Chương 2: Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
2.1. Yêu cầu của việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở tỉnh Hà Tĩnh
sự tồn tại và phát triển của đời sống con người. Dân chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội, và cũng là bản chất của Nhà nước Việt Nam. Hay nói cách khác,
“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng, nhà mác xít sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam, không chỉ để lại những kiến giải sâu sắc về quyền chủ của nhân dân đó là quyền làm chủ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống.
Lúc sinh thời, Người đã từng nhấn mạnh “Quyền làm chủ của nhân dân là của quý báu nhất của nhân dân, là chìa khóa vạn năng để giải quyết các vấn
đề kinh tế - xã hội” [26 t.8, tr. 279].
Xác định đúng đắn tầm quan trọng và vai trò to lớn quyền làm chủ của nhân dân, trong bất kỳ giai đoạn nào, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đều nhận thức việc thực hiện quyền làm chủ rộng rãi sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, đảm bảo
sự thành công của tỉnh . Đặc biệt, đối với cơ sở việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân rộng rãi có ý nghĩa hết sức quan trọng, Nhằm phát huy đầy
đủ, hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp CNH, HĐH của Tỉnh. Nhận thức được điều này Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh tích cực triển khai các chương trình hành động, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đưa Nghị quyết vào cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của nhân
dân,thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, khích lệ tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, đưa công cuộc đổi mới phát triển, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm trước mắt và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015.
Với tinh thần quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh tích cực triển khai các chương trình hành động, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đưa Nghị quyết vào cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân,thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, khích lệ tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, đưa công cuộc đổi mới phát triển, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội trong những năm trước mắt và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015.
Năm2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10% trong đó: lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng 16,9%; thương mại dịch vụ tăng 10%; nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,6%. Môi trường đầu tư được cải thiện, hoạt động xúc tiến, thu hút vốn đầu tư đã có bước chuyển biến rõ rệt cả về số lượng và chất lượng.
Trong năm 2008, Hà Tĩnh đã cấp phép đầu tư cho 22 dự án với tổng số vốn đăng ký 130.550 tỷ đồng trong đó có 12 dự án có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng. Đặc biệt tập đoàn FORMOSA (Đài Loan) đã tổ chức khởi công xây dựng khu liên hợp luyện cán thép và cảng nước sâu Sơn Dương (giai đoạn1)với tổng mức đầu tư gần 7,9 tỷ USD. Đặc biệt, các công trình trọng điểm được tập trung chỉ đạo, tiến độ cơ bản đạt kế hoạch. Điển hình là Dự án
khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã được Bộ tài nguyên và môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được cấp phép khai thác mỏ và khởi công vào quý 3 năm 2009. Dự án khu liên hợp Gang Thép và cảng Sơn Dương đang được Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp FORMOSA Hà Tĩnh tích cực tiến hành các bước chuẩn bị để triển khai thực hiện. Khu kinh tế Vũng áng đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch chi tiết các khu chức năng như: Khu đô thị trung tâm; Khu đô thị du lịch Kỳ Ninh; Khu đô thị Kỳ Long - Kỳ Liên - Kỳ Phương và các công trình hạ tầng trong khu kinh tế.
Về lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tốt. Hoạt động văn hoá, thể thao, thông tin truyền thông sôi động, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở xây dựng làng, xã, khối phố, gia đình văn hoá và công sở văn minh. Tổ chức thành công các ngày lễ lớn của dân tộc và của tỉnh.
Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Hà Tĩnh luôn giữ tốp đầu của cả nước.
Tiếp tục ổn định quy mô, từng bước nâng cao chất lượng và đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học. Triển khai tích cực cuộc vận động "hai không" do Bộ giáo dục Đào tạo phát động. Công tác phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục được quan tâm, công tác xã hội hoá các hoạt động Giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh.
Về lĩnh vực y tế có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp tục được tăng cường. Các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai đạt kết quả khá. Chất lượng công tác dân số, chăm sóc trẻ em và phòng chống các loại dịch bệnh có chuyển biến rõ rệt. Thực hiện chính sách xã hội, giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo từng bước đạt được kết quả nhất định. Một trăm phần trăm xã, phường, thị trấn được công nhận là đơn vị thực hiện tốt
chính sách đối với người có công. Huy động các nguồn vốn giải quyết việc làm cho 32.016 người, trong đó xuất khẩu lao động 6.125 người. Công tác bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế triển khai đảm bảo chế độ, mở rộng đối tượng tham gia nhất là các đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện, đến nay
đã có 64% dân số được bảo hiểm y tế.Chính thực trạng kinh tế - xã hội đang trên đà khởi sắc của địa phương là nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển vấn đề văn hoá gia đình và xây dựng gia đình vănhoá của Hà Tĩnh hiện nay. Chính sự phát triển mạnh mẽ đó của Hà Tĩnh trong công cuộc công nghiêp hóa hiện đại hóa của tỉnh đặt ra những yêu cầu bức thiết cho viêc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân để phù hợp với sự phát triển của Hà Tĩnh cũng như yêu cầu của xã hội.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được nêu trên mới chỉ là bước đầu, vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém trong triển khai thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Thứ nhất, việc xây dựng và thực hiện quyền làm chủ nhân dân chưa
đồng đều và vững chắc. Nhiều nơi quy chế đã xây dựng còn dập khuôn, máy móc, chưa phù hợp với thực tế, khó thực hiện. Nhiều nơi còn tình trạng khoán trắng việc xây dựng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở cho ban chỉ đạo, không kiểm tra thường xuyên để có chủ trương và giải pháp đồng bộ, thiết thực nên việc thực hiện còn mang nặng tính hình thức. Tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn nhiều, có khi nghiêm trọng;
những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực không được phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, khắc phục kịp thời, làm giảm lòng tin, gây bất bình trong nhân dân, dẫn đến khiếu kiện kéo dài hoặc vượt cấp.
Thứ hai, Sự phối hợp của chính quyền với các ban, ngành, Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân còn thiếu thường xuyên, chưa chặt chẽ, còn có biểu hiện hình thức,
ít hiệu quả, cho nên tình trạng khiếu kiện còn diễn ra, tiêu cực tham nhũng chưa được đẩy lùi, an ninh nông thôn còn tiềm ẩn những dấu hiệu phức tạp.
Thứ ba, Một số nơi, việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân chưa kết
hợp chặt chẽ với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống chính trị ở
cơ sở.
Thứ tư, Việc thực hiện những nội dung trong quyền làm chủ của nhân
dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội ở các huyện, thị
xã, thị trấn còn chưa nghiêm túc. Việc công khai, thông báo cho nhân dân biết những quy định chưa được thực hiện triệt để, thiếu công khai, minh bạch, nhất
là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến dân, do đó đã dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp. Một số nơi còn dân chủ hình thức (đưa ra hội nghị xin ý kiến của dân nhưng khi dân đưa ra ý kiến thì ghi, chép vào và
tỏ vẻ đồng ý nhưng rồi kết quả thì những ý kiến của người dân đều bị loại bỏ), nửa vời.
Thứ năm, Một số nơi ở các xã còn xảy ra tình trạng lợi dụng quyền làm
chủ, kích động, lôi kéo nhân dân tham gia khiếu kiện đông người, gây rối làm ảnh hưởng đến an ninh như ở huyện Thạch Hà, Huyện Kỳ Anh.
Thứ sáu, Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân ở một số địa phương chưa thường xuyên nhất là tại cơ sở. Có nơi không tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện quyền làm chủ hàng năm hoặc tổ chức thực hiện đánh giá chưa nghiêm túc, chưa đánh giá đúng trên thực tế mà chỉ dựa vào những “cái” sẵn có, những cái gọi là bản mẫu để từ đó “coppy” dựa trên những khung sườn đã có từ trước mà không tìm hiểu thực tế để đúc rút kinh nghiệm. Báo cáo của năm trước là mẫu của năm sau để sao chép lại mà không cần thực tế như thế nào, điều đó đã dẫn tới
sự ỷ lại trong công việc, thiếu sự tìm hiểu từ thực tế.
Thứ bảy, Dân chủ trực tiếp được thực hiện rộng rãi (như việc bầu cử)
nhưng trên thực tế ở một số nơi, một số địa phương việc lựa chọn ai đã nằm trong danh sách, đã được chỉ định sẵn, mang tính áp đặt một số người dân được đưa vào danh sách chỉ mang tính hình thức . quyền làm chủ của người dân hầu như không còn,
Ngoài ra các cơ quan đại diện và đại biểu nhân dân thực hiện vai trò đại diện cho ý chí, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định, không hoạt động đúng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Thứ tám, Ngoài HĐND người dân thể hiện tâm tư, nguyện vọng, ý chí
của mình, thực hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của bộ máy nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức thông qua các tổ chức như MTTQ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… Nhưng trên thực tế tiếng nói cũng như việc kiểm tra, giám sát của các tổ chức này ở cơ sở không cao, các
tổ chức không làm tròn chức trách và nhiệm vụ của mình đối với nhân dân.
Thực tế họ chỉ nghĩ rằng họ là “người Nhà nước” nên họ được hưởng quyền lợi đặc biệt mà không nghĩ tới việc chính của họ là đại diện cho tiếng nói của nhân dân, mang lại lợi ích cho nhân dân.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm đầu tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở Tỉnh trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên với những hạn chế trên đã làm cho Hà Tĩnh trong thời gian phát triển công nghiêp hóa hiện đại hóa tuy có phát triển về kinh tế nhưng một số vấn đề về
xã hội đặc biệt là quyền làm chủ của nhân dân còn nhiều hạn chế đòi hỏi Đảng bộ Tỉnh phải phát huy mạnh mẽ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Nguyên nhân khách quan
Hệ thống các văn bản pháp quy về chính sách đất đai,về phát triển kinh
tế tư nhân, xây dựng cơ bản chưa đồng bộ và nhất quán, đặc biệt là chính sách đền bù giải toả đất đai về tái định cư khi thực hiện các dự án gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Các văn bản về quy chế dân chủ chưa đồng bộ. Chưa có chế tài xử lý các trường hợp vi phạm quyền làm chủ của nhân dân Hệ thống các văn bản còn quy định dài dòng, phức tạp đối với trình
độ cán bộ cơ sở, và tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế làm nảy sinh những tiêu cực trong hoạt động kinh tế, trong tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, Năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức còn nhiều
hạn chế đặc biệt là cán bộ ở cấp cơ sở, là người trực tiếp, tiếp xúc với nhân dânlà những người trực tiếp tham gia giải quyết các công việc liên quan tới dân. Mọi hành động, cử chỉ, lời nói của cán bộ, công chức đều để lại ấn tượng trong lòng người dân. Người dân có đặt niềm tin vào Đảng, nhà nước hay không, một phần không nhỏ phụ thuộc vào cách ứng xử, giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở. Muốn thực hiện quyền làm chủ của nhân dân theo đúng nghĩa “dân là chủ, dân làm chủ” và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì việc cần phải có một đội ngũ cán bộ, công chức có
đủ trình độ, năng lực để nhận thức vấn đề và hơn thế nữa là đạo đức của họ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Do đó, vấn đề cần đặt ra là nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức để họ nhận thức và hành động đúng.
Trên thực tế có thể thấy rằng, Hà Tĩnh nói riêng và các tỉnh, thành trong
cả nước nói chung, một số cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức
ở một số địa phương, trong hầu hết nhận thức của họ đều cho rằng bản thân
chức danh cán bộ là cái gì đó rất “oách”, phải ở trên một bậc với dân. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới khoảng cách giữa cán bộ và nhân dân, làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng của việc tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Rõ ràng khi người đại diện cho nhà nước và dân đã có khoảng biệt lập thì quyền làm chủ của nhân dân sẽ không còn theo đúng nghĩa của nó.
Ở một số nơi cán bộ, công chức có hiện tượng xem thường tiếng nói của người dân, nhiều trường hợp khi người dân góp ý trong công việc thì sẽ bị phản hồi Hiện tượng nhũng nhiễu, hạch sách người dân đã, đang và ngày càng
có biểu hiện phức tạp hơn Mặt khác, hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thường là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, và quản lý nhà nước tương đối thấp. Một số người thậm chí không đủ tiêu chuẩn về trình độ văn hoá nhưng “theo thời gian” họ cũng dần tìm cách “hợp lý hóa” bằng cấp cho đầy đủ thủ tục.
Có thể thấy Hà Tĩnh cũng như các địa phương khác, ngày càng phát triển theo tiến độ phát triển chung của đất nước. Chính vì thế yêu cầu về đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị tốt để đáp ứng yêu cầu đặt ra của địa phương, của đất nước để cùng nhân dân xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa Đất Nước.
Thứ hai, Công tác tổ chức thực hiện của Chính quyền, MTTQ và các
đoàn thể nhân dân Một số địa phương triển khai thực hiện quyền làm chủ của nhân dân còn chậm, hình thức, làm chiếu lệ, không đi sâu sát, cụ thể từng vấn đề trong nhân dân (thể hiện qua việc rất ít khi tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, có chăng chỉ là làm lấy lệ, tự cho ra những số liệu không thực tế để coi là đã có báo cáo gửi cấp trên…), thậm chí có địa phương không triển khai xuống người dân những thông tin cụ thể.