Nhận xét về việc đảm bảo quyền con người trong TTHS ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đảm bảo quyền con người trong TTHS quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn tại việt nam (Trang 59 - 62)

Việt Hùng, Hai cán bộ gây oan sai cho ông Nguyên Thanh Chấn lĩnh án tù, đăng ngày 23/01/2017, Báo Tin tức Online, https://baotintuc.vn/phap-luat/hai-can-bo-gay-oan-sai-cho-ong-nguyen-thanh-chan-linh-an-tu- 20170123120700602.htm , truy cập ngày 17/6/2019

51

Về các quy định pháp luật, Việt Nam đã thực hiện việc tốt nội luật hóa các Điều ước quốc tế quy định về vấn đề này trong các văn bản luật và văn bản dưới luật và tham khảo, đúc rút kinh nghiệm từ hệ thống pháp luật của các nước khác. Các quy định nhằm đảm bảo quyền con người trong TTHS được ghi nhận tại các Điều ước quốc tế UDHR, ICCPR hay CAT đều đã được Việt Nam trước hết là ghi nhận trong Hiến pháp. Sau đó, dựa trên tinh thần của Hiến pháp, các quy định này cũng đã được cụ thể hóa trong các

Bộ luật chuyên ngành: Bộ Luật TTHS 2015, Luật Thi hành án hình sự 2019, Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015. So sánh với Trung Quốc - một nước có hệ thống pháp luật tương tự với Việt Nam, có thể nhận thấy rằng Việt Nam đang làm tốt việc xây dựng pháp luật về vấn đề này. Ở hầu hết các nhóm quyền, pháp luật Việt Nam đều có những quy định rõ ràng và vượt trội hơn hẳn: nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13 BLTTHS

2015 Việt Nam), không bị kết án hai lần vì một tội phạm trừ trường hợp đặc biệt (Điều

14 BLTTHS 2015), quyền được xét xử kịp thời, công bằng (Điều 25 BLTTHS 2015), xét xử tranh tụng (Điều 25 BLTTHS 2015). Những điểm mới này đã giúp cho việc điềutra, phát hiện và xét xử tội phạm hiệu quả hơn, đảm bảo được những quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng tham gia vào TTHS, đảm bảo đúng người, đúng tội, hạn chế được những oan sai đáng tiếc. Tuy nhiên, khi so sánh với Hoa Kỳ - một nước có nền tư pháp và nhân quyền phát triển, tác giả cũng nhận thấy rằng, Việt Nam vẫn cần phải có những điểm cải thiện nhất định. Trong đó, có thể kể đến việc pháp luật Việt Nam vẫn chưa ghi nhận trực tiếp quyền được im lặng của bị can, bị cáo (quy định gián tiếp tại điểm e khoản 1 Điều 58; điểm c khoản 2 Điều 59 và điểm d khoản 2 Điều 60 BLTTHS 2015); hay chưa có quy định về việc cơ quan thực hiện hoạt động bắt, tạm giam, tạm giữ phải thông báo “không chậm trễ” cho đối tượng bị bắt, tạm giam, tạm giữ các quyền được gọi luật sư, giữ im lặng. Những thiếu sót này có thể dẫn đến việc, đối tượng bị bắt, tạm giam, tạm giữ không được biết một cách kịp thời về các quyền hợp pháp của mình

để có thể sử dụng chúng một cách phù hợp nhằm bảo vệ các lợi ích của mình.

Ngoài ra, về việc thực tiễn đảm bảo quyền con người trong TTHS. Tương tự như việc xây dựng các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam cũng có tồn tại song song những điểm tiến bộ cần phát huy và những điểm hạn chế cần cải thiện.

Nếu đặt Việt Nam và Trung Quốc lên bàn cân về việc bảo đảm quyền con người trong TTHS trên thực tiễn, dễ dàng nhận thấy Việt Nam có những điểm vượt trội hơn hẳn. Đầu tiên, có thể kể đến việc ép cung, mớm cung bị can, bị cáo trong quá trình tạm giam, tạm giữ hay điều tra ở Việt Nam vẫn có xảy ra những số lượng không nhiều. Tương tự, việc kết án oan do sai sót trong điều tra, xét xử hay do ảnh hưởng của các yếu

tố chính trị cũng chỉ nằm ở mức thấp (trong khi đó từ năm 1980 ở Trung Quốc có khoảng

141 vụ án oan trong đó có 80% là án hình sự với 206 người phải thi hành án oan52).

Như trên.

52

Tuy nhiên, khi so sánh với thực tiễn tại Hoa Kỳ, tác giả nhận thấy việc đảm bảo quyền con người trong TTHS tại Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót. Thứ nhất, có thể kể đến việc áp dụng tranh tụng tại Việt Nam vẫn chưa được đề cao, dẫn đến quá trình tranh tụng không đạt được hiệu quả cao. Trong khi ở Hoa Kỳ, hầu hết các phiên tòa hình sự đều diễn ra theo mô hình tranh tụng, các cơ quan công tố và luật sư bào chữa đồng thời đưa ra bằng chứng và lý luận để chứng minh có tội, hay vô tội; thì ở Việt Nam, việc chứng minh bị can, bị cáo có tội hay không chủ yếu thuộc về các VKS. Tình trạng này dẫn đến việc trách nhiệm của các các VKS bị đặt nặng hơn, và dễ gây ra những trường hợp có thiếu sót trong bản cáo trạng, lời luận tội do không có được ý kiến khách quan

từ nhiều phía; đồng thời vị thế của luật sư bào chữa bị hạ thấp, dẫn đến việc những quyền lợi của bị can, bị cáo có thể bị vi phạm. Ngoài ra, trong những trường hợp có tiền hành tranh tụng, thì chất lượng của cuộc tranh tụng vẫn chưa đạt được nâng cao. Theo luật

sư Hoàng Huy Được - Đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội cho biết: Trong tranh tụng,

về nguyên tắc thì KSV phải tranh luận với tất cả những nội dung, ý kiến mà luật sư, bị cáo đưa ra liên quan đến vụ án. Nhưng ở nhiều phiên tòa, tôi thấy các KSV thường áp dụng việc là nhóm tất cả các vấn đề lại thành một nội dung chung để tranh luận, tránhkhó

Lena Y. Zhong, Mengliang Dai (2018), “The Politics of Wrongful Convictions in China”, Journal of

Contemporary China, Vol 28, page 260 - 276.

trong quá trình tranh luận. Đồng thời, tranh luận thì phải tranh luận trực tiếp vào các nội dung mà người bào chữa, bị can, bị cáo đưa ra nhưng VKS nhiều khi né tránh

và vẫn còn tình trạng đưa ra ý kiến là “giữ nguyên quan điểm”53.

Như vậy, thông qua những nhận xét được rút ra từ những so sánh giữa Việt Nam và các nước khác trên hai khía cạnh quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, có thể nhận thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định cần được phát huy trong việc đảm bảo quyền con người trong TTHS cả về mặt quy định pháp lý và thực tiễn đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những thiếu sót, những mặt cần cải thiện để hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như nâng cao thực tiễn về đảm bảo quyền con người trong TTHS.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đảm bảo quyền con người trong TTHS quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn tại việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w