Tăng cường xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền trong những năm 1963-1965

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 (Trang 102 - 124)

Chương 2 Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thời kỳ thực hiện

2.2 Quá trình chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền phục vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

2.2.2 Tăng cường xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền trong những năm 1963-1965

Sang năm 1963, thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố

Hà Nội lần thứ III (7-1963), Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề ra nhiều chủ trương nhằm tăng cường hơn nữa việc củng cố hệ thống tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội.

Để định rõ nhiệm vụ cụ thể của Thường vụ Thành uỷ và Thường trực

Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội, ngày 28-10-1963, Ban chấp hành Đảng

bộ Hà Nội đã ra Nghị quyết số 07NQ/ĐBHN về sửa đổi lề lối làm việc. Nghị quyết đã định rõ quan hệ giữa Thường vụ Thành uỷ, Thành uỷ và Thường trực Uỷ ban hành chính thành phố:

+ Trước hết cần xác định cấp thành phố là cấp chiến đấu trực tiếp, thành uỷ là cơ quan chiến đấu, là người tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Trung ương vào hoàn cảnh địa phương. Trong chỉ đạo công tác phải chú trọng đặc điểm Thủ đô, phải chú trọng tính chất chính trị của từng mặt công tác tiến hành ở thành phố.

Căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, để thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, của Thành uỷ, Thường vụ bàn phương hướng, phương châm, biện pháp cụ thể từng mặt công tác lớn. Uỷ ban sẽ cụ thể hoá và bàn cách thực hiện những nghĩa vụ của thường vụ theo quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan chính quyền. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, thấy có vấn đề cần thiết thì báo cáo thường vụ.

+ Tính chất chỉ đạo thực hiện của thường vụ là vấn đề đường lối chủ trương của Trung ương vào địa phương, bàn phương hướng thực hiện ý nghĩa của Đại hội, của Thành uỷ và kiểm tra chính quyền thực hiện các Nghị quyết của Thường vụ, làm như vậy thường vụ không bao biện công tác của chính quyền.

+ Trong lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện cụ thể, đối với nhân dân, trong quan hệ với cấp trên và cấp dưới để đề cao chính quyền, nhiều việc do Uỷ ban hành chính giải quyết thì lấy danh nghĩa chính quyền, không nên bất cứ việc

gì cũng lấy danh nghĩa của Thường vụ, Thành uỷ [65, 1].

Năm 1963, công tác chính quyền đã được đề cao và chính quyền đã phát huy chức năng của mình rõ hơn trước. Những khuyết điểm về thiếu tập trung dân chủ, vi phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân, lề lối làm việc bao biện của cấp uỷ Đảng đối với các ngành chính quyền đã được phê phán khắc phục. Nhân dân Thủ đô ngày càng nhận rõ trách nhiệm và quyền lợi làm công dân của mình, đã trình bày nhiều hơn ý kiến nguyện vọng của mình, phê phán

ưu khuyết điểm của cán bộ cơ quan Nhà nước qua đại biểu hội đồng nhân dân, các cấp, qua báo chí, đài truyền thanh, qua các thư khiếu tố gửi Ban thanh tra, Viện kiểm sát nhân dân… Nhân dân đã tích cực hưởng ứng các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân ở thành phố và ở các huyện, xã, khu phố.

Trong Hội đồng nhân dân các cấp, tỷ lệ công nhân, nông dân, cán bộ khoa học kỹ thuật được tăng cường thêm. Uỷ ban hành chính các cấp cũng được kiện toàn thêm một bước, nhằm tăng cường chỉ đạo kinh tế và thực hiện các cuộc vận động lớn. Các ngành kinh tế, các cơ quan chuyên chính cũng được tăng cường thêm cán bộ có năng lực. Đáng chú ý là quan hệ chỉ đạo giữa Thường vụ Thành uỷ và Uỷ ban hành chính thành phố bước đầu được cải tiến,

lề lối làm việc của Uỷ ban hành chính đã có những tiến bộ. Chính quyền thành phố đã tập trung hơn vào chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, thực hiện ngân sách, công tác phân phối cải thiện đời sống, quản lý dân số thành phố, công tác trị an, văn hoá, xã hội…

Nhìn chung công tác của chính quyền từ thành tới cơ sở có chuyển biến mới trong việc phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân. Tuy vậy, còn nhiều vấn đề phải chú ý. Trình độ, chính sách và năng lực lãnh đạo của cấp cơ sở

còn yếu, lẻ tẻ ở một số nơi, cán bộ cơ sở còn vi phạm quyền dân chủ của nhân dân một cách nghiêm trọng. Bộ máy chính quyền ở thành, khu phố, huyện chưa được gọn nhẹ, biên chế còn nặng nề, lế lối làm việc còn quan liêu, giấy

tờ sự vụ, do đó chưa thật sát cơ sở sản xuất. Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tuy có tiến bộ hơn trước nhưng vẫn nặng về hình thức, chưa phát huy được chức năng giám sát công việc của Uỷ ban hành chính và các cơ quan Nhà nước [70, 18B].

Để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống tổ chức chính quyền thành phố, Đảng bộ Hà Nội đã đề ra chủ trương tăng cường hơn nữa công tác chính quyền trong năm 1964:

- Phải phát huy chức năng của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quản lý và xây dựng thành phố, cải tiến cách làm việc của Hội đồng nhân dân, tăng cường sự kiểm tra của Hội đồng nhân dân đối với công việc của Uỷ ban hành chính, tạo điều kiện cho đại biểu Hội đồng nhân dân đi sát cử tri khu vực mình ứng cử, đề xuất những ý kiến thiết thực về các vấn đề kinh tế, văn hoá,

xã hội và đời sống, động viên nhân dân tích cực tham gia việc xây dựng và quản lý thành phố.

- Tiếp tục kiện toàn Uỷ ban hành chính các cấp, đảm bảo chỉ đạo, thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước, nhất là đẩy mạnh 5 khâu chủ yếu của kế hoạch, thực hiện 3 cuộc vận động lớn và tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Chấn chỉnh tổ chức và công tác thống kê, kế hoạch, công tác chỉ đạo quản lý

và kỹ thuật về công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, lưu thông phân phối lao động tiền lương, vật tư. Tăng cường công tác thanh tra của chính quyền. Tích cực thực hiện giảm nhẹ biên chế cho hoàn chỉnh, bỏ các bộ phận trung gian, xây dựng chế độ chức trách cho tổ chức và cá nhân làm việc trong

bộ máy chính quyền.

- Tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo của chính quyền các cấp phát huy tốt hơn nữa chức năng của chính quyền các cấp đối với công tác kinh tế tài chính, công tác văn hoá xã hội, công tác đấu tranh chống các bọn phản cách mạng, giữ vững trật tự trị an [70, 35-36].

Với chủ trương tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp nhằm phát huy tốt hơn nữa chức năng của chính quyền đối với công tác kinh tế tài chính, công tác văn hoá xã hội, công tác đấu tranh chống phản cách mạng, giữ vững trật tự trị an của Đảng bộ Hà Nội, năm 1964 chính quyền thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá, công tác phân phối, quản lý dân số, công tác trị an quốc phòng. Uỷ ban hành chính khu phố

và huyện đã phát huy chức năng chỉ đạo phát triển kinh tế văn hoá và các cuộc vận động lớn. Do những tiến bộ về nhận thức, về lề lối làm việc của các

cơ quan chính quyền, những hiện tượng vi phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân cũng đã được phê phán khắc phục dần. ý kiến và nguyện vọng của nhân dân đề đạt qua các thư khiếu tố đã được các cơ quan chú ý nghiên cứu giải quyết. Chính quyền khu phố với cách tổ chức có phái viên cơ sở đã sát với dân hơn. Cán bộ, đảng viên tham gia công tác đường phố nhiều hơn và ở nhiều nơi đã phát huy tác dụng tuyên truyền chính sách và giúp đỡ cán bộ cơ

sở trong công tác vận động quần chúng. Các cơ quan toà án, Viện kiểm sát đã chú ý thực hiện phương hướng phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường chuyên chính trấn áp bọn phản cách mạng, tạo

ra một nền chính trị tốt cho thành phố, đã làm cho cán bộ và nhân dân rõ hơn

về chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp, nâng cao được cảnh giác cách mạng.

Năm 1965 tình hình trong nước chuyển biến căn bản, Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh không quân phá hoại miền Bắc, đặt cả nước trong tình thế

chiến tranh. Trung ương Đảng đã kịp thời đề ra nhiệm vụ chiến lược cách mạng cho cả nước là: vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu.

Năm 1965, năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng: kỷ niệm 20 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, 35 năm thành lập Đảng, Hồ Chủ tịch 75 tuổi, cũng là năm chuẩn bị tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc và Đại hội Đảng bộ thành phố nên yêu cầu phải có một tinh thần quyết tâm cao để hoàn thành nhiệm vụ năm, kết thúc kế hoạch dài hạn đầu tiên với những thắng lợi có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế văn hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội, ổn định các mặt hoạt động chủ yếu của thành phố để tiến lên phát triển vững chắc và mạnh mẽ hơn, cải thiện đời sống nhân dân thêm một bước, gây không khí tin tưởng, phấn khởi bước sang kế hoạch 5 năm lần thứ hai.

Bước sang năm 1965, Hà Nội có những thuận lợi cơ bản: phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hoá ở Thủ đô ngày càng được xác định rõ và đúng, năng lực chỉ đạo, trình độ quản lý của cán bộ các cấp các ngành có nhiều tiến bộ- những cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng thêm trong những năm trước sẽ phát huy tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn.

Phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai” đang phát triển sôi nổi. Các hội nghị tổng kết chi bộ 4 tốt sẽ phát huy tác dụng nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ đối với phong trào quần chúng. Cuộc vận động chỉnh huấn mùa xuân sắp tiến hành cũng sẽ phát huy tác dụng chỉ đạo của cán bộ các ngành đối với mọi mặt công tác.

Tuy nhiên, cũng gặp phải không ít khó khăn: nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất còn lại phải phấn đấu thực hiện trong năm 1965 còn rất nặng nhất

là về công nghiệp, nông nghiệp. Trình độ quản lý kinh tế tài chính, tổ chức chỉ đạo thực hiện chưa theo kịp yêu cầu, lực lượng cán bộ công nhân kỹ thuật còn thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu chưa đảm bảo phát triển kinh tế một

cách vững chắc. Hơn nữa, đế quốc Mỹ lại đang tiến hành mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam và tăng cường âm mưu khiêu khích và phá hoại miền Bắc.

Sau một loạt thất bại nặng nề, đầu năm 1965 chiến tranh đặc biệt của

Mỹ ở miền Nam bị phá sản hoàn toàn. Để cứu vãn thất bại, Mỹ đã thay đổi chiến lược chiến tranh xâm lược. Từ chiến tranh đặc biệt chúng chuyển sang chiến tranh cục bộ, đưa quân Mỹ và chư hầu ồ ạt vào miền Nam hòng ngăn chặn sự sụp đổ tan rã của ngụy quân ngụy quyền, tiến công tiêu diệt quân chủ lực giải phóng, quân đội của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, hòng dập tắt phong trào cách mạng của nhân dân ta. Đồng thời, tiếp theo sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (ngày 5-8-1964), ngày 7-2-1965 lấy cớ “trả đũa”

cuộc tiến công của quân giải phóng vào sân bay Plây ku, chúng ném bom ồ ạt miền Bắc, chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam. Cả dân tộc Việt Nam bước vào một thời

kỳ mới.

Đối với Hà Nội, Đảng bộ thành phố đã quyết định toàn bộ hoạt động của thành phố đều hướng vào mục tiêu: “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ngày 15-8-1965, Thường vụ Thành uỷ quyết định chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế sang thời chiến nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đời sống và chiến đấu phòng không; bố trí lại lực lượng sản xuất theo phương hướng sơ tán, phân tán; tích cực phát triển công nghiệp địa phương và tăng cường mạng lưới sản xuất, sửa chữa nhỏ ở cơ sở; chuyển bớt một bộ phận công nghiệp của thành phố để tăng cường tiềm lực kinh tế cho vùng trung du và miền núi; lập lại một số xí nghiệp cơ khí ở những nơi an toàn để nghiên cứu và sản xuất một số mặt hàng cần thiết phục vụ cho quốc phòng, sản xuất, sửa chữa vũ khí; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, ổn định và đảm bảo đời sốn chi viện cho tiền tuyến.

Để thực hiện tốt công tác phát triển kinh tế xã hội, Đảng bộ Hà Nội đã

đề ra nhiệm vụ công tác chính quyền năm 1965: tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác kinh tế tài chính, trật tự trị an, quốc phòng… Cần phát huy tác dụng của Hội đồng nhân dân các cấp, giúp đỡ cho các cơ quan nắm được sát hơn ý kiến và nguyện vọng của nhân dân. Tăng cường công tác thanh tra của chính quyền, tích cực đào tạo bồi dưỡng cán bộ

ở khối dân phố và xã về chính sách về tư tưởng và tác phong [74, 121].

Từ hoà bình chuyển sang chiến tranh, công tác tổ chức có sự chuyển biến lớn, nhưng về vấn đề tổ chức, phải phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề chuyển hướng kinh tế, đồng thời lại là vấn đề mới, do chưa có kinh nghiệm nên nửa 6 tháng đầu năm có nhiều lúng túng. Sau đó Thường vụ Thành uỷ và Thường trực Uỷ ban hành chính chỉ đạo cụ thể từng việc cấp thiết, đến cuối năm 1965

đã giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng về tổ chức.

Đầu năm 1965, chính quyền thành phố tiếp tục được củng cố nhằm thực hiện khẩn trương các mặt công tác: phát triển kinh tế, hoàn thành kế hoạch, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển sự nghiệp giáo dục văn hoá, y tế, bảo vệ trị an, phòng không nhân dân, tăng cường lực lượng quốc phòng, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Các cơ quan chính quyền từ thành tới cơ sở bước đầu cải tiến tổ chức và lề lối làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ mới. Các ngành toà án, kiểm sát đã chú ý giáo dục nhân dân tôn trọng luật pháp Nhà nước và đã góp phần tích cực trong việc giữ gìn trật tự an ninh, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế trong tình hình mới. Công tác bảo vệ trị an có nhiều cố gắng trong tình hình diễn biến phức tạp. Về tình hình phạm pháp và trật tự trị an cũng còn nhiều vấn đề lớn, tham ô đã phát hiện 264 vụ gây thiệt hại cho Nhà nước 220.000 đồng. Ngành công an đã có nhiều cố gắng giữ gìn trật tự trị an thường xuyên cũng như trong khi có báo động.

Hơn nữa, hệ thống tổ chức chính quyền Hà Nội trong năm 1965 đã có

sự chuyển hướng để phù hợp với tình hình mới. Các cơ quan trực tiếp phục vụ chiến đấu được chấn chỉnh lại:

- Cơ quan Thành đội Hà Nội được tổ chức lại thành Bộ Tư lệnh Thủ đô cán bộ lãnh đạo từ Bộ Tư lệnh đến các cơ sở tổ chức chiến đấu được kiện toàn hàng loạt. Các Ban chuyên môn của Bộ Tư lệnh và biên chế cán bộ của Khu đội, Huyện đội đều được tăng cường. Tuy vậy bộ máy của Khu đội, Huyện đội còn yếu so với nhiệm vụ phân cấp mới.

- Bộ máy chỉ đạo phòng không nhân dân từ thành đến khu - huyện được thành lập và thành lập Ban Sơ tán nhân dân của thành phố giúp cho việc chuẩn bị mọi mặt được đẩy mạnh. Chuẩn bị xong kế hoạch sơ tán các cơ quan của thành phố khi cần thiết.

- Hệ thống tổ chức giao thông vận tải từ thành đến huyện, xã được tổ chức lại:

+ Thành phố đã thành lập Ban Đảm bảo giao thông vận tải.

+ Chuyển nhiệm vụ quản lý cầu đường ngoại thành sang Sở Vận tải phục vụ và đổi tên là sở giao thông vận tải.

+ Thành lập Ban chỉ huy các bến phà trực thuộc Sở giao thông vận tải.

+ Thành lập trạm vận chuyển thống nhất bằng cơ giới và các trạm vận chuyển khu vực bằng phương tiện thô sơ để thống nhất 3 quân trong việc vậnc huyển hàng hoá Trung ương lên Bộ Giao thông vận tải.

+ Sát nhập Sở Xe điện và Đoàn xe chở khách thành Công ty Vận tải hành khách.

+ Thành lập xí nghiệp công nông, xí nghiệp đóng vỏ sắt ca nô, sà lan, xí nghiệp đóng thuyền.

+ Chấn chỉnh lại các phòng nghiệp vụ của Sở và thành lập Trường Kỹ thuật+ Nghiệp vụ vận tải.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 (Trang 102 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(262 trang)