Giải quyết tranh chấp bằng môi giới, trung gian hòa giải và hòa giải

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp trong CPTPP (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA CPTPP

2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của CPTPP

2.2.3. Giải quyết tranh chấp bằng môi giới, trung gian hòa giải và hòa giải

Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng các biện pháp hòa bình là xu hướng tất yếu không thể phủ nhận và được tuyệt đại đa số các nước trên thế giới ủng hộ. Hòa bình giải quyết tranh chấp là một trong bảy nguyên tắc được ghi nhận trong công pháp quốc tế. Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng các biện pháp hòa bình có thể hiểu là giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình (song phương hoặc đa phương) trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm

đi tới một giải pháp công bằng cho tất cả các bên, và giải quyết các tranh chấp thông qua trung gian, hòa giải hoặc bằng các cơ chế tài phán.

Bên cạnh việc ghi nhận nguyên tắc giải quyết tranh chấp hòa bình, Hiệp định CPTPP cũng đã xây dựng hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế tại Điều 28.6 quy định về môi giới, trung gian và hòa giải.

56 Điều 28.20.4 CPTPP.

57 Điều 28.20.3 và Điều 28.20.5 CPTPP.

58 Điều 28.20.7 CPTPP.

59 Điều 28.20.7 CPTPP.

60 Điều 28.20.8,9,10,11 CPTPP.

61 Điều 28.20.15 CPTPP.

Khi có tranh chấp, nguyên đơn sẽ gửi văn bản yêu cầu tham vấn63 đến bị đơn. Tại bản yêu cầu tham vấn này, nguyên đơn cần chỉ ra các sự kiện liên quan đến một hoạc một vài biện pháp) để ngay lập tức tìm cách giải quyết thông qua tham vấn và thương lượng. Việc bắt đầu thủ tục tham vấn và thương lượng không phải là cơ sở để ghi nhận thẩm quyền của trọng tài. CPTPP quy định một số phương pháp giải quyết tranh chấp thay thế, ví dụ môi giới, trung gian hòa giải hoặc hòa giải64.

Quá trình môi giới, trung gian và hòa giải có thể tùy ý phụ thuộc vào các Bên tại bất kỳ thời điểm nào để tiến hành. Tuy nhiên, việc tiến hành môi giới, trung gian, hòa giải này phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện của các Bên.

Các bên hoàn toàn tự nguyện trong việc chấp nhận hay không việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp môi giới, trung gian và hòa giải. Điều này thể hiện ở việc các Bên không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản Bên kia phải chấp nhận hoặc không chấp nhận thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng con đường này. Tất cả các hành vi trên khi xảy ra thì kết quả của quá trình môi giới, trung gian, hòa giải này đều không được công nhận.

Với xu hướng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, các quốc gia, các bên đều cố gắng giải quyết các mẫu thuân, tranh chấp ở giai đoạn tham vấn bằng các biện pháp môi giới, hòa giải, trung gian nhằm hạn chế mức tối đa các thiệt hại về lợi ích cho tất cả các bên đồng thời đảm bảo tính bí mật của các thông tin liên quan đến tranh chấp.

Khi các bên chấp nhận việc giải quyết tranh chấp bằng việc môi giới, trung gian

và hòa giải, các hình thức này được tiến hành tại bất kì thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp, thậm chí được tiến hành sau khi Ban hội thẩm đã được thành lập và tiến hành hoạt động. Tương tự như vậy, khi không đưa ra được sự thống nhất giữa các bên tranh chấp, các bên có thể tạm ngưng hoặc chấm dứt các thủ tục này tại bất kì thời điểm nào. Thời gian tạm ngưng môi giới, trung gian, hòa giải này hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận với nhau. CPTPP không xác định Nguyên đơn hay bị đơn có quyền yêu cầu chấm dứt nên có thể được hiểu là tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu chấm dứt các thủ tục này hay nói cách khác việc chấp nhận, tạm ngưng, chấm dứt các hình thức giải quyết tranh chấp bằng hình thức thanh thế này phụ thuộc vào sự hợp tác tự nguyện giữa các bên. Đối với việc chấm dứt quá trình này, các bên có thể tiếp tục đưa tranh chấp ra CPTPP giải quyết theo đúng trình tự thủ tục.

63 Điều 28.5.1 CPTPP.

64 Điều 28.6.1 CPTPP.

Thủ tục65 môi giới, trung gian hoặc hòa giải sẽ được bảo mật và không làm ảnh hưởng đến các quyền của các Bên trong bất kỳ quy trình tố tụng nào khác.

Môi giới, trong pháp luật quốc tế là một phương thức giải quyết tranh chấp hòa

hình giữa các bên tranh chấp bởi một bên thứ ba – sự hỗ trợ của một cơ quan công quyền, quốc tế66 trong việc thiết lập, liên lạc hoặc bắt đầu đàm phán trực tiếp giữa các bên tranh chấp, với mục đích giải quyết hòa bình tranh chấp. Phương thức môi giới là phương thức bên thứ ba cung cấp môi giới cho các bên tranh chấp để tạo điều kiện cho đối thoại và hỗ trợ các bên tranh chấp hướng tới giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Bên thứ ba môi giới phải được tất cả các bên tranh chấp chấp nhận. Đây được coi là một phương tiện ngoại giao để giải quyết tranh chấp. Ở hình thức môi giới này bên thứ ba có vai trò ít nhất trong các hình thức, bởi bên thứ ba trong hình thức này chỉ đóng vai trò khuyến khích các chủ thể tranh chấp tiếp tục đàm phán hoặc giúp họ gặp nhau. Bên thứ ba không trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán. Một khi các cuộc đàm phán đã bắt đầu, các chức năng của môi giới thường được coi là hoàn thành (điều này phụ thuộc vào thỏa thuận các bên).

Trung gian là một biện pháp thay thế để giải quyết các tranh chấp bằng sự can

thiệp, làm bên thứ ba (bên trung lập), hành vi của người thứ ba làm hòa giải giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục các bên dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa các bên tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp thông qua hình thức hòa giải, trong ISDS, không

có yêu cầu quy định nào ngăn cản các bên lựa chọn chủ thể đứng ra làm bên trung gian, hòa giải. Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư,... do các bên thỏa thuận. Chủ thể này phải có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên quan nào. Trung gian hòa giải đóng vai trò khuyến khích, thúc đẩy nhanh các quá trình trao đổi thông tin, các nội dung liên quan đến tranh chấp giải quyết tranh chấp, tiến hành hoạt động theo ý kiến riêng của mình hoặc theo kiến nghị của các bên tranh chấp. Bên trung gian không được quyền tham gia đàm phán, không được đưa ra các điều kiện giải quyết tranh chấp. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa trung gian hòa giải và bên hòa giải. Chủ thể này không có quyền đưa ra phán quyết cho vụ tranh chấp, tuy nhiên, các đề nghị, khuyến cáo của các bên trung gian có thể là cơ sở cho các cuộc đàm phán và thỏa thuận. Việc tiến hành hoạt động này dựa theo chính ý kiến riêng của bên trung gian hoặc theo đề nghị của các bên tranh chấp. Hoạt động trung gian có thể trở thành hoạt động hòa giải.

65 Điều 28.6.2 CPTPP.

66 Quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia, một cá nhân, một cơ quan của một tổ chức quốc tế toàn cầu hoặc khu vực

Tương tự như hoạt hoạt động trung gian, hòa giải có nhiều đặc điểm tương tư như vậy. Tuy nhiên phạm vi hoạt động của phương thức hòa giải mang tính linh hoạt, rộng hơn, sâu hơn với hoạt động trung gian. Chủ thể hòa giải có thể mời các bên tham gia đối thoại trực tiếp và thông qua các lần gặp đàm phán, các bên tranh chấp có thể cùng nhau thỏa thuận thông qua các lời khuyên và nhận định khách quan của chủ thể hòa giải. Sự xuất hiện của hòa giải viên là từ khi bắt đầu tranh chấp đến khi kết thúc. Hòa giải viên có nhiệm vụ tham gia tích cực trong các cuộc đàm phán giữa các bên tranh chấp đưa ra các kiến nghị nhằm thúc đẩy giải quyết tranh chấp và soạn các dự thảo để các bên thảo luận. Chủ thể này có quyền đưa ra những kết luận, kiến nghị để các bên tranh chấp xem xét. Tuy nhiên kiến nghị của các bên hòa giải không có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Hòa giải viên tiến hành các cuộc đàm phán giữa các bên tranh chấp trên cơ các đề xuất của mình hoặc các bên tranh chấp nhằm mục đích thỏa hiệp lẫn nhau. Phạm

vi hoạt động của hòa giải viên có thể liên quan đến đàm phán, làm rõ vấn đề, soạn thảo

đề xuất, xác định lĩnh vực thỏa thuận tạm thời để giảm thiểu sự mâu thuẫn và đề xuất các giải pháp thay thế.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp trong CPTPP (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w