4. Phân tích môi trường bên trong
4.5. Nghiên cứu và phát triển
4.5.1 Lý thuyết:
- Hoạt động Nghiên cứu và phát triển ( R&D) là 1 trong những yếu tố chính để nghiên cứu tình hình bên trong doanh nghiệp. Và để đánh giá ưu nhược điểm của hoạt động này, người ta dựa vào chi phí dành cho nó.
- Có 4 phương pháp được sử dụng để xác định chi phí nghiên cứu và phát triển:
o Đầu tư dự án
o Sử dụng phương pháp tính theo phần trăm doanh số
o So sánh với chi phí nghiên cứu của đối thủ
o Xác định xem sản phẩm mới thành công như thế nào và sau đó tính
ngược lại để xác định nhu cầu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
4.5.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển:
- Ở VIETTEL group, mọi hoạt động nghiên cứu và phát triển đều do công
ty nghiên cứu và phát triển VIETTEL thực hiện, trong đó có cả công ty
CP công trình VIETTEL.
- Theo thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng- Cựu tổng giám đốc VIETTEL, VIETTEL là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực viễn thông và công nghệ lớn nhất Việt Nam, đồng nghĩa với việc đầu tư khá nhiều tiền cho R&D để bắt kịp, thậm chí là đi trước công nghệ.
- Theo đó, mỗi năm VIETTEL dành 4500 tỷ đồng cho nghiên cứu phát triển. (theo ICTnews.vn)
- Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, làm chủ công nghệ này, VIETTEL lựa chọn phương thức tự làm là chính, kết hợp với chuyển giao công nghệ từng phần từ các đối tác sở hữu công nghệ thành phần và hợp tác chuyên gia; tổ chức bộ máy nghiên cứu tại nước ngoài, sau đó chuyển kết quả nghiên cứu về nước dưới hình thức sản phẩm cụ thể và các tri thức được kết tinh trong đội ngũ chuyên gia.
- Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất một số cơ chế chính sách để đẩy mạnh sự phát triển của Viettel trong thời gian tới, đặc biệt là việc nghiên cứu sản xuất thiết bị viễn thông Made in Vietnam.
- Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh đánh giá cao cách tiếp cận, chiến lược của Viettel, đồng thời cho rằng Viettel cần có kế hoạch tìm kiếm những người Việt giỏi ở nước ngoài, đưa họ vào các công ty, tập đoàn và có nhiều hơn nữa các chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ để họ tâm huyết và trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển của cả Tập đoàn.
4.6. Quản trị hệ thống thông tin:
- Thông tin liên kết tất cả các chức năng trong kinh doanh với nhau và cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết định quản trị. Thông tin là huyết mạch, là nền tảng, là lĩnh vực thể hiện rõ nét những lợi thế và bất lợi cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu của hệ thống thông tin là nội dung quan trọng của nghiên cứu môi trường bên trong.
4.6.1. Hệ thống phần mềm IZwork:
- Phần mềm quản lý công việc IZwork được công ty áp dụng vì nó có những ưu điểm như có nhiều tính năng ưu việt như quản lý dự án; phân công, giao việc việc cho từng cá nhân hoặc nhóm người; nhận báo cáo hàng ngày và thống kê báo cáo; lưu trữ và chia sẻ file cho mọi người tham gia dự án. Ngoài ra, phần mềm cho phép theo dõi đánh giá năng lực của cá nhân và tập thể, quản lý khách hàng, phù hợp với nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp.Với các danh mục đặc biệt hỗ trợ quản lý dự án, phân công và giao việc online, gửi và nhận báo cáo công việc,quản lý khách hàng.
4.6.2. Hệ thống phần mềm CRM:
- Từ năm 2017, Viettel đã lựa chọn Công ty TNHH Phần mềm Quản lý Khách hàng Việt Nam(ONLINECRM) là đối tác cung cấp giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp. Ưu điểm của hệ thống là quản lý các cơ hội bán hàng cho từng đại lý dựa trên dữ liệu khách hàng. Theo đó, mỗi cơ hội bán hàng sẽ ứng với từng khách hàng trong cơ sở dữ liệu, mỗi giao dịch bán hàng sẽ xuất phát từ cơ hội bán hàng, rồi chuyển tới các giao dịch khác như báo giá, hợp đồng, phiếu xuất kho cơ sở dữ liệu khách hàng được quản lý chi tiết, nhân viên có thể theo dõi và cập nhật chi tiết tới từng khách hàng của mình, giúp việc phân loại, đánh giá và chăm sóc khách hàng được thuận lợi hơn.
Điểm mạnh:
1. Chất lượng sản phẩm của công ty tốt
2. Thương hiệu uy tín, được mọi người biết đến và tin tưởng
3. Hệ thống phân phối rộng
4. Hoạch định chiến lược rõ ràng
5. Phát triển ổn định qua các năm
6. Số lượng nhân viên nhiều, phân bố rộng khắp 62 tỉnh thành
7. Doanh nghiệp không mượn nợ bên ngoài, tài chính lành mạnh
8. EPS, ROE tăng qua các năm
9. Công ty làm tốt các công tác xã hội
10.Sử dụng hệ thống quản lý thông tin của công ty phát triển
11.Dẫn đầu về công nghệ so với các doanh nghiệp khác
12.Có nguồn vốn đầu tư dồi dào
Điểm yếu:
1. Giá bán sản phẩm chưa cạnh tranh
2. Chiến lược marketing chưa được đầu tư đúng cách
3. Quản lý nhân viên chưa hiệu quả
4. Công việc của nhân viên nhàm chán
5. Tỷ trọng so với tổng doanh thu còn rất thấp, chỉ đạt 5,4%/tổng doanh thu thuần.
6. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật trong thi công
7. Nguồn việc xây lắp, cả trong nước và nước ngoài ngày càng giảm.
8. Phương pháp quản lý, mô hình quản lý chưa ổn định, tốn chi phí
9. Giá cổ phiếu không ổn định
10.Việc kinh doanh về mảng xây lắp còn phụ thuộc nhiều vào Tập đoàn