GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI CHĂM

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cộng đồng người chăm bà la môn ở ninh thuận khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 57 - 60)

3.1. THựC TRẠNG

3.1.1. về tinh thần:

Một trong những tôn giáo chính của người Chăm hiện nay là Bàlamôn là tôn giáo đã có quá trình bản địa hoá mạnh, chỉ còn là cái vỏ bên ngoài vì không có liên hệ với các tôn giáo gốc nên hệ thống tổ chức không chặt chẽ, thiếu một sự điều hành thông nhất và thiếu hệ thống lãnh đạo, chỉ huy về tôn giáo trong cộng đồng tín đồ nên thường xáo trộn.

Giữa hệ thông chức sắc tu sỹ Chăm và hàng ngũ trí thức Chăm xuất hiện những khoảng cách. Trước năm 1975, tỷ lệ con em người dân tộc Chăm học đại học còn rất ít ỏi. Từ năm 1975 đến nay, đội ngũ trí thức Chăm phát hiện không ngừng với hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học trở thành bác sĩ, kỹ sử, nhà nghiên cứu (riêng bệnh viện Phan Rang đã có vài chục bác

sỹ người Chăm), đã có nhiều nhà nghiên cứu văn hoá Chăm. Họ nhận thấy sự lạc hậu của hệ thông chức sắc tu sỹ tôn giáo Chăm cả Bàlamôn lẫn Bàni, bởi nhiều chức sắc chỉ biết làm theo kiểu xưa sao, nay vậy”.

Hệ thông chức sắc tôn giáo ngày càng thiếu vắng một thế hệ kế tục trong tương lai. Tu sỹ, chức sắc tôn giáo Chăm ngày nay chẳng những đang suy giảm vai trò vị trí, uy tín trong cộng đồng mà còn mất dần quyền lợi

về kinh tế. Hàng ngũ chức sắc không còn là tầng lớp cao nhất trong xã hội Chăm như ngày xưa nữa. VI vậy,mặc dù là dòng dõi đẳng cấp tu sỹ, nhưng ngày nay thế hệ trẻ không muôn đứng vào hàng ngũ chức sắc. Lớp chức sắc

cũ thì đã lớn tuổi, lại không có đội ngũ k ế vị. Đây là một vấn đề không nhỏ trong thực trạng tôn giáo xã hội Chăm.

3.1.2. về vật chất:

Tôn giáo có tác động ít nhiều đến ăn uống của người Chăm, điều này đã có từ xa xưa, qua đó nó còn phản ánh ảnh hưởng của văn hoá An Độ đến xã hội Chăm từ khi Champa lập quốc và còn rõ nét cho đến nay. Mặt khác còn phản ánh sự tiếp xúc, giao lưu văn hoá thường xuyên với các tộc người cùng ngữ hệ và các tộc người vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Những món ăn của người Chăm xuất hiện trong những thế kỉ gần đây phản ánh sự giao lưu văn hoá với con người Việt, người Hoa, đặc biệt là người Việt ở Trung Bộ. Riêng các món ăn, cách ăn của người Chăm theo đạo BàNi và Islam ít nhiều phản ánh sự tiếp nhận văn hoá Hồi giáo của nhóm người Chăm này. An uống ít nhiều phản ánh các chặng đường lịch sử của người Chăm, cho

SVTH: CỦ TH I THUỲ HƯƠNG GVHD: TS. BẨ TRUNG PHU

dù người Chăm quan hệ với các tộc người khác với bất cứ hình thức nào đi chăng nữa như: quan hệ trao đổi buôn bán hoặc chiến tranh thì giao lưu văn hoá cứ diễn ra. Người ta có thể thấy người Chăm vẫn bảo lưu tốt những truyền thống của mình và tiếp thu thêm của tộc người khác không ngừng làm phong phú thêm những món ăn, uống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Các món ăn, uông của người Chăm Ninh Thuận ít nhiều phản ánh trình độ phát triển xã hội của mình, phản ánh cơ chế xã hội của người Chăm trong các thời kỳ lịch sử của người Chăm như các tầng lớp, đẳng cấp trong xã hội. Các món ăn uống của người Chăm còn phản ánh trình độ phát triển sản xuất của người Chăm còn phản ánh trình độ phát triển sản xuất của người Chăm. Vì theo quy luật chung của lịch sử phát triển xã hội loài người, khi sản xuất xã hội phát triển và trình độ xã hội phát triển thì tính phức tạp và sự chế biến các món ăn và tính phong phú của món ăn trong bữa ăn càng tăng theo nhu cầu. Những món ăn, uống, hút của người Chăm cũng ít nhiều phản ánh đời sông tâm linh của người Chăm thể hiện qua những món ăn trong những ngày lễ và những nghi thức trong ăn uống, hút. Dù sao trong lĩnh vực ăn uống, hút của người Chăm nhìn dưới góc độ Dân Tộc học vẫn còn nhiều bí ẩn cần khám phá. Những điều trình bày ở đây mới chỉ là kết quả bước đầu và cho ta những cảm nhận lý thú về lĩnh vực này.

v ề yếu tô" văn hoá ăn uống của người Chăm ở Ninh Thuận, bài luận văn có những nhận xét sau:

Yếu tô" văn hoá ăn uống của người Chăm ở Ninh Thuận còn bảo lưu và kê" thừa nhiều nét văn hoá cổ truyền của dân tộc như ăn uống với những món

ăn, cách chê"biến và sắp bày món cúng cũng mang những nét văn hoá “riêng” của dân tộc mình.

Tôn giáo chi phôi mạnh mẽ đến ăn uống của người Chăm ở Ninh Thuận thể hiện qua việc ăn chay trong tháng Ramadan đôi với tín đồ Hồi giáo và việc nghiêm cấm những món ăn mà tôn giáo đó quy định.

An uốíng của người Chăm ở Ninh Thuận còn thể hiện sự giao tiếp mạnh

mẽ với các dân tộc có nền văn hoá lớn như văn hoá A"n Độ, văn hoá của các dân tộc sông cận với mình như người Việt và thông qua người Việt, họ tiếp xúc với những loại hình ăn uống của nhiều dân tộc trên thê" giới. Điều này cho chúng ta thấy xã hội Chăm là một xã hội “mở” dễ tiếp cận với những cái mới nhưng không làm mất đi những sắc thái văn hoá truyền thông của dân tộc.

LUẬN VĂN TỐT N G H IỆP TRANG 53

SVTH: CÙ TH I THUỲ HƯƠNG GVHD: TS. BÁ TRUNG PHU

3.2. GIẢI PHÁP

v ề một trong những yếu tô" văn hoá vật chất là yếu tô" văn hoá ăn uống của người Chăm ở Ninh Thuận, bài luận văn xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ. Vấn đề nước dùng trong sinh hoạt của người Chăm ở vùng này. Như chúng ta đã biết rằng đây là một vùng khô hạn nhất nước nhất là vùng cư trú của người Chăm hiện nay. Họ sử dụng nguồn nước chính ở kênh Nhật bắt nguồn từ đập Đa Nhim chảy qua các làng Chăm cư trú. Đồng bào Chăm sử dụng nguồn nước này vào các việc sản xuất nông nghiệp, cho sinh hoạt hàng ngày. Vấn đề đặt ra ở đây là câ"p lãnh đạo địa phương nên chú ý vào việc cải tạo nguồn nước sinh hoạt bằng cách tuyên truyền cổ động bà con đào giếng. Bữa ăn thường ngày của người Chăm còn đạm bạc chỉ đủ để no chứ chưa cung câ"p được hàm lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể. So với người Việt sông cận

cư, cộng cư ở vùng này thì đời sông sinh hoạt của người Chăm còn kém hơn

và đây cũng là vân đề cần phải có một chính sách hợp lý để nâng cao đời sông của họ.

Yếu tô" văn hoá ăn uống của người Chăm ở Ninh Thuận giúp cho chúng ta hiểu thêm về tâm tư tình cảm của người Chăm, hiểu được quan niệm tâm lý của dân tộc này trong việc chê" biến và sử dụng các món ăn, thức uống, hiểu được khẩu vị, thị hiếu thẩm mỹ và tâm linh của họ về vân đề này. Điều

đó giúp cho nhà nghiên cứu về văn hoá dân tộc nói chung và dân tộc Chăm nói riêng để đưa đến sự hoà nhập tiếp thu cái mới của xã hội hiện đại vào từng dân tộc một cách hài hoà làm phong phú thêm nền văn hoá của dân tộc mình, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của dân tộc Việt Nam.

SVTH; CÙ TH I THUỲ HƯƠNG GVHD: TS. BẢ TRUNG PHU

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cộng đồng người chăm bà la môn ở ninh thuận khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)