Mặc dù đã nội luật hóa nội dung tinh thần các quyền để đảm bảo quyền con người trong TTHS của pháp luật quốc tế vào pháp luật trong nước một cách tương đối đầy đủ. Đồng thời, có sự học tập, tham khảo luật pháp của những nước có ngành tư pháp phát triển cũng như rút kinh nghiệm từ hạn chế có các nước khác. Nhưng cũng giống như nhiều nước trên thế giới, việc đảm bảo quyền con người trong TTHS trong thực tiễn vẫn
là một thách thức to lớn. Tình trạng vi phạm các quyền này vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều cách thức, nguyên nhân khác nhau.
Thứ nhất, về các quyền liên quan đến thân thể: quyền tự do không bị bắt, giam giữ
tùy tiện hay quyền không bị tra tấn. Có thể nói, các cơ quan TTHS ở Việt Nam đang thực hiện tương đối tốt những quy định liên quan đến quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện. Dưới đây là bảng số liệu tình hình điều tra, truy tố, xét xử trên toàn quốc, được thống kê dựa trên Báo cáo Tổng kết công tác của ngành kiểm sát từ năm 2008-2017 của Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin, VKS nhân dân tối cao:
Trần Thu Hạnh (2018), “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Bộ luật TTHS năm 2015”, Tạp chí Khoa học Đại Học Quốc Gia Hà Nội: Luật học, Tập 34 số 3 (2018), trang 57.
Bảng 1: Số liệu tình hình điều tra, truy tố, xét xử toàn quốc giai đoạn 2008 - 2017
Tiêu chi 2008 200
9 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng
Sỏ xu mới khơi tỏ 61.714 70X18
0 62842 64.103 71599 74.134 76245 77.503 70X15
2 69 481 702353
Sỏ bi can mới khơi kì 97.160 108.94
5
96.771 98.714 114.66
0
12056 1
122.4 65
11960 2
106.87 0
1 oa 147
1.085X19 Túng ôỡ vu đi khen tỏ 80301 87.168 79535 79 564 89X10 5
3 93644 94
715 97 105 91627 87 719 717.940 Tông *ì bi can di khơi kì 134X15
5
135.96 7
123.95 8
123rằ
5
143.19 5
15094 1
115- 305
150 496
138.73 7
12764.
3
1.113.590
sổ vu cọDT dinh ch 1 1.458 1.429 2402 1424 1.741 1.747 1.635 2X181 1.784 2.178 17079
Sầb>c>iCQOTdinhdn 1.84
0 1.87
1 2925 1.744 1.994 2(124 2053 2288 2 045 3320 22.KM
sồ vu VKS đi tuy tố 57332 60 987 51.949 52536 60474 66.870 67592 65 566 61X19
8
60077 605.281
Số bi can VKS dã truy tầ 96 466 103.49
7
88209 89.094 106
688
12025 3
121.1 41
11761 7
109 348
10103 1
1.053344
sề vu VKS dinh chi 515 473 785 755 523 437 438 456 .394 644 5.420
sốbi can VKSdinhchi 1.19
0
ixn o
1.677 965 1.139 ô32 860 809 591 1.792 10055
sỏ vu Tỏa án mới thu lỹ 57.149 61000 57363 53.287 61659 66.948 67363 65 566 61X19
8 60 077 612.310
Sô bi cáo Tên ân mới thu lý 95.680 103.13
8
97624 90 659 107.84
1
120.47 9
12057 2
11761 7
109 . 348
101X1 31
1663.989
Sỏ vu Tỏa ân di Wl KU 56-542 59X12
9 57.146 52530 60637 65 154 65.99
8 64 292 59684 60 494 60Z306
Sêi bi cão Tỏa án dã xét xu 94292 10125
8
96803 89.072 105.40
8
117.11 0
117.4 02
116 178
105.78 3
10153 6
1041042
Số vu Tóa ân dinhchi 257 271 798 302 311 265 317 296 319 333 3.469
sồ bi cáo Tòa ân dã dinh ch
1 420 434 1.423 486 508 381 453 472 483 617 5677
Nguồn: Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin, VKS nhân dân tối cao
Qua bảng trên, có thể nhận thấy trong những năm gần đây, việc áp dụng viện pháp bắt người trong pháp luật TTHS trên phạm vi cả nước đã từng bước đi vào nề nếp và có những chuyển biến tích cực. Phần lớn các trường hợp bắt người đều có căn cứ và đảm bảo quy định của pháp luật. Tình trạng bắt oan người vô tội, bắt bừa, bắt ẩu, bắt người
vì đồng cơ cá nhân đã dần được hạn chế. Sự giám sát, phê chuyển hồ sơ bắt người của các cơ quan điều tra đã được VKS các cấp thực hiện một cách thận trọng, qua đó góp phần hạn chế thấp nhất những trường hợp bắt người không có căn cứ, lạm dụng chức quyền để bắt người. Từ đó góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo yêu cầu của hoạt động tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, việc ép cung, bức cung đối với tội phạm vẫn còn xảy ra. Tuy chưa xảy
ra tình trạng nghiêm trọng là tra tấn, những vẫn có những ép cung, bức cung để ép buộc
bị can, bị cao khai theo yêu cầu của các điều tra viên. Năm 2015, lực lượng công an đã
xử lý 26 điều tra viên vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra, trong đó có 2 điều tra viên bị truy tố; xử lý kỷ luật 2 thủ trưởng cơ quan điều tra để xảy ra bức cung, nhục hình40. Các vụ án có vi phạm về việc ép cung, bức cung có thể kể đến: vụ án oan của 7 thanh niên ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) với 2 cán bộ của PC45 bị truy tố về tội “dùng nhục hình”41; hoặc trường hợp TAND Đồng Tháp tuyên phạt bị cáo Huỳnh Ngọc Tòng (41 tuổi, nguyên Thiếu tá, Đội phó Đội điều tra Công an TP Cao Lãnh) 18 tháng tù và
40
Ban thời sự, Kỷ luật 2 thủ trưởng cơ quan điều tra để xảy ra bức cung nhục hình, đăng tải ngày 28/10/2020, Báo Điện tử VTV News, https://vtv.vn/phap-luat/ky-luat-2-thu-truong-co-quan-dieu-tra-de-xay-ra-buc-cung- nhuc-hinh-20151028145310745.htm , truy cập ngày 10/6/2020.
41
Phạm Xuân Bình (31 tuổi, nguyên Thiếu úy, cán bộ Đội điều tra Công an TP.Cao Lãnh)
11 tháng 11 ngày tù, cùng về tội dùng nhục hình trong quá trình điều tra ông NguyễnTấn Thành về tội trộm cắp tài sản42. Những vi phạm được nêu trên, bên cạnh việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và thể xác đối với các đối tượng bị ép cung, bức cung, còn gián tiếp gây ra ảnh hưởng lên chất lượng của việc điều tra do bị can bị ép cho lời khai không chính xác.
Thứ hai, về thực tiễn áp dụng các quyền thuộc nhóm xét xử công bằng. Hiện nay, ở
nước ta chưa có số liệu thống kê chính thức về số vụ án đảm bảo được quyền xét xử công bằng và số vụ án vi phạm. Tuy nhiên, ta có thể tiến hành phân tích, khảo sát và
Phương Nguyên, Xét xử nhóm công an dùng nhục hình làm oan 7 người, đăng tải ngày 01/10/2015, Báo Tuổi trẻ Online, https://tuoitre.vn/xet-xu-nhom-cong-an-dung-nhuc-hinh-lam-oan-7-nguoi-978247.htm , truy cập ngày 11/6/2020
42
thống kê các báo cáo của TANDTC để rút ra được những đánh giá chung về vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng trong TTHS.
Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm cụ trọng tâm công tác năm 2020 của các TA ngày 09/01/202043 thì:
Trong năm 2019, các TA đã thụ lý 83239 vụ án hình sự với 142.571 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 80.280 vụ với 135.338 bị cáo, đạt tỷ lệ 96,45% về số vụ và 94,93%
về số bị cáo (tăng 121 vụ và 802 bị cáo so với năm 2018). Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 67.711 vụ với 117,927 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 66.323 vụ với 114.023 bị cáo; thụ
lý theo thủ tục phúc thẩm 14.454 vụ với 22.505 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 13.689 vụ
Thành Nhơn, Nguyên thiếu tá dùng nhục hình làm chết người lãnh 18 tháng tù, đăng ngày 17/5/2018, Báo
Tuổi trẻ Online, https://tuoitre.vn/nguven-thieu-ta-dung-nhuc-hinh-lam-chet-nguoi-lanh-18-thang-tu-giam-
1102513.htm , truy cập ngày 11/6/2020
43
với 20.818 bị cáo và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.074 vụ với 2.139 bị cáo, đã giải quyêt, xét xử 268 vụ với 497 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,78%, giảm 0,01% so với cùng kỳ năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,65%); bị sửa
là 5,07%, tăng 0,16% so với cùng kỳ năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,3%).
Qua số liệu trên có thể thấy được hiệu quả làm việc của hệ thống Tòa án ở Việt Nam khi tỷ lệ các vụ án được giải quyết xét xử luôn nằm ở mức tương đối cao. Đồng thời càng lên những phiên xét xử cấp cao hơn, số lượng vụ án đều giảm một cách đáng kể,
từ đó có thể thấy các Tòa án đã đưa ra được những bản án công bằng, khách quan, đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những phán quyết bị hủy vì nguyên nhân chủ quan. Dù con số những phán quyết này có thể nói là thấp, nhưng cũng phản án lên một
TANDTC (2020), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2020 của các
Tòa án, số 01/BC-TA
thực tiễn: vẫn có những bản án sai người, sai tội. Một trong những nguyên nhân không thể chối cãi của vấn đề này chính là sự vi phạm quyền xét xử công bằng. Ở Việt Nam, việc vi phạm quyền xét xử công bằng của bị can, bị cáo vẫn xảy ra dẫn đến việc bị can,
bị cáo bị kết án oan. Sau đây, tác giả xin được nêu ra một ví dụ điển hình về việc kết án oan do vi phạm quyền xét xử công bằng ở nước ta
Ví dụ: Vụ án “giết người” xảy ra vào tháng 8 năm 2003, ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang.
Nội dung vụ việc:
Vào tháng 8 năm 2003, một phụ nữ 31 tuổi ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang được phát hiện đã chết với nhiều vết đâm chém trên người. Cơ quan điều tra xác định nạn nhân bị giết. Khoảng 30 người đàn ông ở xã Nghĩa Trung được triệu tập để lấy lời khai, trong đó có ông Nguyễn Thanh Chấn. Sau 2 ngày bị Công An mời lên thẩm vấn rồi cho về, đến ngày 29 tháng 8 năm 2003 ông Chấn bị áp dụng biện pháp tạm giam
để điều tra. Sau đó ông Chấn bị khởi tố về tội Giết người. Tháng 3/2004, TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt ông Chấn tù chung thân44. 4 tháng sau, TANDTC bác kháng cáo kêu oan, tuyên phạt ông Chấn y án sơ thẩm45. Mặc dù tại hai phiên xử, ông Chấn đều một mực kêu oan và không nhận tội, nhưng tòa án dựa vào biên bản nhận tội của ông tại cơ
44
TAND tỉnh Bắc Giang, Bản án hình sự sơ thẩm số 45/HSST, ngày 26-3-2004.
45
quan điều tra để tuyên án. Trong suốt quá trình chấp hành hình phạt, ông Nguyễn Thanh Chấn và gia đình làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền kêu oan liên tục trong nhiều năm, nhưng không có kết quả. Đến nay 2013, say hơn 10 năm ngồi tù, ông Chấn mới được giải oan khi hung thủ thật sự là Lý Nguyễn Chung ra đầu thú. Việc ông Chấn bị kết án oan và ngồi tù 10 năm có thể nói là hậu quả của những sai sót, vi phạm trong xét xử, đặc biệt là vi phạm quyền xét xử công bằng của bị cáo.
Những vi phạm liên quan đến quyền xét xử công bằng.
Thứ nhất, TA xét xử đã vi phạm nguyên tắc được suy đoán vô tội của bị cáo (Điều
13 BLTTHS 2015). Các bằng chứng được sử dụng để buộc tội ông Chấn đều không rõ ràng: không tìm thấy cán con dao gây án46, dấu chân của bị cáo không trùng với dấu
Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội, Bản án hình sự phúc thẩm số 166/HSPT, ngày 02-3-2005.
46
chân có dính máu mà nghi phạm để lại hiện trường47. Ngoài ra còn có nhân chứng đã làm chứng trước tòa về tình trạng ngoại phạm của ông Chấn.48 Vì vậy, theo nguyên tắc này, bị cáo phải được tuyên là vô tội thay vì kết án chung thân.
Thân Hoàng, Điều tra viên, kiểm sát viên nói không biết ông Chấn oan thế nào, đăng tải ngày 19/01/2017, Báo Tuổi trẻ Online, https://tuoitre.vn/dieu-tra-vien-kiem-sat-vien-noi-khong-biet-ong-chan-oan-the-nao-
1254805.htm , truy cập ngày 16/6/2020.
47
Thứ hai, vi phạm về việc ép cung, mớm cung bị cáo. Ông Nguyễn Thanh Chấn cho biết trong đơn kêu oan đơn kêu oan đề gửi Thanh tra Bộ Công an viết tại tù49: ... cán bộ Nguyễn Hữu Tân lại lấy vân chân và tay rất nhiều lần, từ đó cứ tra hỏi ép buộc tôi đã giết cô Hoan khi đi lấy nước. .. Do tôi bị tra tấn đánh đập, làm cho tôi hoảng loạn sợ hãi, buộc tôi phải nhận và làm theo những gì công an hướng dẫn bắt tôi phải làm theo. Màthực tế bản thân tôi không có như vậy. Đến khi ông Chấn được minh oan thì cán bộ này
đã qua đời nên không thể có biện pháp xử lý.50
Thứ ba, vi phạm về làm sai lệch hồ sơ vụ án. Trong quá trình xác định dấu chân để
Tuyến Phan, Hai cán bộ làm oan ông Chấn: 'Cáo trạng sai hoàn toàn', đăng tải ngày 19/01/2017, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh Online, https://plo.vn/phap-luat/hai-can-bo-lam-oan-ong-chan-cao-trang-sai-hoan- toan-678601.html , truy cập ngày 16/6/2020
48
lại hiện trường vụ án, điều tra viên Trần Nhật Luật (nguyên Phó Trưởng Công an huyện Việt Yên) đã không báo cáo kết quả giám định mà đi đo kích thước bàn chân của ông Chấn, lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, làm thay đổi bản chất vụ án. Khi hoàn tất hồ sơ
để chuyển tới TAND xét xử, ông Đặng Thế Vinh (nguyên Trưởng phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang)) đã tự ý rút bỏ 2 biên bản hỏi cung ngày 2 và 3/2/2004, có nội dung phản ánh ông Chấn kêu oan và tố cáo các điều tra viên bức cung nhục hình đưa vào hồ
sơ vụ án. Hành vi này làm ảnh hưởng đến việc nghiên cứu hồ sơ vụ án của thẩm phán, Hội đồng xét xử và và việc xét xử một cách khách quan, công tâm của Hội đồng xét xử dẫn đến việc ông Chấn bị kết án oan. Sau khi ông Chấn được minh oan, TAND tỉnh Bắc
Lưu Quang Định, Vinh Hải, Lương Kết, Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: 3.699 ngày oan trái, đăng tải ngày 10/5/2020, báo Dân Việt Online, https://danviet.vn/vu-an-oan-nguyen-thanh-chan-an-mang-bat-ngo-va-9-ngay- kinh-hoang-buc-cung-nhuc-hinh-20200510095901256.htm , truy cập ngày 16/6
49
Giang đã tiến hành xét xử và đưa ra phán quyết bị cáo Luật 12 tháng tù, bị cáo Vinh 8 tháng tù đều về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.51
Kết luận:
Kỳ án “Nguyễn Thanh Chấn” là một trong những vụ án oan nổi tiếng của Việt Nam, thu hút sự chủ ý của truyền thông không chỉ trong nước mà còn ở cả quốc tế. Trong vụ
án này, nhóm quyền về xét xử công bằng đã bị vi phạm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản án cuối cùng, khiến cho bị cáo phải chịu án oan trong suốt 10 năm. Từ đó, có thể thấy, việc thực hiện pháp luật về xét xử công bằng để đảm bảo quyền con người
Xuân Hải, Vụ án Nguyên Thanh Chấn: Công bố đơn kêu oan ông Chấn viết từ trại giam, đăng tải ngày
8/11/2013, báo Vietnam.net, https://infonet.vietnamnet.vn/phap-luat/vu-an-nguyen-thanh-chan-cong-bo-don- keu-oan-ong-chan-viet-tu-trai-giam-103325.html , truy cập ngày 17/6/2020.
50
trong TTHS trên thực tế ở Việt Nam vẫn còn để xảy ra bất cập.