng vai trò là yếu tô" đền bù hư ảo cho sự bất lực, yếu ớt của con người ', an ủi, khuyên khích con người hướng vào những lực lượng siêu nhiên do chính mình

SVTH: CÙ THI THUỲ HƯƠNG GVHD: TS. BẨ TRUNG PHU

tưởng tượng ra, để giải quyết những yếu kém, bất lực của mình trước những hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Tín đồ Hồi giáo, họ tìm đến với tôn giáo, thực hiện các quy định giáo luật, với mong muôn được Đấng Allah soi sét, cứu rỗi cho họ trong cuộc đời hiện hữu, nhưng điều quan trọng nhất và quan tâm nhất của họ, chính là Ngài phán xét, để họ được sông nơi Thiên Đàng - nơi mà cuộc sống vĩnh cửu với đầy hoa thơm quả ngọt, không có thiên tai bất trắc và tất cả những đau khổ như cõi đời trần tục.

> T h ế giới quan

Với chức năng này, tôn giáo mong muôn hệ thông hoá về nhận thức thế giới quan cho các tín đồ của mình. Điều này tác động mạnh mẽ đến xúc cảm, tình cảm, niềm tin tôn giáo đối với các tín đồ hơn hết.

Tôn giáo bao gồm một cách cảm nhận thế giới, một cách giải thích xác định về thế giới và từng quá trình riêng lẻ trong thế giới ấy, về vũ trụ vi

mô và vĩ mô, về bản tính con người, ý nghĩa sự tồn tại của con người... trong thế giới quan của Hồi giáo có sự đánh giá về thế giới, thái độ nhìn nhận, xét đoán về thế giới.

Việc gắn cho tồn tại hiện thực một ý nghĩa “tạm thời”, kêu gọi đến

“Thiên Đường tươi sáng” tạo khả năng để tín đồ tin, bỏ lại phía sau mình những cái “hiện tại, bây giờ”, nuôi hy vọng sẽ thoát khỏi những khổ đau, bất hạnh, cô đơn, ngã lòng....Tất cả những gì sông và thực hành theo các điều giáo luật không chỉ cho hôm nay, mà quan trọng hơn cả là hướng đến cho cuộc sông mai sau khi được về bên Allah (sau khi chết).

> Liên k ết

Tôn giáo có một sức mạnh tạo nên một sự liên kết giữa các tín đồ trong cùng một cộng đồng tôn giáo; thông qua các quy định, luật lệ chặt chẽ trong các tín điều cơ bản của tôn giáo mình, cũng như thông qua các chức năng trên: cùng có chung mong muốn đạt được sự cứu rỗi, cùng chung một thế giới quan.

Cụ thể với đề tài luận văn ở đây, thông qua việc thực hiện các giáo luật quy định đối với các tín đồ Hồi giáo và nhất là việc cùng nhau thực hiện nghi lễ cầu nguyện chung buổi trưa thứ sáu là một hình thức củng cố mối liên kết giữa các tín đồ với nhau.

> Thường trực

Những tín đồ tôn giáo luôn luôn thường trực trong bản thân một tâm

lý tôn giáo. Điều này giúp cho họ cũng cố niềm tin vào tôn giáo mình đang

theo và là cơ sở để họ tự ý thức, tự giác trong việc thực hành các nghi lễ tôn giáo, các điều giáo luật.

LUẬN VĂN TỐT N G H IỆP TRANG 23

SVTH: CÙ THI THUỲ HƯƠNG GVHD; TS. BÁ TRUNG PHU

Cụ thể ở đây, mỗi tín đồ Hồi giáo luôn luôn cảm thấy có sự hiện diện của Đấng Allah bên mình. Mọi công - tội đều sẽ được ghi chép đầy đủ bởi hai thiên thần luôn theo sát bên hai vai. Do vậy, tốt nhất nên thực hiện nghiêm túc tất cả những điều quy định trong giáo luật, sông và suy xét mọi lẽ dựa theo kinh Qur’an, cầu nguyện thường xuyên để được che chở và nhận được sự khoang dung của Đấng tối cao.

> Đ iều chỉnh

Như các hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo có chức năng điều chỉnh. Tôn giáo tạo ra hệ thống các chuẩn mực và giá trị. Các chuẩn mực tôn giáo không những thể hiện trong lĩnh vực tiến hành giáo lễ, mà còn bao hàm trong các thuyết về luân lý và đạo đức - xã hội, chứa đựng cả những quy định

về khuyên khích và ngăn cấm một cách chi tiết để điều chỉnh cả hành vi đạo đức - xã hội của con người; điều chỉnh thái độ với bản thân, gia đình, với những người khác, với cộng đồng và với cuộc sống hàng ngày.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cộng đồng người chăm bà la môn ở ninh thuận khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)