CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA CPTPP ĐỐI VỚI VIỆT NAM
3.2. Một số khuyến nghị
3.2.1. Đối với Nhà nước
Thứ nhất, bên cạnh giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành liên quan, Chính phủ cần tiếp tục triển khai sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thực thi các cam kết của CPTPP; đẩy nhanh cải cách thể chế trong nước, thúc đẩy vận hành nền kinh tế thị trường một cách toàn diện, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, minh bạch.115
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo sự liên thông giữa các Bộ, ngành để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh, thúc đẩy kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.116
Thứ ba, xây dựng một chiến lược về công tác tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về Hiệp định cũng như chương trình hành động, xác định rõ nhiệm vụ của từng
bộ phận để có huy động sự tham gia chủ động. Bộ Công Thương cần phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, thực phẩm thủy sản... Đồng thời, tăng cường phổ biến các thông tin, cơ hội xuất nhập khẩu sang một số thị trường tiềm năng mà trước khi tham gia CPTPP, Việt Nam chưa có cơ hội khai thác như Canada, Mexico, Peru.117
Thứ tư, đối với những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu, cần thúc đẩy các hoạt động mở rộng thương mại, xúc tiến đầu tư giữa nhà đầu tư thuộc CPTPP với Việt Nam, giữa nhà đầu tư Việt Nam với đối tác thuộc các nước CPTPP để tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ năm, Chính phủ cần chủ động xây dựng kế hoạch hành động bài bản, dựa trên
lộ trình cắt giảm thuế quan của CPTPP. Đồng thời, trong các kế hoạch đó, cần có lộ trình cải thiện các vấn đề theo từng nhóm, ngành cụ thể. Bởi, Chính phủ nhìn ở góc độ chung, song doanh nghiệp chỉ nhìn ở nhóm ngành hàng. Ngoài ra, kế hoạch đó cũng phải đi sâu làm rõ vấn đề cụ thể mà từng ngành phải hành động. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp mới có thể tự vạch kế hoạch cho chính mình.118
Bên cạnh những điều khoản về bảo hộ và xúc tiến đầu tư nước ngoài, các điều ước đầu tư còn thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù giữa nhà đầu tư và Nhà nước
115 Nguyễn Thị Oanh, “Participating CPTPP: Opportunities and Challenges for Vietnam’s Exports of Goods”, VNU
Journal of Science: Economics and Business, Tập 35, số 1, 2019, trang 81.
116 Nguyễn Thị Oanh, tlđd, trang 81.
117 Nguyễn Thị Oanh, tlđd, trang 81.
118 Nguyễn Thị Oanh, tlđd, trang 81.
(ISDS). Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể trực tiếp nộp đơn kiện nhà nước trước Tòa
án trọng tài quốc tế nếu vi phạm Hiệp định, mà không cần phải thực hiện thủ tục tố tụng tại tòa án của quốc gia sở tại. Mỗi điều ước đầu tư có thể có những quy định đặc thù khác nhau cho ISDS.
Hiệp định CPTPP hướng tới phát triển khung pháp lý ổn định và thuận lợi cho hoạt động đầu tư giữa các quốc gia, trong đó cơ chế ISDS vẫn được coi là một trụ cột quan trọng để giải quyết những tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước. Về
cơ bản, Hiệp định CPTPP vẫn duy trì mô hình ISDS truyền thống và mở rộng khả năng nhà đầu tư tiếp cận Cơ chế của Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (ICSID)
để kiện nhà nước. Mặc dù vậy, CPTPP cũng đặt ra một lựa cơ chế linh hoạt khi cho phép các bên ký kết tự thỏa thuận cách thức áp dụng ISDS của Hiệp định.
Như vậy, thay vì quy định một cơ chế ISDS cứng, làm cản trở Nhà nước thực hiện chủ quyền của mình, CPTPP chấp nhận để các bên ký kết thiết lập thỏa thuận song phương phù hợp với nhu cầu của chính họ đối với ISDS. Tuy nhiên, Chính phủ cần có cách tiếp cận rõ ràng đối với ISDS và triển khai áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm không bị động trong các tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài, cũng như không ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia trong hợp tác kinh tế quốc tế.119
Thông thường, chúng ta đánh giá CPTPP hoặc các Hiệp định thương mại tự do khác mang lại lợi ích như tăng FDI, từ đó sẽ kéo theo tăng xuất khẩu, hàm lượng công nghệ trong xuất khẩu hoặc tăng nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ. Vấn đề ở đây là khi số lượng tăng lên, những tranh chấp trong kinh doanh, trong sở hữu và các vấn đề đầu
tư sẽ xuất hiện giữa nhà đầu tư với các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong khi đó, năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước hiện nay trong việc xử lý các tranh chấp này là hạn chế và đây cũng năng lực rất thiếu của Việt Nam. Do đó, giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư
và Nhà nước là việc cần phải làm ngay càng nhanh càng tốt. Muốn thực hiện được CPTPP thì phải có một lộ trình thực thi và lộ trình này phải dựa trên một đánh giá về pháp lý rất cẩn thận, như những văn bản pháp lý nào cần phải sửa, sửa trong thời hạn nào
để phù hợp với việc tuân thủ những quy định của CPTPP. Do đó, đây là thách thức mang
119 Giang Nguyễn, “CPTPP, EVFTA và những “bài toán” về pháp lý Việt Nam cần quan tâm giải quyết”, Pháp lý, ngày 19/09/2019, xem tại: http://phaply.net.vn/cptpp-evfta-va-nhung-bai-toan-ve-phap-ly-viet-nam-can-quan-tam-
tính chất thực thi, các cơ quan Chính phủ nên sớm xúc tiến để có những đánh giá pháp lý cũng như kế hoạch và lộ trình thực hiện tốt.120
3.2.2. Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, để chủ động trong việc thâm nhập thị trường các nước CPTPP, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cần chủ động hơn trong việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác trong CPTPP. Trong đó, cần tích cực tìm hiểu thông tin về thị trường các nước đối tác trong CPTPP, đặc biệt là thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.121
Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác trong các nước CPTPP để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.122
Thứ ba, thực tế phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư thiếu, dẫn đến việc đầu tư, đổi mới và mở rộng quy mô sản xuất khó khăn, việc ứng dụng công nghệ cao còn chậm nên năng suất lao động thấp... Vì vậy, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp xản xuất và xuất khẩu hàng hóa phải thay đổi tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin
và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội. Song song với đó, việc đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường CPTPP.123
Thứ tư, để giải quyết bài toán về quy tắc xuất xứ hàng hóa buộc chúng ta phải có
lộ trình chủ động nguyên liệu trong nước. Hiện nay đa số doanh nghiệp nhập nguyên liệu đầu vào từ các nước ngoại khối. Do đó, đã đến lúc phải nhanh chóng chuyển sang nhập
120 Hoàng Linh, “Việt Nam ứng phó thế nào khi tranh chấp thương mại trong CPTPP sẽ gia tăng?”, The Leader, ngày 28/03/2018, xem tại: https://theleader.vn/viet-nam-ung-pho-the-nao-khi-tranh-chap-thuong-mai-trong-cptpp- se-gia-tang-20180327165710958.htm (truy cập ngày 22/11/2019).
121 Nguyễn Thị Oanh, tlđd, trang 81.
122 Nguyễn Thị Oanh, tlđd, trang 81.
123 Nguyễn Thị Oanh, tlđd, trang 81-82.
nguyên liệu từ các nước tham gia Hiệp định CPTPP để đủ điều kiện quy tắc xuất xứ. về lâu dài, các doanh nghiệp cũng cần tính đến việc đầu tư, thu hút liên kết đầu tư vùng nguyên liệu tạo ra các chuỗi giá trị sản xuất trong nước.124
Các doanh nghiệp nước ngoài lo ngại rằng khi giao kết với doanh nghiệp trong nước rất khó giải quyết tranh chấp, họ thiếu niềm tin vào việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án Việt Nam. Có thể do thời gian giải quyết tranh chấp dài, chi phí cao, lo lắng về các chi phí khác. Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện hạn chế này bằng cách các quy định pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, tiệm cận gần hơn với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI vẫn thiếu tin tưởng vào cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại theo cách này. Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng biết về các quy định pháp luật bảo vệ về giao kết hợp đồng cho người nước ngoài, tận dụng cơ chế bảo hộ trong pháp luật thương mại hay CPTPP.
Do đó, vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa mới có thể thúc đẩy được sự tham gia của các doanh nghiệp dân doanh trong nước vào chuỗi giá trị toàn cầu, thông qua chất lượng lao động, việc cải thiện cơ chế quản trị… Nhưng chúng ta có thể là tăng thêm thông tin, phổ biến về cơ chế bảo vệ khi xảy ra tranh chấp thương mại cho các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng.125
124 Nguyễn Thị Oanh, tlđd, trang 82.
125 Ngọc Hà, “ Doanh nghiệp FDI còn thiếu niềm tin vào giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án”, Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 29/03/2019, xem tại: https://enternews.vn/doanh-nghiep-fdi-con-thieu-niem-tin-vao-giai-quyet-