CÁC LỄ NGHI CỦA NGƯỜI CHĂM BÀLAMÔN

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cộng đồng người chăm bà la môn ở ninh thuận khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 32 - 57)

2.3.1. Nghi lễ sinh đẻ:

Theo quan điểm của người Chăm, mục đích chính của cuộc hôn nhân

là sinh đẻ con cái đặc biệt là con gái, để có người nối dõi dòng họ. Ngược lại không có con là điều bất hạnh lớn nhất cho các cặp vợ chồng. Những người đàn bà lập gia đình mà không có con thường xin con hoặc cháu của chị em mình nuôi, để nối dõi và trông coi gia đình.

Trước năm 1975, ở hầu hết các vùng người Chăm sinh sông không

có trạm y tế, nhiều bệnh tật, dịch tả đã xảy ra tỷ lệ tử vong rất cao, điều đó càng khuyến khích ước muôn có nhiều con cái. Ngày nay do phương tiện kỹ thuật khoa học phát triển, nhiều cơ sở y tế đã mở ra ở các địa phương đã dẫn đến giảm dần tỷ lệ tử vong.

LUẬN VĂN TỐT N G H IỆP TRANG 27

SVTH; CÙ TH I THUỶ HƯƠNG GVHD; TS. BẢ TRUNG PHU

Ở người Chăm trước đây cũng như hiện nay, phụ nữ có thai phải kiêng kỵ nhiều thứ, không được ăn đu đủ bởi sự hài nhi mai kia có khuôn mặt

na ná dạng hình trái đu đủ không ai ưa. Họ không ăn chuôi hột, đặc biệt không ngồi ở cửa ra vào bởi tà ma làm cho họ đau yếu, ngoài ra không dùng bát, dĩa sẽ đẻ khó.

Trong những thập niên 60 của thế kỉ này trở về trước, khi các sản phụ chuyển bụng, gia đình sản phụ mang lễ đi mời bà mụ đến làm lễ cúng bà

mẹ sanh và đỡ đẻ, gọi là lễ “nhi mú bôi”. Lễ vật gồm 1 thước vải trắng, một chén gạo, mấy cây đèn sáp, trầu và rượu.

Phụ nữ Chăm thường đẻ ngồi ở trong buồng được che kín, hai tay vịn chặt vào cột nhà hoặc nắm chặt vào người thân. Trong thời gian sinh nở, theo phong tục không cho phép người khác tới gần trừ bà mẹ và bà mụ. Sau khi đứa trẻ sinh ra bà mụ cắt rốn bằng một vật bén như dao hay bằng một mảnh tre hoặc cây giang (nôl), đồ cắt rốn chỉ dùng một lần rồi bỏ. Nhau được đem chôn ở trong khuôn viên nhà. Có khi chôn ở trước cổng nhà theo quan niệm của người Chăm khi con cái lớn lên sẽ giỏi và khôn ngoan. Người ta phải lựa những giờ vắng để chôn, chẳng hạn vào lúc x ế trưa, khi chôn phải lặng thinh, không được nói chuyện.

Theo bà cụ Thập Thị Cua ở làng Văn Lâm huyện Ninh Phước, Ninh Thuận kể trước đây sản phụ Chăm nằm đẻ trong một cái chòi riêng. Sản phụ nằm ở đây trong một tuần lễ, xông hơi bằng lửa ngọn nên gọi là “nằm lửa lớn”. Thời gian này việc kiêng cử rất được chú ý, cấm các phụ nữ đến thăm trừ người thân, vì sợ sản phụ lây các chứng bệnh do người khác mang tới vì

“máu còn non”. Qua một tuần bà mụ làm lễ vái tổ và đưa sản phụ vào nằm trong nhà, xông hơi bằng lửa than và từ đó hết kiêng cử. Khi sản phụ vừa sinh con xong, sau khi cắt rốn thì cho tắm rửa bằng nước nấu với lá có mùi thơm để nguội và quấn tã bằng quần áo cũ của bô" mẹ để đứa trẻ quen hơi của cha mẹ nó.

Sau khi giải phóng miền Nam (1975) cách thức chuẩn bị sinh nở có những thay đổi. Phần lớn phụ nữ Chăm đến kỳ sinh nở đã đến các trạm xá, nhà hộ sinh. Trong các ca sinh ở khó đã gởi lên các bệnh viện huyện, tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn một sô" sản phụ sinh đẻ ở nhà. Trước ngày sinh đẻ, người chồng phải đóng cho vợ một cái giường bằng tre, mời bà mụ đến đỡ đẻ, cắt rốn, tắm rửa cho trẻ. Hiện nay sản phụ xông hơi bằng lửa than. Bà mụ đô"t lửa bên giường, gạt than đem vô nằm. Sau 3 ngày bà mụ hô"t tro đem đổ. Việc này kèm theo một lễ nghi mà lễ cúng gồm 3 trứng gà, 5 lá trầu, 5 miếng cau và 3 nắm cơm, một chum rượu, một cây đèn sáp ong. Lễ này cúng tại chỗ đổ tro. Thường là ở ngã ba hoặc ngã tư đường với ý nghĩa nhiều kẻ qua lại gặp lễ vật

SVTH: CÙ THI THUỲ HƯƠNG GVHD: TS. BÁ TRUNG PHU

họ hưởng và mang đi. Từ đó cứ 3 ngày gia đình hốt tro đi đổ một lần. Thời gian nằm lửa cũng như thời gian kiêng cử sau khi sinh dài hay ngắn tùy theo tình trạng sức khỏe của sản phụ. Người ta thôi nằm lửa và chấm dứt kiêng cử khi người sản phụ bình phục, đi đứng bình thường.

Thông thường khi trong gia đình có người sinh đẻ, người ta đốt một đám lửa ở giữa sân để mọi người biết. Trước sân nhà người ta còn đóng một cây cọc, chẻ đầu cọc ra, lấy một cây lửa đã tắt dắt lên. Sinh con gái thì đầu lửa quay vô, sinh con trao thì đầu lửa quay ra với ý nghĩa là con gái thì ở với mình, còn con trai thì lớn lên theo vợ về nhà khác. Sau đó người ra treo nhành xương rồng trước cổng vào, 7 ngày cho con trai và 9 ngày cho con gái. Đủ ngày thì hốt bếp nhổ cọc, có nơi không có định ngày, mà treo cho đến khi nào hết kiêng cử thì thôi.

Người ngoài thấy dấu hiệu đó, biết trong nhà có người sinh đẻ thì phải cẩn thận tuân theo những điều kiêng cử đã thành tập quán. Đặc biệt những người phụ nữ có kinh nguyệt và những người có một chứng bệnh nào

đó tuyệt đối không vào những nhà có người đang sinh đẻ trong thời gian này

để tránh những điều không may sẽ đến với sản phụ và hài nhi. Sản phụ và hài nhi luôn luôn ở trong phòng kín tránh mọi sự tiếp xúc với người ngoài.

Ngày đầu thức ăn cho sản phụ tốt nhất, theo quan niệm của người Chăm là cơm, cá nấu với trái đu đủ đặc biệt ăn với muôi rang hoặc nước mắm được kho keo lại và rất cay, nóng nhằm cho tử cung mau trở lại dạng bình

thường.

Đ ể giữ gìn cho đứa trẻ khỏi tác động có hại của lực lượng siêu nhiên, người ta áp dụng một sô" biện pháp như đeo bùa chú, đeo vòng (làm bằng dây).

Ngày nay, nhiều tập tục kiêng cử đã dần dần mất đi., trong thời gian

ở cử, người ta chăm sóc sản phụ cẩn thận hơn. Những điều kiện cho việc sinh

nở như đồ dùng, quần áo V . V . . . . đầy đủ hơn, nơi sinh sạch sẽ thoáng mát hơn, không tối tăm như trước. Mặt khác, nhà nước và chính quyền địa phương cũng càng chú ý hơn tới vân đề bảo vệ sức khỏe cho các bà mẹ trẻ em. Ngày nay, nhiều phụ nữ trong thời gian mang thai, sinh nở đã được các bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ (95% phụ nữ Chăm nhận được lời khuyên của thầy thuốc, nhận được sự giúp đỡ trong các cơ sở y tế). Khoảng 98% sô" chị em đã đến sinh nở tại các bệnh việ, trạm xá hộ sinh xã. Trong trường hợp ô"m đau, bên cạnh việc cúng bái, phổ biến đã kết hợp dùng thuốc hoặc đến điều trị ở các cơ sở y tê".

LUẬN VẤN TỐT N G H IỆP TRANG 29

SVTH; CÙ TH I THUỶ HƯƠNG GVHD: TS. BẢ TRUNG PHU

- Lễ KHAN PRỎH (Trình tổ tiênì;

Nghi lễ này rất đơn giản, sau khi đứa trẻ ra đời là một thành viên mới của gia đình, để được gia tiên “próh” phù hộ được khỏe mạnh. Thường làm lễ vào buổi x ế chiều, thầy được mời tới, lễ vật bao gồm 1 chai rượu, 3 trứng gà, thầy khấn vái các thần chú và tổ tiên phù hộ cho đứa trẻ. Ngoài ra trong lễ này đều phải có bông điệp mà theo người Chăm cho là lễ để cúng thần người Việt. Sau khi khấn vái thần linh xong lễ chấm dứt.

■ Lễ PLAU YANG (Lễ cúng đầy tháng);

ơ người Chăm Bàlamôn không có lễ cắt tóc hay lễ đặt tên cho đứa trẻ giống như người Chăm Islam Nam Bộ mà chỉ có lễ cúng đầy tháng.

Lễ cúng đầy tháng cũng đơn giản như lễ trình tổ tiên. Gia đình của đứa trẻ coi ngày nào tốt thì mời một ông thầy tới làm lễ. Lễ vật bao gồm gà, chuối, dừa, xôi. Lễ vật này được dâng lên cho một vị khuất mặt “ô próh” trong dòng họ, do đó khi một đứa trẻ ra đời, gia đình phải tổ chức cúng để báo cho “próh” biết sự có mặt của một vị thành viên mới, vì người Chăm quan niệm vong hồn gia tiên luôn luôn ở gần mình, người sông luôn luôn như tiếp xúc với giới vô hình qua việc cúng tế, lễ vái. Trong gia đình mọi biến cô" xảy

ra, gia chủ khấn vái gia tiên, rồi trình bày sự kiện để xin phù hộ. Ngoài việc cúng, thân nhân và người quen được mời đến dự đồng thời cũng mang quà đến tặng đứa trẻ.

Như đã nói ở trên người Chăm Bàlamôn khác với Chăm Islam Nam

Bộ, không có một lễ thức nào dành riêng cho việc đặt tên cho đứa trẻ. Cha hoặc mẹ họ tự chọn một cái tên cho con mình để làm giấy khai sinh; tên đó sẽ được dùng suốt đời. ơ người Chăm Ninh -B ình Thuận có tập quán con gái lấy

họ mẹ, con trai lây họ cha, và hiện nay có nhiều gia đình con cái lấy họ cha. Tên họ của người Chăm Ninh Bình Thuận hiện nay như: Bá, Châu, Đàng, Lâm, Nguyễn v.v... vốn là những tên họ do nhà Nguyễn đặt cho vào những thập niên đầu thế kỉ trước, nó hoàn toàn không phản ánh mối quan hệ họ hàng thân thuộc của người Chăm, không liên quan đến đời sông tinh thần của họ. 2.3.2 Lễ nghi đám cưới:

Bước đầu của lễ thành hôn là một giao đoạn khó khăn người ta thường dùng một danh từ có nghĩa rộng nhưng kín đáo cần nhiều tài xã giao, hùng biện đó là danh từ “pa liak panoih”. Đọc lên đã thấy nhiều nét dè dặt trong vân đề thông đạt và làm quen giữa 2 gia đình.

SVTH: CÙ TH I THUỶ HƯƠNG GVHD; TS. BẢ TRUNG PHU

Theo chế độ mẫu hệ, người con gái thuộc nội tộc, có bổn phận nội trợ, quản thủ tài sản, phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc chồng con và thờ cúng tổ tiên v.v....

Một vài trường hợp cần ghi nhận:

+ Trường hợp cô nàng không thích anh chàng. Anh chàng lại mê cô nàng, sự quyết định do cha mẹ đàng gái. Trường hợp trên có 2 cách giải quyết thường thấy:

- Cha mẹ đàng gái cũng không đồng ý, hôn nhân chắc chắn sẽ không thành.

- Cha mẹ đàng gái đồng ý. Hôn nhân có thể thành đạt việc chinh phục con gái cưng thường thường không khó lắm. Vì cha mẹ đặt đâu con ngồi đó là quan niệm xuyên suốt của chiều dài lịch sử của xã hội Champa xưa và tồn tại cho đến ngày nay. Nếu cha mẹ không thuyết phục được con gái thường xảy ra trường hợp ép duyên con gái với những câu thông thường:

Tình yêu sẽ đến sau hôn nhân, Tao có yêu ba mày hồi nào đâu?

Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Như vậy mới có hiếu. Ao mặc sao qua khỏi đầu. Bây giờ trời cho làm ăn nên nổi, con cháu đùm đề, đời sông vững vàng như ai, thấy không”. Sau đó cha mẹ tiến hành hôn nhân theo ý mình.

+ Trường hợp hai người xa lạ, không hề yêu nhau. Hai bên cha mẹ

tự kén chọn, lựa tuổi cùng tốt, môn đăng hộ đối, xứng đôi, tiến hành công việc cậy người làm mai mối dạm hỏi.

Duyên nợ hoàn toàn do cha mẹ đặt để. Phương thức này rất phổ biến

ở xã hội Chăm xưa, sau ngày giải phóng tuy còn nhưng giảm nhiều.

+ Trường hợp khác, con trai đã để ý người con gái, cha mẹ bên con trai khước từ. Cha mẹ bên đàng gái tán đồng. Hôn nhân có thể thành đạt dưới hình thức không có đám cưới linh đình. Mà theo hình thức tự ý tức đi lén (người Chăm gọi là nao klek). Nhưng sau đó ít lâu, chờ thời gian thuận tiện, cha mẹ bên đàn gái nhờ người có uy tín dẫn hai vợ chồng qua bên nhà cha mẹ đàng trai để thú tội, người Chăm gọi là nao thú với cha mẹ và họ hàng thân tộc bên nhà trai. Đặc biệt người Chăm nếu có chuyện phật ý, không vừa lòng hay để bụng. Tuy nhiên nếu có sự xin lỗi “nao thú”, họ sẩn sàng tha thứ.

Trong xã hội Chăm cũng như người Chăm nhất là cha mẹ bên nhà gái ít thích hình thức đám cưới thiếu danh dự (bok muta) này. Chỉ thường xảy

ra cho gia đình nghèo khổ. Hay những trường hợp cậu con trai nhà giàu gặp cô gái nhà nghèo dĩ nhiên cha mẹ trai không tán thành cuộc hôn nhân, do quan niệm môn đăng hộ đối trường hợp này ít xảy ra).

LUẬN VĂN TỐT N G HIỆP TRANG 31

SVTH: CÙ THI THUỶ HƯƠNG GYHD: TS. BẢ TRUNG PHU

+ Trường hợp hai bên cha mẹ đều không tán thành hôn nhân, có đôi trai gái thoát ly gia đình, muôn tự lập nhưng thực ra trường hợp rất hiếm có trong xã hội người Chăm.

■ Lễ Paluak Panôih (Dam hỏi);

Đây là giai đoạn hoạt động khó khăn nhất của gia đình cô gái, bởi nó luôn luôn diễn ra trong bí mật âm thầm càng kín đáo càng tốt. Vì ngại rằng câu chuyện mai mối không thành lại đổ bể ra, cả làng, cả vùng đều nghe tin thì tai tiếng không mấy tốt cho gia đình bên nhà gái và ngay thân phận cô gái nữa. Điều này được giải thích bởi những lý do sau:

v ề phương diện gia đình: Họ quan niệm rằng khi đàng trai khước từ lời cầu hôn của người mai mối khác gì họ chê bai gia đình đàng gái. v ấn đền thể diện và danh dự của gia đình thật to tát biết là bao. Xã hội Chăm rất quý

và tôn trọng danh dự. Khi bị xúc phạm là nỗi nhục của họ. Cho nên đã có câu

ca dao thường lưu truyền trong dân gian sau đây chứng minh quan niệm danh

dự gia đình rất lớn và hệ trọng.

“Dăk lihik kubao yâu Hơn đi mư lâu abok”

Tạm dịch là:

“ Thà mất đôi trâu Còn hơn xấu m ặt”.

Câu tục ngữ trên có ý nghĩa thể diện và danh dự gia đình trọng hơn vật chất. Nhiều trường hợp cũng do vấn đề hôn nhân không thành đã sinh ra mâu thuẫn và thậm chí thù hằn với nhau giữa gia đình này với gia đình khác và có khi giữa họ này với họ khác.

v ề phương diện th ân phận người con gái:

Việc dọn đường mai mối luôn luôn đặt trong k ế hoạch thầm kín và bí mật tối đa. Công việc được thành đạt thì không nói gì tốt cho con gái. E rằng câu chuyện lứa đôi không thành thì không thể tránh được lời gièm pha của láng giềng hàng xóm là “bị ế, bị chê”. Ngay cả việc mai mối cho lần tiếp theo trong tương lai cũng có nhiều trở ngại và ảnh hưởng rất lớn đến thân phận của người con gái.

Cho nên một con đường mai mối ngầm thật là quan trọng và hết sức

bí mật. Do vậy vị sứ giả hôn nhân (ôn Binhuk) mà gia đình nhà gái muốn nhờ cậy phải được đắn đo chín chắn, không phải ai cũng được.

Người mai mối ôn binhuk thường là bô lão có uy tín trong xóm làng,

có tài ăn nói, lợi khẩu, khéo léo và kiên trì, có quen lớn hay thân thuộc với bên đàng trai càng có lợi. Đặc biệt người mai mối phải có gia đình, có vợ, con

SVTH: CÙ THI THUỲ HƯƠNG GVHD: TS. BẢ TRUNG PHU

cái nhiều và cuộc sống gia đình ông ta phải khá giả và gia đình hạnh phúc. Thời gian thăm dò ý kiến cha mẹ đàng trai, lui tới kéo dài từ hàng tháng và có thể từ năm này qua năm khác.

Hiện nay để phụ vào công cuộc thăm dò ý kiến cha mẹ bên trai, cha

mẹ bên gái đôi khi cũng có dịp hỏi thăm ý định của chàng trai trong những lúc lui tới bên nhà gái.

Ngày xưa, người lớn chỉ chú trọng sự thoả thuận của cha mẹ là đủ. Nói thế, không phải đàng trai hoàn toàn thụ động. Cha mẹ và họ hàng bên trai có rất nhiều quyền đó là quyền tối hậu, quyền quyết định hôn nhân và được từ chối hay chấp nhận.

Hiện nay sự lựa chọn chú rể, cô dâu nhằm vào các tiêu chẩn sau:

> Vấn đề giai cấ p :

Vấn đề giai cấp còn ảnh hưởng nặng nề trên vấn đề hôn nhân giống như các thời kì cổ xưa của họ. Hai chiều hướng ngược nhau về quan niệm hôn nhân trong hiện tại đang làm cho bậc cha mẹ bối rối không ít.

Đa sô" luôn thích có vợ giàu (giàu theo quan niệm của người Chăm )

là sang trọng, sung sướng, khỏi khổ thân, nở mày nở mặt với thiên hạ. Không cần học hành nên thân. Quan niệm này áp dụng cho cả hai bên trai và gái.

Thiểu sô" quan niệm hôn nhân phải bình đẳng không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.

Dư luận của xã hội đôi với gia đình:

- Tai tiếng không tô"t của gia đình có nhiều ảnh hưởng không tốt đôi với vân đề hôn nhân.

- Xã hội người Chăm sông rất nể vì nhau, nhưng khi trái ý họ để bụng lâu đời.

> Vân để lưa chon dòng ho:

- Tránh những dòng lai căng: cha mẹ hoặc khác giống (như khác dân tộc, khác tôn giáo).

- Tránh họ Yang In. Vì mọi người cho rằng họ này không tốt.

- Tránh giai câ"p tôi tớ

Đức tính của người con gái được coi là tốt trong việc lựa chọn khi nói đến hôn nhân. Theo quan niệm xưa, người con gái không căn cứ vào sắc đẹp

bề ngoài mà chú trọng cái đẹp bên trong. Phương châm của người Chăm có câu:

“Siam binai hatai bau bruk, Jhiak binai hatai yâu mưh”.

LUẬN VĂN TỐT N G HIỆP TRANG 33

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu cộng đồng người chăm bà la môn ở ninh thuận khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 32 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)