Quá trình chỉ đạo kiện toàn hệ thống tổ chức chính quyền các cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 (Trang 52 - 70)

1.2. Lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền phục vụ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960)

1.2.2 Quá trình chỉ đạo kiện toàn hệ thống tổ chức chính quyền các cấp

Trong phiên họp đầu tiên, Hội đồng nhân dân đã bầu ra Uỷ ban hành chính thành phố gồm 11 uỷ viên. Uỷ ban hành chính thành phố có các uỷ viên chuyên trách và không chuyên trách. Uỷ ban Hành chính khoá mới sau khi được Phủ Thủ tướng công nhận, đã họp trong 2 ngày 19 và 20-3-1958 để phân công nhiệm vụ, nhận xét tình hình công tác năm 1957 và thảo luận chủ trương công tác năm 1958. Ngày 1-4-1958, chủ tịch thành phố Trần Duy Hưng đã ký nghị quyết về việc phân công nhiệm vụ và lề lối làm việc trong

Uỷ ban Hành chính Thành phố Hà Nội khoá mới:

Chủ tịch: Ông Trần Duy Hưng, phụ trách công tác ngoại giao Phó chủ tịch: Ông Trần Danh Tuyên

Phó chủ tịch: Ông Trần Văn Lai, phụ trách chung và làm nhiệm vụ

thường trực của uỷ ban.

Và các uỷ viên:

Ông Nguyễn Tiến Đức: phụ trách khối kinh tế tài chính

Ông Hồ Đắc Điềm: phụ trách văn hoá giáo dục Ông Đặng Quân Sơn: phụ trách y tế, cứu tế xã hội Ông Lê Hữu Tân: phụ trách lợi ích công cộng Ông Bùi Gia Hưng: phụ trách lợi ích công cộng Ông Lê Văn Quý: chuyên trách ngành công an, công tác nội chính

Bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng: phụ trách công tác phụ nữ, nhi đồng Ông Nguyễn Bá Đoán: phụ trách công tác xây dựng chính

quyền, công tác tổ chức và công tác nông thôn, công tác nội chính [178,19-20].

Ngay khi được thành lập, Thực hiện chủ trương của Trung ương và Đảng bộ Hà Nội, Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội đã đề ra yêu cầu cụ thể về củng cố hệ thống tổ chức. Trong năm 1958 cần “củng cố hơn nữa chính quyền dân chủ nhân dân, bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ của nền chuyên chính vô sản, để xây dựng Thủ đô về mọi mặt tiến dần lên chủ nghĩa

xã hội”. Cụ thể cần “kiện toàn tổ chức và lề lối làm việc của các cơ quan chính quyền. Bồi dưỡng các đại biểu trong Hội đồng nhân dân để phát huy năng lực quản lý thành phố của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Nghiên cứu quy định quyền hạn nhiệm vụ của các cơ quan hành chính khu phố nhằm đảm bảo thực hiện tốt, mau lẹ mọi chủ trương chính sách của Đảng

và Chính phủ”; cần phải “bầu Hội đồng nhân dân các xã ngoại thành, bầu Uỷ ban hành chính xã và quận ngoại thành” [177, 14]. Sang năm 1959 cần “tiếp tục tăng cường củng cố chính quyền nhân dân các cấp ở thành phố. Tiếp tục công tác kiện toàn tổ chức trong các cơ quan” [181, 23].

Từ tháng 1-1958, Thành uỷ chủ trương bỏ cấp quận, sắp xếp lại các đơn vị khu phố theo cơ sở các đơn vị bầu cử Hội đồng nhân dân, nhằm làm cho sự lãnh đạo của Thành được mau lẹ kịp thời, hợp với tính chất công tác ở thành phố. Nội thành được chia thành 12 khu phố, mỗi khu phố có một Uỷ

ban hành chính khu phố. Nhưng tình hình quản lý nội thành vẫn không ổn, đến tháng 5-1959, thành phố hoạch định lại 12 khu phố thành 8 khu: Trúc Bạch, Đồng Xuân, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà, Hàng Cỏ, Bạch Mai, Đống

Đa.

Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ Hà Nội, quá trình thực hiện của Uỷ ban hành chính thành phố, để đáp ứng yêu cầu điều hành, quản lý

xã hội, hệ thống chính trị từ thành phố đế cơ sở từng bước được củng cố, kiện toàn.

ở nội thành, hình thành chính quyền 2 cấp: thành phố - khu phố; dưới là Ban đại diện dân phố nhưng không phải là một cấp chính quyền. Trong tháng 7-1958, thi hành nghị quyết của hội nghị Thành uỷ mở rộng tháng 3-1958, Hà Nội đã tổ chức các cuộc vận động bầu cử để củng cố chính quyền cơ sở. Tại

331 khối ở 12 khu phố nội thành, nhân dân đã bầu 8.252 đại biểu vào các Ban đại diện, Ban bảo vệ, tổ trưởng, tổ phó dân phố, trong đó có 1676 uỷ viên Ban đại biểu, 1247 uỷ viên Ban bảo vệ, 4371 tổ trưởng, tổ phó dân phố (1361 cán

bộ là phụ nữ) [36, 7]. Đây là một cuộc vận động chính trị tương đối lớn trong nhân dân. Nó củng cố thêm những nhận thức về tình hình và nhiệm vụ trong cuộc vận động học tập trước, làm cho nhân dân Thủ đô nâng cao thêm giác ngộ chính trị, nâng cao thêm nhận thức về chính quyền dân chủ nhân dân, tăng cường đoàn kết và ý thức chủ nhân thành phố. 96% số đại biểu hộ đã đi bầu cử. Khu phố Hàng Bông (99,9%) và khu phố Cửa Đông (99,8%) là hai khu phố đạt tỷ lệ đại biểu hộ đi bầu cao nhất. Tại 120 khối (trong số 331 khối phố) số người đi bầu đạt 100%. Điều đó đã chứng minh ý thức của nhân dân

Hà Nội qua cuộc vận động chính trị này.

Về mặt tổ chức, cuộc bầu cử đã củng cố thêm cơ sở của chính quyền thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Thủ đô. Trong số đại biểu trúng cử thì tới 60% là những người làm việc cũ, có nhiều người đã được tín nhiệm 2-3 khoá liền. Thanh niên lao động chiếm 10%

tổng số người trúng cử. Đảng viên ở khu phố cũng đã tham gia nhiều vào công tác khu phố. Đặc biệt ở khu Văn Miếu 28 đảng viên trong số 31 đồng chí ở chi bộ khu phố đã trúng cử. Các thành phần cơ bản cũng chiếm đa số đảm bảo chỗ dựa vững chắc cho chính quyền cơ sở.

Khu Hàng Bông là nơi tương đối tập trung người buôn bán lớn, các thành phần công nhân, thợ thủ công, lao động nghèo chiếm 35%, tiểu thương, tiểu chủ chiếm 49%, viên chức 1%, công thương gia 15%.

Khu Ô Chợ Dừa là nơi tập trung lao động thì công nhân, thợ thủ công lao động nghèo chiếm 75,4%, tiểu thương, tiểu chủ chiếm 18,2%, tiểu tư sản, trí thức, viên chức, học sinh chiếm 5,2% và công thương gia chiếm 1,2%.

Trong công tác lãnh đạo, một số nơi cán bộ cơ sở không được bồi dưỡng đầy đủ, lãnh đạo cứng nhắc lộ liễu nên gây thắc mắc trong một số đảng viên đảng dân chủ định ra tranh chấp địa vị với quần chúng của ta. Chủ trương của các chi bộ Đảng dân chủ là đưa đảng viên vào nắm các địa vị ở cở

sở càng nhiều càng tốt. Nhưng một số cơ sở thiếu khéo léo, hoặc vận động họ một cách lộ liễu để họ không ra ứng cử, hoặc có nơi khu phố gọi lên giao cho công tác khác, thậm chí có anh em đã bảo thẳng họ là đừng ứng cử nữa, do đó cũng phần nào ảnh hưởng tới đoàn kết cơ sở. kết quả tới nay Đảng dân chủ được 71 đảng viên trúng cử (trước kia là 112 người).

Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban đại biểu, Ban bảo vệ, các tổ trưởng,

tố phó dân phố được quy định rõ ràng hơn trước. Ban đại biểu dân phố có nhiệm vụ phổ biến, động viên, tổ chức nhân dân thi hành các chủ trương chính sách và pháp luật của Chính phủ, phản ánh thắc mắc và nguyện vọng của nhân dân lên cơ quan chính quyền khu phố, hướng dẫn, giúp đỡ tổ trưởng

và tổ phó dân phố, phối hợp với các đoàn thể trong những việc có liên quan đến lợi ích chung của nhân dân khu phố. Cùng Ban bảo vệ dân phố động viên

và tổ chức nhân dân làm công tác bảo vệ trị an.

Ban bảo vệ dân phố có nhiệm vụ liên hệ mật thiết với nhân dân, thường xuyên tuyên truyền, giải thích những luật lệ và quy định có quan hệ trật tự trị

an khu phố. Động viên nhân dân lập quy ước phòng gian, phòng hoả…, đôn đốc nhân dân thực hiện các quy ước đó để bảo vệ trật tự trị an xã hội. Báo cáo tình hình trật tự trị an và ý kiến, nguyện vọng của nhân dân lên cho khu công

an. Hướng dẫn giúp đỡ tổ trưởng, tổ phó dân phố phối hợp với các đoàn thể làm công tác cùng Ban đại biểu dân phố làm công tác xã hội.

Tổ trưởng, tổ phó dân phố có nhiệm vụ làm công tác lợi ích chung và công tác trị an dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Ban đại biểu và Ban bảo vệ dân phố. Tổ trưởng, tổ phó dân phố sẽ tuỳ theo khả năng, hoàn cảnh và sự cẩn trọng trong công tác mà phân công phụ trách các công tác của tổ, tuy phân công rõ ràng nhưng tổ trưởng, tổ phó dân phố đều chịu trách nhiệm về mọi công tác trong tổ.

Nhờ có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban đại biểu, Ban bảo vệ và tổ dân phố, có sự hướng dẫn cách làm việc, hệ thống tổ chức chính quyền ở khu phố đã mau chóng đi vào nền nếp, đảm bảo thực hiện hiệu quả các công việc ở khu phố.

ở ngoại thành hình thành chính quyền 3 cấp: thành phố - quận - xã.

Chính quyền là công cụ để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Chính quyền xã là công cụ chuyên chính chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Chính quyền xã là nền tảng của chính quyền nhân dân dân chủ chuyên chính, là biểu hiện cụ thể khối liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền

xã là cấp chính quyền sát nhân dân nhất, trực tiếp thi hành các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ trong nhân dân. Nông dân thường căn cứ vào công tác thực tế của chính quyền xã mà có ý kiến, nhận xét, đánh giá các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, và tỏ rõ thái độ của họ đối với chế độ, với Đảng và Chính phủ.

Uỷ ban hành chính xã thuộc ngoại thành Hà Nội có 373 uỷ viên, bao gồm nhiều thành phần: cố nông (63 uỷ viên), bần nông (141 uỷ viên), trung nông (116 uỷ viên), công nhân (11 uỷ viên), dân nghèo (13 uỷ viên), tiểu thương (4 uỷ viên), thủ công (15 uỷ viên), ngư dân (10 uỷ viên) (so với sau sửa sai giảm 30 uỷ viên). Các uỷ viên cũng được lấy từ nhiều nguồn khác nhau: cán bộ kháng chiến, cán bộ trong cải cách ruộng đất, cán bộ trong sửa sai, cán bộ mới bổ sung, cán bộ là bộ đội phục viên. Với nhiều loại thành phần, từ nhiều nguồn khác nhau trong đội ngũ cán bộ là một lợi thế đồng thời cũng là một khó khăn cho các Uỷ ban hành chính xã trong đoàn kết nội bộ, trong vấn đề thống nhất lãnh đạo… Nhất là việc thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn lãnh đạo nông thôn đi vào hợp tác hoá, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Số lượng của các uỷ ban xã đều có đủ nhưng chất lượng còn kém, tính trung bình mỗi uỷ ban chỉ được 1/3 là tích cực. Về thành phần còn một số uỷ ban chưa bảo đảm như: thiếu thành phần phụ nữ ở 2 xã: Xuân La, Yên Sở; ít thành phần trung nông ở 3 xã: Mai Dịch (có 1 trung nông trong số 7 uỷ viên), Thượng Thanh (có 1 trung nông trong số 6 uỷ viên), Xuân Đỉnh (có 1 trung nông trong số 7 uỷ viên). Có xã chủ tịch và phó chủ tịch đều là trung nông như Hồng Tiến hoặc đều là bần nông như Việt Hưng. Hà Nội có một nguồn lực rất tốt, có thể vận động bổ sung làm cho chính quyền vững mạnh đó là lực lượng bộ đội phục viên, cán bộ trở về sản xuất, nhưng thực tế chưa vận động tham gia được nhiều. Bộ đội phục viên của 4 quận ngoại thành là 800 người nhưng mới tham gia trong uỷ ban 4% (có tới 96% chưa tham gia công tác gì) như: quận 6 có 125 phục viên mới có 2 người trong uỷ ban, hay quận 5 có 21

bộ đội tham gia trong uỷ ban thì 11 là phục viên còn 10 là giải ngũ.

Hội đồng nhân dân xã là cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất ở xã, thảo luận và quyết định tất cả các vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của cấp xã, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, đảm

bảo chấp hành các chính sách, pháp luật của nhà nước, bảo vệ trật tự trị an, đồng thời bầu ra Uỷ ban hành chính xã và quận.

Cho nên việc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính xã có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, nhằm tăng cường sức mạnh của chính quyền dân chủ nhân dân chuyên chính, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố khối liên minh công nông vững chắc, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng

xã hội chủ nghĩa ở nông thôn.

Đối với nhân dân, tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính xã là thực hiện nguyên tắc dân chủ căn bản của chế độ, tất cả quyền hành thuộc về nhân dân, nhân dân thực sự làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Bầu cử Hội đồng nhân dân xã là quyền lợi đồng thời là nghĩa

vụ chính trị căn bản của nhân dân Ngoại thành, có liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân lao động.

Bầu cử ở ngoại thành tốt, còn có ảnh hưởng chính trị lớn đến nhân dân Nội thành, có tác dụng động viên nhân dân Nội thành tích cực tham gia xây dựng chính quyền và thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng.

Hà Nội tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các

xã ngoại thành trong tình hình miền Bắc và Thủ đô Hà Nội đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ khôi phục kinh tế và bước đầu phát triển văn hoá. Nhân dân Thủ đô đang gia sức thi đua lao động xã hội chủ nghĩa, thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1958 và kế hoạch dài hạn 3 năm phát triển kinh tế và văn hoá, theo hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao dần mức sống của nhân dân.

ở ngoại thành, tình hình nông thôn đã ổn định, đời sống của nhân dân đã bước đầu được cải thiện rõ rệt, nông dân đang hào hứng phấn khởi thực hiện kế hoạch năm 1958, đẩy mạnh sản xuất cải tiến kỹ thuật, quyết tâm làm vụ mùa thắng lợi, và hăng hái đi theo con đường đổi công hợp tác.

Bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các xã ngoại thành trong điều kiện chính quyền nhân dân Thủ đô ngày càng được củng cố, uy tín

chính quyền ngày càng sâu rộng trong quần chúng. Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố tháng 11-1957 thành công rực rỡ, đánh dấu một bước tiến lớn lao trong công cuộc xây dựng chính quyền và nâng cao ý thức chủ nhân thành phố của nhân dân. ở Ngoại thành, từ khi vào tiếp quản Thủ đô, bộ máy chính quyền ở xã cũng đã được thành lập tới khắp thôn xóm để lãnh đạo nhân dân địa phương thi hành những chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ.

Qua phát động quần chúng cải cách ruộng đất đánh đổ giai cấp địa chủ, đem lại ruộng đất cho nông dân, chính quyền xã đã thực sự là của nông dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền xã đã hoàn thành công tác sửa sai thắng lợi, củng cố thêm một bước các chi bộ Đảng, chính quyền xã, các đoàn thể quần chúng có tác dụng phát huy thắng lợi của cải cách ruộng đất, củng cố đoàn kết nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.

Qua 3 năm phấn đấu thực hiện các chính sách của Đảng và Chính phủ ở nông thôn và qua cuộc học tập về tình hình nhiệm vụ, thực tế đã nâng cao một bước giác ngộ chính trị của nhân dân Ngoại thành, nhân dân càng nhận rõ chính quyền dân chủ nhân dân thực sự là của dân, do dân và vì dân. Bầu cử Hội đồng nhân dân các xã ngoại thành lại là nguyện vọng thiết tha từ lâu của nhân dân Ngoại thành. Ngoài ra, cán bộ và nhân dân Thủ đô đã học tập được nhiều kinh nghiệm trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố. Đó là những thuận lợi căn bản.

Song cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các xã ngoại thành cũng có những khó khăn. Nhiệm vụ cải tạo nền kinh tế nông nghiệp phân tán lạc hậu ở Ngoại thành là một nhiệm vụ rất khó khăn phức tạp, nhưng tư tưởng nhân dân mới chuyển biến bước đầu, chưa theo kịp với

đà chuyển biến của nhiệm vụ cách mạng. Lập trường của nông dân lao động phân biệt gianh giới giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản chưa thật rõ ràng, ý thức cảnh giác chính trị chưa được đề cao, tư tưởng thành kiến, hẹp hòi, cảm tình họ hàng bà con còn nặng. Trong khi đó bọn phản động, nhất là

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 (Trang 52 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(262 trang)