Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE

Một phần của tài liệu quy trình xây dựng và lựa chọn chiến lược tối ưu cho đối tượng nghiên cứu là tổng công ty công trình viettel (Trang 27 - 31)

3. Phân tích môi trường bên ngoài

3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE

Ma trận EFE – External Factor Evaluation - cho phép các nhà chiến lược tóm tắt cũng như đánh giá các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.1. Các bước tiến hành:

Bước 1: Tổng hợp các yếu tố có được nhờ quá trình đánh giá

môi trường bên ngoài. Liệt kê tổng cộng từ 15 – 20 yếu tố bao gồm những cơ hội và thách thức đến công ty và ngành. Nêu các

cơ hội trước rồi đến các thách thức, càng chi tiết càng tốt,

khuyến khích sử dụng các con số phần trăm, tỷ số hoặc số tương quan.

Bước 2: Xác định trọng số của các yếu tố dựa trên mức độ

quan trọng tương ứng của yếu tố đó đến thành công trong ngành, từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng). Các

cơ hội thường có trọng số cao hơn thách thức, tuy nhiên, khi thách thức đặc biệt nghiêm trọng hoặc đe dọa, nó có thể được cho điểm cao. Điểm số thích hợp có thể được xác định bằng cách so sánh các đối thủ cạnh tranh thành công và không thành công hoặc thảo luận các yếu tố và đạt được sự đồng thuận nhóm. Tổng điểm cho các yếu tố phải bằng 1,0

Bước 3: Cho điểm từ 1 – 4 cho mỗi yếu tố bên ngoài chủ chốt

để chỉ ra chiến lược hiện tại của công ty ứng phó với các yếu tố hiệu quả như thế nào. Với 4 = phản ứng tốt, 3 = phản ứng trên trung bình, 2 = phản ứng trung bình, 1 = phản ứng kém. Xếp hạng được tiến hành dựa trên hiệu quả của chiến lược của công

ty. Do đó, xếp hạng dựa vào công ty còn trọng số (bước 2) dựa vào ngành.

*Chú ý: có thể xếp hạng 1, 2, 3, 4 cho cả cơ hội và thách thức.

Bước 4: Nhân trọng số với điểm của từng yếu tố để xác định

điểm theo trọng số.

Bước 5: Cộng tất cả điểm theo trọng số của các yếu tố để tìm

ra tổng điểm theo trọng số của công ty

*Đánh giá ma trận EFE: Trung bình của tổng điểm theo trọng

số là 2,5 tương ứng với mức phản ứng trung bình:

-Nếu tổng điểm theo trọng số của công ty thấp hơn 2,5 cho thấy công ty phản ứng không tốt đối với các ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài

-Nếu tổng điểm theo trọng số của công ty cao hơn 2,5 thì công

ty đã có những chính sách phản ứng tốt đối với các yếu tố môi trường ngoài.

3.2.2. Thực hiện:

Từ cách tiến hành như trên, ma trận EFE của VIETTEL được xây dựng như sau:

MA TRẬN EFE

Yếu tố chủ yếu Trọng số Điểm Điểm theo

trọng số

CƠ HỘI

1 Được sự quan tâm của Tổng công ty và Bộ

Quốc phòng 0.06 3 0.18

2 Nhu cầu lắp đặt hạ tầng viễn thông tăng lên 0.08 4 0.32

3 Làn sóng đầu tư 4G 0.07 4 0.28

4 Ngành viễn thông trong nước tăng trưởng

10,8% 0.06 3 0.18

5 Các chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước

với doanh nghiệp 0.05 3 0.15

6 Kinh tế trong nước cũng duy trì đà tăng trưởng

cao 0.04 4 0.16

7 Công nghệ cao, khả năng tiếp thu công nghệ

nhanh 0.09 4 0.36

8 Xã hội cũng như mức sống của Việt Nam đang

ngày càng phát triển 0.02 3 0.06

9 Vận hành khai thác trong nước duy trì ổn định 0.05 3 0.15

TỔNG 1.84

THÁCH THỨC

1 Ngành xây lắp viễn thông trong nước giảm cả

về nguồn việc cũng như giá trị 0.07 2 0.14

2 Thiên tai, môi trường, thời tiết thất thường 0.07 3 0.21

3 Giá cả vật tư biến động 0.05 2 0.10

4 Luật pháp còn nhiều chồng chéo, gây khó khăn

cho doanh nghiệp 0.02 3 0.06

5 Nhiều công ty về xây lắp hạ tầng phát triển 0.05 2 0.10

6 Cạnh tranh ngày càng cao 0.05 2 0.10

7 Công nghệ phức tạp hơn 0.09 3 0.27

8 Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản

phẩm ngày càng cao 0.03 3 0.09

9 Phụ thuộc vào một số nhà cung cấp 0.05 3 0.15

TỔNG 1.22

TỔNG 1.00 3.06

Tổng điểm Ma trận EFE của SABECO đạt 3,06 điểm trên mức trung bình 2,5 điểm – nghĩa là Công ty phản ứng khá tốt với các

cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài.

Để làm rõ hơn, một vài yếu tố tiêu biểu với điểm số cao sẽ được phân tích sau đây:

Công nghệ phức tạp hơn:

Dù cho gặp phải thách thức về công nghệ luôn thay đổi và phức tạp hơn, công ty đã phản ứng tốt về vấn đề này, họ luôn dẫn đầu công nghệ trong nước, và đang phát triển ngang tầm với các nước khác

Nhu cầu lắp đặt hạ tầng viễn thông tăng lên:

Với sự phát triển về viễn thông, thì cơ sở hạ tầng lắp đặt cũng tang lên, nắm bắt được thời cơ này, nên công ty đã phát triển lắp đặt hạ tầng trên toàn quốc kể cả vùng sâu vùng xa và nước ngoài

Ngành xây lắp viễn thông trong nước giảm:

Hiện nay dù cho ngành xây lắp viễn thông giảm, nhưng công ty tập trung nhiều hơn vào chất lượng công trình. Các công trình xây lắp đều đạt chất lượng cao, ổn định, đem lại sự hài lòng cho khách hàng

Một phần của tài liệu quy trình xây dựng và lựa chọn chiến lược tối ưu cho đối tượng nghiên cứu là tổng công ty công trình viettel (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)