Quan niệm của Đảng về quyền làm chủ của nhân dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (Trang 24 - 27)

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

1.1. Quan niệm về quyền làm chủ của nhân dân

1.1.2. Quan niệm của Đảng về quyền làm chủ của nhân dân

Trên cơ sở Chủ nghĩa Mác-Lenin và truyền thống phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở Việt Nam, Đảng ta đã sớm xác định phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Những yếu tố về phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã hình thành trong lịch sử dưng nước và giữ nước của nhân dân ta từ hàng nghìn năm trước, đã được đảng ta kế thừa và phát huy trong điều kiện mới. Khi đất nước còn sống trong cảnh nô lệ, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề thấu hiếu khát vọng độc lập tự do và quyền được làm chủ đất nước, Đảng ta với mấy nghìn đảng viên đã lãnh đạo nhân dân đứng lên giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám.

Khi cuộc cách mạng thành công. Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thông qua tổng tuyển cử trực tiếpmà lập nên Nhà nước, có Nhà nước mới, nhân dân

ta vừa thực hiện quyền làm chủ đất nước thông qua cơ quan dân cử vừa làm chủ trực tiếp trên địa bàn mình cư trú. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến thành công thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến vào thời kỳ quá độ lên chủ nhĩa xã hội.

Ngay từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976 đã tuyên bố trong đường lối chung một nhiệm vụ có tính cương lĩnh là “xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, sao cho nhân dân xúng đáng là người chủ trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hôi” [76; tr.2].

Tron những năm đổi mới , thực hiện Nghị quyết của Đại hội VI, Đại hội VII, Đại hội VIII và nghị quyết hội nghị Trung ương 3 khóa VI quyền làm chủ của nhân dân lại được Đảng ta phát huy thêm một bước, thẻ hiện rõ trong nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị-xã hội, đã giải phóng tiềm năng

to lớn về vật chất và trí tuệ của nhân dân, nhờ đó mà sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đạt được những thành tựu to lớn.

Đại hội đại biểu lần thứ VI năm 1986 đã triển khai mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân từ các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, đặc biệt là kinh tế, trao

cho nhân dân quyền chủ động sản xuất kinh doanh, chủ động cải thiện đời sống của mình, đây là một mốc son chói lọi thể hiện quyền làm chủ của nhân dân được đảng ta triển khai một cách mạnh mẽ, những thành tựu của công cuộc đổi mới đã góp phần thay đổi đời sống kinh tế, trên cơ sở đó nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về các vấn đề làm chủ trong lĩnh vực chính trị.

Bước sang thiên niên kỷ mới,với yêu cầu của Đảng và của nhân dân là phát huy sức mạnh dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX trong báo cáo chính trị về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân khẳng định, “Nhân dân vừa thực hiện quyền dân chủ vừa thực hiện thông qua đại diện là các cơ quan Nhà nước, các đại biểu nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đảng

và Nhà nước xây dựng hòa chỉnh các quy chế để Măt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện dân biết, dân bàn,dân làm, dân ểm tra, qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố nhất trí về chính tri và tinh thần trong chế độ ta”.

Đảng ta đã khẳng địn rõ ràng rằng quyền làm chủ của nhân dân thể hiện tính

ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với chế độ khác quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được nâng cao trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao dân trí.

Các hình thức thể hiện quyền làm chủ của nhân dân

Dân chủ XHCN là hình thức tiến bộ nhất trong lịch sử, trong đó dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp là hai hình thức thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Dân chủ trực tiếp. Là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng và trực tiếp vào những công việc chung và quyết định theo biểu quyết đa số. Cũng có thể hiểu, dân chủ trực tiếp là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất

Việc thực hiện dân chủ trực tiếp phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh

tế và xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Với hình thức này, người dân thực hiện quyền lực của mình mà không cần thông qua trung gian hay đại diện.

Có 3 cách cơ bản thể hiện quyền làm chủ trực tiếp của người dân:

Bầu cử: lá phiếu của cử tri quyết định trực tiếp người trúng cử Trưng cầu dân ý: để quyết định một vấn đề, nhà nước mang ra hỏi ý kiến của người dân và ý kiến của nhân dân có ý nghĩa quyết định về vấn đề đó.

Bãi nhiệm đại biểu: cử tri đi bầu đại biểu và có quyền bãi nhiệm đại biểu khi người đó không còn xứng đáng với niềm tin của mọi người.

Ngoài ra còn có hình thức “Diễn đàn nhân dân” và “Đối thoại với quan chức Nhà nước” cũng là cách thể hiện quyền dân chủ trực tiếp của người dân.

Như vậy, dân chủ trực tiếp là bản chất của xã hội công dân và của bộ máy nhà nước quản lý xã hội công dân. Do đó vấn đề không chỉ là nhận thức

mà quan trọng hơn nữa là dân chủ trực tiếp phải được thiết chế hóa thành các

bộ luật, điều luật, cơ chế hoạt động, hình thức biểu đạt và các tổ chức phụ trợ nhằm bảo đảm an toàn cho bộ máy dân chủ vận hành tối ưu và các cá nhân sống trong hệ thống dân sự đó phát huy quyền sáng tạo công dân của mình.

Có như vậy thực hiện dân chủ ở cơ sở mới phát huy có hiệu quả và thực chất.

Dân chủ gián tiếp. Là hình thức nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấp chính quyền, ở MTTQ và các đoàn thể nhân dân.

Tại các kỳ họp Quốc hội, HĐND các cấp. Các đại biểu phát biểu, chất vấn… đó là việc đại biểu thay mặt nhân dân nói lên tâm tư, nguyện vọng của

nhân dân.

Người dân không tự thực hiện quyền lực mà thông qua vai trò của một đại diện hay trung gian. Hiện nay ở Việt Nam, người dân thực hiện quyền dân chủ gián tiếp thông qua Quốc hội và HĐND các cấp. Đây là những cơ quan

do dân bầu, mang quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dân. Nhân dân có thể thông qua các cơ quan nhà nước khác, thông qua MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên.

Ở Việt Nam, việc nhân dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp mới là bước đầu tiên để nhân dân thực hiện chế độ dân chủ đại diện (dân chủ gián tiếp). Các cơ quan đại diện và đại biểu nhân dân thực hiện quyền lực chính trị do nhân dân giao phó thông qua việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Với dân chủ gián tiếp, ý nghĩa thật sự của nền dân chủ (nhân dân quyết định công việc Nhà nước) phụ thuộc hoàn toàn vào mối quan hệ thực tế giữa người đại diện - chính quyền - người dân, và chỉ đạt tới lý tưởng một khi mối quan hệ đó mang bản chất dân chủ trực tiếp - đích phấn đấu của mọi nhà nước dân chủ trên thế giới ngày nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)