Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đảm bảo quyền con người trong TTHS quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn tại việt nam (Trang 27 - 39)

VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

2.2. Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

Trung Quốc (tên đầy đủ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) hay còn có tên gọi là Trung Quốc đại lục, là một “Nhà nước Xã hội chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân dân,

do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng”23. Mô hình

23

People’s Republic of China, The Constitution law of People ’s Republic of China, February 4'1' 1982, Art. 1

TTHS của Trung Quốc về cơ bản là mô hình tố tụng thẩm vấn. Về vấn đề đảm bảo quyền con người trong TTHS, Trung Quốc đã thực hiện ngày càng đầy đủ những quy định trong các Công ước quốc tế về quyền con người của khu vực và thế giới, cũng như đã

có những cải cách đáng kể để tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tham gia TTHS. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều quyền hợp pháp của bị can, bị cáo vẫn chưa được bảo vệ đầy đủ. Một trong những vấn đề gây quan ngại là việc thường xuyên gia hạn tạm giam lâu hơn thời hạn mà pháp luật cho phép và việc tiếp tục sử dụng biện pháp tra tấn

để nghi phạm nhận tội.24 25

24

Nhà xuất bản Tư pháp (2011), Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của năm quốc gia

Trung Quốc, In-đô-nê-xia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga, Nxb Tư pháp, Hà Nội, trang 35.

25

2.2.1. Quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện

Thứ nhất, về quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện. Văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất ở Trung Quốc là Hiến pháp năm 1982, sửa đổi năm 2004 ghi nhận quyền này dưới tên gọi “quyền tự do cá nhân” (nguyên tác: personal freedom) tại Điều

3 725. Theo đó, quyền tự do của mỗi cá nhân là bất khả xâm phạm; không một ai có thể

bị bắt hay giam giữ trừ khi có quyết định của Viện kiểm sát (VKS) hay Tòa án Nhân dân (TAND); mọi hành vi tước quyền hay hạn chế quyền này đều bị cấm. Cụ thể hơn, trong Bộ Luật TTHS của Trung Quốc cũng đã đặt ra những điều khoản nhằm làm rõ quy định này.

Thứ nhất, tại Điều 59, hành vi bắt giữ người chỉ được thực hiện bởi một cơ quan an ninh công cộng, sau khi có sự chấp thuận của VKS hoặc quyết định của TAND26.

People’s Republic of China, The Constitution law of People ’s Republic of China, February 4'1' 1982, Art. 37.

26

Thứ hai, theo quy định tại Điều 64, khi bắt giữ người, cơ quan công an phải đưa ra lệnh bắt giữ. Trong vòng 24 giờ, sau khi bắt giữ người, phải thông báo nguyên nhân tạm giữ và nơi giam giữ cho gia đình hoặc cơ quan nơi làm việc của người bị tam giữ biết, trừ trường hợp việc thông báo gây trở ngại cho hoạt động điều tra haowjc không có cách nào để thông báo cho những người này.

People’s Republic of China, Criminal Procedure Law ofthe People's Republic ofChina, March 17th1996,

Art. 59

Thứ ba, Điều 65 quy định, cơ quan công an phải tiến hành thẩm vấn người bị tạm giữ trong vòng 24 giờ sau khi bị tạm giữ. Xét thấy không cần thiết tạm giữ thì phải trả

tự do ngay cho người bị tạm giữ và ra lệnh trả tự do. Nếu cơ quan công an thấy cần bắtngười tạm giữ khi chưa có đủ chứng cứ thì có thể cho phép người bị tạm giữ có người bảo lãnh trong giai đoạn chờ xét xử hoặc giám sát nơi cư trú.

Thứ tư, tại Điều 69, nếu thấy cần phải bắt giam người đang bị tạm giữ thì trong vòng

3 ngày sau khi tạm giữ, cơ quan công an phải đề nghị VKS phê chuẩn lệnh bắt giam. Trong thời hạn tối đa 7 ngày sau khi nhận được đề nghị của cơ quan công an, VKS phải đưa ra quyết định phê chuẩn hoặc từ chối. Trong trường hợp đề nghị bị từ chối, cơ quan công an có nghĩa vụ thả ngay người bị bắt và thông báo kết quả cho VKS.

Như vậy, có thể thấy, việc bắt, giam giữ người hay những việc liên quan đến bắt và giam giữ người trong quá trình TTHS ở Trung Quốc đều phải được thông qua quyết định VKS và TAND. Tuy nhiên, pháp luật TTHS Trung Quốc cũng có đưa ra một số trường hợp ngoại lệ, trong đó, cơ quan công an có quyền bắt hoặc giam giữ người mà không cần có quyết định của TAND hoặc VKS tại Điều 61 và Điều 63 BLTTHS. Những trường hợp ngoại lệ này nhằm giúp cho việc áp dụng pháp luật linh hoạt hơn, đồng thời

có thể phòng trước những trường hợp phát sinh trong thực tế mà các quy định pháp luật chưa chạm tới. Tuy nhiên, điều này cũng vô hình tạo ra những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật và có thể dẫn tới những trường hợp lực lượng làm việc bắt và giam giữ lợi dụng những ngoại lệ này để thực hiện những hành vi sai trái.

2.2.2. Quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc

hạ nhục.

Hiến pháp nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa không đặt ra quy định nào liên quan đến quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo mà chi đặt ra quy định về vấn đề “hạ nhục’” tại Điều 38. Theo đó, nhân phẩm của công dân nước này

là bất khả xâm phạm, mọi sự xúc phạm, bôi nhọ, buộc tội sai hoặc dựng lên khung chống lại quyền này đều bị cấm.

Trong BLTTHS của Trung Quốc, các vấn đề liên quan đến quyền này đã được cụ thể hóa. Điều 43 quy định, nghiêm cấm việc ép nhận tội bằng cách tra tấn, thu thập chứng cứ bằng cách ép buộc, hối lộ, lừa gạt hay bất kỳ biện pháp bất hợp pháp nào. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 108, nếu cần thiết, có thể tiến hành các thí nghiệm điều tra để xác định các tình tiết của vụ án nếu có sự chấp nhận của giám đốc cục công an. Tuy nhiên, trong các thí nghiệm đó, không được có những hành động gây nguy hiểm,

hạ nhục nhân phẩm hay xúc phạm về mặt đạo đức.

Có thể thấy, tuy được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, song những quy định liên quan đến quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc

hạ nhục trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc còn tương đối ít và chưa thực sự chặt chẽ. Vì vậy, dẫn đến tình trạng tại một số nơi tạm giam, nhà tù ở Trung Quốc hành vi tra tấn người bị giam giữ, tù nhân vẫn diễn ra.

Một trong những vụ tra tấn người trong quá trình điều tra, giam giữ, có thể kể đến

vụ của Hu Guojian xảy ra từ những năm 200027. Năm 2000, ông bị bắt một cách bất hợp pháp vì tham gia vào các hoạt động của Pháp Luân Công và bị tra tấn trong suốt quá trình điều tra. Đến năm 2001, ông bị kết án 10 năm tù vì tập luyện Pháp Luân Công và được chuyển đến nhà tù Dabei. Trong 10 năm trong tù đó, ông đã liên tục bị đánh đập, tra tấn và đối xử tàn ác dưới nhiều hình thức. Năm 2010, ông Hồ hết hạn tù và được thả. Tuy nhiên, ông tiếp tục bị bắt vào năm 2015, bị chuyển đến nhà tù Bản Khê vào tháng

5 năm 2016 và tiếp tục bị tra tấn. Sau 20 ngày bị tra tấn trong tù, Hu Guojian rơi vào tình trạng hôn mê, sau 8 tháng nằm viện trong tình trạng thực vật, ông tiếp tục bị chuyển

về nhà tù và tiếp tục trong tình trạng hôn mê cho đến khi qua đời.

Ngoài ra, còn không ít những trường hợp người bị tam giam tạm giữ hay tù nhân bị

27

Joan Delaney, ‘Special Project’: Torture and Death in a Chinese Prison, published on September 20th2019 The Epoch Times, https://www.prison-insider.com/en/articles/chine-torture-and-death-in-a-chinese-prison ,

access on June 05th2020.

tra tấn, đối xử tàn bạo bởi các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động TTHS. Có thể kể đến các vụ: thẩm phán Liang YunCheng viết đơn phản đối việc bị kết án 3 năm

vì không từ bỏ Pháp Luân Công, sau đó bị quản lý trại giam tiến hành các hình thức tra tấn; hay Meng Xianguang bị tra tấn trong 3 năm rưỡi tại nhà tù Bản Khê..

Nhìn chung, về quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, pháp luật nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng đã đặt ra những quy định để điều chỉnh vấn đề này trong Hiến pháp và những văn bản pháp luật chuyên biệt. Song, có thể nhận thấy, những quy định đó chưa thực sự đầy đủ và chặt chẽ, dẫn đến những hành vi vi phạm quyền này của các cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động TTHS.

2.2.3. Quyền được xét xử công bằng.

Điều 33 Hiến pháp nước này quy định về quyền công bằng trước pháp luật của công dân như sau:

All citizens of the People's Republic of China are equal before the law. Every citizen enjoys the rights and at the same time must perform the duties prescribed by the Constitution and the law.

(tạm dịch: Mọi công dân của nước CHND Trung Hoa đều bình đẳng trước pháp

luật. mỗi công dân được hưởng quyền và đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật)

Đồng thời, Bộ Luật TTHS 1996 của Trung Quốc cũng cụ thể hóa vấn đề này bằng một số quy định..

Thứ nhất, về quyền có luật sư bào chữa. Bộ Luật TTHS quy định ngoài quyền tự

bào chữa, nghi phạm hoặc bị cáo cũng có quyền ủy thác cho một hoặc hai người bào chữa cho mình (Điều 32). Với những trường hợp khởi tố công, nghi phạm có quyền chỉ định người bào chữa của mình kể từ ngày vụ án chuyển đến điều tra và truy tố còn với những trường khởi tố tư, nghi phạm có quyền chỉ định người bào chữa bất cứ lúc nào,và quyền này phải được cơ quan tiến hành điều tra và truy tố thông báo cho nghi phạm trong thời hạn ba ngày (Điều 33). TAND có thể sử dụng quỹ cứu trợ tư pháp để chỉ định/thuê luật sư cho bị cáo trong trường hợp: bị cáo không đủ điều kiện để tự chỉ định hoặc thuê luật sư; bị cáo bị mù, điếc hoặc câm, hoặc là trẻ vị thành niên và không có ủy thác người bào chữa; bị cáo có thể bị kết án tử hình nhưng không có ủy thác người bào chữa (Điều 34). Những quy định về quyền được tiếp cận luật sư trong BLTTHS 1996 của Trung Quốc được nhận xét là một bước tiến to lớn giúp các nghi phạm được tiếp cận với việc tư vấn pháp lý. Tuy nhiên, các trường hợp ngoại lệ của quyền này mà pháp luật quy định là rất đáng nghi ngờ. Việc luật sư phải xin sự chấp thuận trước để gặp khách hàng của mình nếu vụ việc liên quan đến bí mật nhà nước cấu thành một ngoại lệ không tuân thủ theo ICCPR. Nó có thể dễ dàng biến thành kẽ hở có nguy cơ bị chính quyền lạm dụng.28

28

Paulina Mốller-Jốnsson (2008), The Right to a Fair Trial in China - Is the Bad Reputation Welldeserved?, Master thesis, Faculy of Law, University of Lund.

Thứ hai, về quyền được suy đoán vô tội. Điều 12 BLTTHS đặt ra quy định chung:

“trước khi một bản án được đưa ra bởi TAND theo pháp luật, không ai có thể bị kết án

có tội”. Quyền này cũng được cụ thể hóa tại Điều 126. Theo đó, một bản án có tội chỉ

có hiệu lực nếu tội ác được chỉ ra rõ ràng, bằng chứng đáng tin cậy và đầy đủ; khi bị cáo

vô tội được chỉ ra theo quy định của pháp luật, hoặc thiếu bằng chứng buộc tội thì bị cáo

sẽ được suy đoán vô tội.

Thứ ba, về quyền được xét xử trước một phiên tòa độc lập, khách quan và có thẩm

quyền. Trong luật pháp về TTHS của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không có quy định trực tiếp về vấn đề này, tuy nhiên, cũng đã gián tiếp đề cập tới trong Chương I :Tổ chức phiên tòa của Phần 3 BLTTHS 1996. Theo đó, một số nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức để đảm bảo yếu tố độc lập khách quan và thẩm quyền một phiên xét xử được trình bày tại các Điều 147, 148, 149 như sau: số thành viên của hội đồng thẩm phán phải là

số lẻ; thành phần bao gồm có thể là thẩm phán hoặc thẩm định viên nhân dân; quyết định của phiên xét xử sẽ được đưa ra theo ý kiến của đa số và ý kiến của thiểu số sẽ được đưa vào hồ sơ bằng văn bản. (vụ Yang Jia và Liu Yong).

Có thể thấy, pháp luật Trung Quốc một lần nữa đặt ra những quy định được nhận xét là dù tiến bộ so với bộ luật cũ nhưng vẫn làm phát sinh những thiếu sót khi áp dụng

và thất bại trong việc đảm bảo quyền được xét xử công bằng29. Để cung cấp một cái

29

Rongjie Lan (2011), “A false promise of fair trials: a case study of china’s malleable criminal procedure law”,

Pacific Basin Law Journal, Vol 27:101, trang 101

nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, tác giả của bài viết đưa ra vụ việc của Yang Jia30 như một ví dụ cho nhận xét được nêu ra bên trên.

Sơ lược vụ việc:

30

Chen Zhongxiaolu (2008), Yang jia an shimo [The FullStory of Yang Jia’s Case], Caijing [Fin. & Econ.].

Ông Yang Jia bị kết án tử hình vì tội giết hại sáu sĩ quan cảnh sát và làm thương 4 người khác. Tuy nhiên, phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm do Yang kháng cáo đều gâyra nhiều tranh cãi lớn. Các thông tin từ truyền thông cho rằng việc Yang ra giết hại cảnh sát là hành động trả thù sau một năm dài chiến đấu với cảnh sát Thượng Hại do hành vi tra tấn ông của cảnh sát. Ngoài các kênh thông tin truyền thông, ngay cả những chuyên gia cũng nhận định: Yang xứng đáng với bản án tử hình, nhưng các phiên tòa xét xử ông đều chưa tuân theo quy định về xét xử công bằng của pháp luật TTHS.31

Trong quá trình tố tụng của vụ án này, đã xảy ra một số vi phạm việc đảm bảo quyền con người trong TTHS như sau. Thứ nhất, phiên tòa sơ thẩm chỉ diễn ra trong vòng một giờ và không có ghi chép chính thức từ phía tòa án cũng như từ phía người chứng kiến phiên tòa (vi phạm điều 152 về việc xét xử sơ thẩm công khai). Thứ hai, trong thời gian

bị truy tố, Yang không được phép gặp mặt luật sư riêng mà được chính quyền Thượng Hải chỉ định cho một luật sư khác không theo nguyện vọng của bị cáo (vi phạm Điều 32

về quyền được bào chữa). Thứ ba, phiên sơ thẩm xét xử Yang đã không được mở công khai dù không có liên quan đến bí mật nhà nước hay quyền riêng tư cá nhân (vi phạm Điều 152 về quyền xét xử công khai).

Nhận xét

Trong vụ án của Yang Jia, hầu hết các yếu tố để đảm bảo quyền được xét xử công bằng đều bị vi phạm dù đó là một vụ án có tầm quan trọng về mặt chính trị và thu hút

sự chú ý của công chúng. Qua đó, có thể thấy, quá trình xét xử của các vụ án ở Trung Quốc ít quan tâm đến vấn đề về việc xét xử công bằng, thay vào đó là việc cố gắng đưa

ra một bản án “có vẻ hợp lý” trong thời gian nhanh nhất và thuận tiện nhất có thể.31 32

Qua những phân tích về mặt quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng luật, có thể nhận thấy, Trung Quốc đã có những ý thức nhất định về việc đảm bảo quyền con người trong quá trình TTHS, bằng việc xây dựng khung pháp lý tuân theo những nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy do đặc thù về mặt lịch sử, chính trị

và xã hội, phần lớn những quy định đó vẫn chưa thực sự đầy đủ, chặt chẽ, những quy định về trường hợp ngoại lệ dễ dẫn đến việc những ý kiến chủ quan làm ảnh hưởng đến quá trình áp dụng pháp luật. Từ đó, dẫn đến những trường hợp vi phạm trong thực tiễn của hoạt động TTHS tại nước này.

31

Rongjie Lan (2011), “A false promise of fair trials: a case study of china’s malleable criminal procedure law”,

Pacific Basin Law Journal, Vol 27:101, trang 110

32

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đảm bảo quyền con người trong TTHS quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn tại việt nam (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w