Có thể nói rằng, một trong những thành tựu quan trọng trong hoạt động lập hiến ở nước ta là việc ghi nhận cụ thể, rõ ràng quyền con người và có những biện pháp đảm bảo quyền con người. Từ góc độ TTHS, có thể khái quát nội dung trong Hiến pháp về quyền này trong các điểm cơ bản như sau.
Thứ nhất, Hiến pháp ghi nhận các quyền con người dễ có nguy cơ bị xâm phạm
trong hoạt động TTHS33. Ngoài quy định về các quyền mà các cá nhân tham gia vào
33
Quốc hội, Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngày 28 tháng 11 năm 2013, Điều 16, 19,
20,21, 22. , .
hoạt động TTHS được hưởng, Hiến pháp cũng có những quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo các quyền đó.
Thứ hai, Hiến pháp quy định rõ ràng, đầy đủ quyền của người bị buộc tội34. Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định chính xác, đầy đủ hơn; người bị truy tố có quyền được tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai; không bị kết án hai lần vì một tội phạm; người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; quyền bình đẳng trước pháp luật35,..
34
Quốc hội, Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngày 28 tháng 11 năm 2013, Điều 31.
35
Ngoài ra, trên những chuẩn mực cơ bản của quy định quốc tế và tinh thần Hiến pháp,
Bộ luật TTHS 2015 cũng đã xây dựng những điều luật cụ thể hóa về đảm bảo quyền con người trong TTHS. 36
Thứ nhất, Bộ luật đã đưa ra những quy tắc liên quan đến cấn đề này: nguyên tắc bình
đẳng trước pháp luật (Điều 9); nguyên tắc bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 10); nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân (Điều 11); nguyên tắc đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân (Điều
Như trên.
36
12); nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13); nguyên tắc không bị kết án hai lần vì một tội
phạm (Điều 14); nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm buộc tội (Điều
16); các nguyên tắc xét xử độc lập, công bằng của Tòa án....
Trần Văn Độ (2018), “Bảo đảm quyền con người trong TTHS - Khái quát các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam”, Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng, thứ 7 ngày 16/12/2017, Hội trường A, nhà A1 Trường Đại học Vinh, trang 6.
Thứ hai, BLTTHS đã hoàn thiện các quy định về các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm
giam37; quy định cụ thể thẩm quyền, căn cứ và thời hạn áp dụng theo nguyên lý bảo đảmcho hoạt động TTHS hiệu quả với việc chỉ áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người khi thật cần thiết và ở mức tối thiểu nhất38.
Thứ ba, BLTTHS cũng quy định các thủ tục tố tụng đảm bảo cho hoạt động tố tụng
khách quan, dân chủ, bảo đảm tăng cường yếu tố tranh tụng trong mô hình tố tụng xét hỏi; bảo đảm để các chủ thể tố tụng có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình...
37
Quốc hội, Bộ Luật Tố tụng hình sự Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngày 27 tháng 11 năm 2015, Điều 10.
38
Có thể thấy, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam luôn coi chế định đảm bảo quyền con người, đặc biệt là trong quá trình TTHS - quá trình mà quyền con người
dễ bị ảnh hưởng nhất là một chế định quan trọng. Nhà nước luôn nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về việc đảm bảo quyền con người trong TTHS, thông qua việc nội luật hóa những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và hình thành những
cơ chế thực thi các quy định hiệu quả39. Tuy nhiên, khoảng cách từ các quy định pháp luật đến thực tiễn áp dụng những quy định đó trong hoạt động TTHS là cả một quá trình, chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều cá nhân, tổ chức. Vì vậy, trong phần tiếp theo của Chương 3, tác giả sẽ trình bày về thực tiễn áp dụng những quy định trên trong quá trình
Trần Văn Độ (2018), “Bảo đảm quyền con người trong TTHS - Khái quát các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam”, Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng, thứ 7 ngày 16/12/2017, Hội trường A, nhà A1 Trường Đại học Vinh, trang 8.
39
TTHS tại Việt Nam