3. Phân tích môi trường bên ngoài
3.1. Môi trường vĩ mô
3.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội
3.1.3.1. Lối sống:
Lối sống người Việt Nam được hình thành do điều kiện địa
lý, kinh tế, chính trí, trước hết là tâm lý và văn hoá dân tộc Việt Nam. Vì vậy, lối sống người Việt Nam chính là sự hoá thân của các đặc điểm truyền thống dân tộc, mang những nét riêng bản sắc con người và văn hoá Việt Nam.
Có nhiều yếu tố cấu thành nên lối sống, có thể kể ra một vài thành tố quan trọng nhất của nó như: Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh; Các phong tục tập quán; Cách
thức giao tiếp, ứng xử của con người; Quan niệm về đạo đức và nhân cách...
Cuộc cách mạng tin học, với hệ thống internet hoạt động hiệu quả làm tăng rất nhanh hàm lượng trí tuệ không chỉ trong ý thức, động cơ mà hành động của mỗi con người
mà trực tiếp hơn, nó làm tăng khả năng và hiệu quả của việc tổ chức, quản lý, sản xuất, dịch vụ, làm thay đổi cơ cấu xã hội một cách sâu sắc. Thông tin ngày càng thu hẹp không gian và tăng tốc thời gian, làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau, sự giao lưu hợp tác, sự liên kết mọi mạt hoạt động. làm biến đổi lối sống tù túng, chật hẹp trước đây, hình thành lối sống công nghiệp và kéo theo nó là trình độ quản lý, tác phong làm việc hiện đại.
Lối tiêu dùng của người Việt Nam vượt rất xa nhu cầu và
sở thích trước đây; nó được nâng lên tầm cao mới hết sức
đa dạng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội công nghiệp. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, lối sống tiêu dùng người Việt Nam chuyển mạnh từ tầm tiêu dùng của một nước nông nghiệp nghèo sang lối sống tiêu dùng của xã hội công nghiệp. Điều đó thể hiện rõ từ nhà ở với tiện nghi sinh hoạt hầu hết bằng đồ điện tử cho đến phương tiện đi lại bằng xe máy, ô tô. Chỉ trong khoảng một vài thập niên cuối thế kỷ XX. sản phẩm của nền công nghiệp cao hầu như đều có mặt trong từng gia đinh người dân thành phố:
từ ti vi, tủ lạnh cho đến video, máy vi tính, dàn vi sóng. Có thể nói, lối sống tiêu dùng của người Việt Nam ở các thành phố lớn đang từng bước được nâng lên từ tiêu dùng của các nước phát triển. Lối sản xuất – tiêu dùng được nâng lên cách thức và trình độ mới kéo theo lối sinh hoạt tương ứng.
Lối giao tiếp truyền thống của người Việt Nam được chuyển hoá theo hướng quốc tế hoá một cách nhanh chóng. Trước đây, trong một thời gian dài, người Việt Nam hầu như chỉ đóng khung quan hệ của mình trong quốc gia
và các nước xã hội chủ nghĩa.
Các phương tiện khoa học – kỹ thuật, công nghệ làm cho toàn cầu hoá tăng lên, trở thành phương tiên hiệu quả cho giao lưu, tiếp biến các giá trị giữa con người với con người không chỉ ở tầm quốc gia mà cả tầm quốc.
=>Lối sống và xu hướng tiêu dùng các dịch vụ viễn thông, internet ngày càng tăng => nhu cầu tiêu dùng, lắp đặt các công nghệ viễn thông ngày càng tăng lên.
3.1.3.2. An sinh xã hội:
An sinh xã hội đơn giản là các chương trình hành động của chính phủ nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ
về thực phẩm và nơi trú ẩn và tăng cường sức khỏe và phúc lợi cho người dân nói chung và các phân đoạn có khả năng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp. Các dịch vụ cung cấp an sinh xã hội thường được gọi là các dịch vụ xã hội.
Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay gồm 4 nhóm cơ bản: (1) Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo: hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; (2) Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội: hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già…thông qua tham gia BHXH để chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc
bị mất do các rủi ro trên; (3) Nhóm chính sách trợ giúp xã hội, bao gồm chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất. (4) Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông.
Hiện nay, cả nước có 408 cơ sở trợ giúp xã hội nuôi dưỡng, chăm sóc trên 41,4 nghìn đối tượng, trong đó số đối tượng bị khuyết tật, tâm thần chiếm 56,5%. Tính chung, khoảng 3% dân
số được trợ giúp xã hội, trong khi nhu cầu trợ giúp xã hội chiếm 20% dân số.
Xoá đói, giảm nghèo luôn luôn được Chính phủ coi là một nhiệm
vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Công cuộc giảm nghèo đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị vào hỗ trợ toàn diện cho người nghèo, nhất là đối với người nghèo ở những vùng nghèo nhất, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số. Việc giảm nghèo được thực hiện đồng thời
ở các cấp: cá nhân, hộ gia đình, xã và huyện để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất; tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở và nước sinh hoạt; tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn.