Chương 2: Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
3.2. Một số giải pháp đối với đang bộ Hà Tĩnh trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân
3.2.2. Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội bên cạnh nâng cao dân trí giáo dục tuyên truyền cho người dân thấy vai trò vị trí của mình chúng ta phải tiếp tục đổi mới hệ thống chính tri nhằm thu hút nhân dân tham gia vào quản lí nhà nước quản lí xã hội.
Tiếp tục đổi mới, tăng cường hệ thống chính trị
Để mở rộng và tăng cường khả năng thực thi quyền làm chủ của nhân dân, việc đổi mới hệ thống chính trị được thực hiện đồng thời trên cả hai phương diện: đổi mới các yếu tố cấu thành; đổi mới các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đo.
Trước hết là đổi mới các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị
Từ kinh nghiệm lịch sử cho thấy quyền lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và đối với toàn xã hội không tự nhiên mà có. Phải bằng sự tiên phong gương mẫu của Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng trong sự nghiệp phấn đấu vì lợi ích của nhân dân mà Đảng được nhân dân tín nhiệm, giao phó quyền lãnh đạo.
Muốn giữ vững được vai trò lãnh đạo chính trị, khâu then chốt là tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, củng cố mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, chăm lo đời sống của người dân, thực sự phát huy quyền làm chủ của họ.
Bên cạnh đó cần phải tiếp tục xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết trung ương VI (lần II) khóa VII về việc xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, tổ chức Đảng.
Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng củng cố các tổ chức cơ sở Đảng.
Yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước và mở rộng quyền lực chính trị của nhân dân trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải xem cải cách một bước nền hành chính quốc gia là một nhiệm vụ trọng điểm.
Trong cải cách nền hành chính , phải tiến hành đồng bộ - từ cải cách thể chế hành chính đến cải cách tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, công chức hành chính.
Để phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân ở giai đoạn hiện nay, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác của nhân dân cũng được đổi mới theo phương hướng.
Đoàn kết tất cả mọi người thuộc các giai cấp các tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo, người Việt ở trong nước và nước ngoài tán thành mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Có chủ trương chính sách pháp luật đúng đắn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các giai tầng xã hội. Mặt trận vận động, tổ chức nhân dân xây dựng, củng cố, bảo
vệ chính quyền, thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc ngay trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Để Mặt trận có tác dụng tích cực nhằm thực hiện tốt việc bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng
cố khối liên minh công - nông, trí thức, làm cho nó thực sự là nền tảng của Mặt trận.
Đổi mới quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước nói riêng và toàn
bộ hệ thống chính trị nói chung là vấn đề có tính nguyên tắc để giữ vững bản
chất XHCN của hệ thống đó. Song lãnh đạo không có nghĩa là làm thay. Cho nên trong khi giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của mình, tổ chức đảng các cấp đồng thời phát huy vai trò của nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội theo chức năng của từng tổ chức đó.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Hà Tĩnh và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ.
Song bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng không có nghĩa là đẩy các tổ chức này vào thế bị động. Trái lại, việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua
tổ chức đại diện này cũng đòi hỏi thấy rõ tác động tích cực trở lại của tổ chức
đó đối với việc củng cố tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
Trong việc đổi mới mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và Mặt trận, các
tổ chức chính trị - xã hội, điều quan trọng hiện nay là thể chế hóa đầy đủ hơn nữa chức năng của các tổ chức đó và các cơ quan nhà nước có trách nhiệm để những điều đã thể chế hóa được thực thi có hiệu quả. Mặt khác, nhanh chóng khắc phục tình trạng hành chính hóa, nhà nước hóa tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội.
Về lâu dài, cần ban hành luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cũng như mối quan hệ giữa các tổ chức đối với Đảng
và quần chúng ở các cấp. Đó là cơ sở pháp lý về quyền và nhiệm vụ của các tổ chức chính trị xã hội trong việc sử dụng sức mạnh của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích khách quan của mình và của hội viên. Từ đó, các tổ chức này trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi quyền làm chủ của nhân dân, trong gai đoạn đẩy manh quá trinh công nghiệp hóa hiện đai hóa hiện nay ở Hà Tĩnh.
Tạo điều kiện cho nhân dân thực thi quyền lam chủ của mình.Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân lao động trong quản lí
hành chính nhà nước, đúng như nguyên lí khoa học “nhân dân là gốc của quyền lực nhà nước” mà chủ nghĩa Mác-Lenin đã chỉ ra và thực tiễn lịch sử
đã chứng minh. Mặt khác, nó cũng xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước.
Xác định điều này Đảng bộ Hà Tĩnh phải coi trọng quản lí hành chính nhà nước, nguyên tắc này thể hiện ở những hình thức tham gia vào hoạt động.
đây là những hình thức được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng các phương tiện của nhà nước. các hình thức tham gia vào quản lí hành chính nhà nước của nhân dân. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước trước hết nhân dân có thể tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này - những đại biểu được lựa chọn thông qua con đường bầu cử. Ở cương vị này, nhân dân trực tiếp xem xét quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh, của từng địa phương, trong đó có các vấn đề về quản lí hành chính nhà nước.
Bên cạnh đó, nhân dân có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước khác (cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử) với tư cách là những cán bộ, công chức. Là cán bộ, công chức của nhà nước, nhân dân lao động sẽ sử dụng một cách trực tiếp quyền lực nhà nước
để tiến hành những công việc khác nhau của quản lí hành chính nhà nước.
Ngoài ra, những người lao động có thể gián tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biều xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở tỉnh hay địa phương. Đây là cách thức rộng rãi nhất để nhân dân có thể tham gia vào quản lí hành chính các công việc của nhà nước nhằm phát huy quyền làm chủ của mình.
Tham gia vào hoạt động cuả các tổ chức xã hội
Phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân có thể tham gia một cách tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định liên quan tới vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước nói riêng và quản lí nhà nước nói chung.
Điều 9 hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”. Vì vậy, các cơ quan nhà nước của tỉnh cũng giúp đở về vật chất và tinh thần để cho các tổ chức xã hội thực sự trở thành công cụ đắc lực của nhân dân trong việc thực hiện quyền than gia quản lí nhà nước của mình.
Tham gia vào hoạt động tự quản cơ sở
Ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc, nhân dân thường xuyên thực hiện các hoạt động mang tính chất tự quản. Đây là những hoạt động do chính nhân dân
tự thực hiện và chúng có mối lien quan chặt chẽ với các công việc khác nhau của quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước
Điều 53 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định công dân có quyền “tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý”. Để thực hiên quyền này, pháp luật đã quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vự khác nhau của quản lí hành chính nhà nước.
Việc mở rộng hình thức tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước không chỉ đòi hỏi từ sự hội nhập mà quan trọng hơn là từ chính yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh. Mở rộng sự tham gia mạnh mẽ của người dân vào các quá trình ra quyết định, các hoạt động quản lý nhà nước sẽ
đóng góp quan trọng cho việc xây dựng một xã hội công bằng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc quản lý nhà nước, nhằm bảo đảm cho Nhà nước giữ vững bản chất là nhà nước của dân, do dân và vì dân.