PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG KẾT CẤU TÀI SẢN, NGUỒN VỐN 1-Ý nghĩa và mục đích phân tích

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích báo cáo tài chính eg32 Đại học mở hà nội (Trang 51 - 55)

Giúp nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản,biết được nguyên nhân cũng như dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính=> điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn,đảm bảo cấu trúc tài chính lành mạnh,hiệu quả tránh rủi ro trong KD

2-Phân tích kết cấu và sự biến động tài sản:

a- Phương pháp phân tích:

• Lập bảng so sánh dọc => xác định chênh lệch tỷ trọng của từng bộ phân trên tổng tài sản => Đgiá kq tình hình phân bổ và sử dụng vốn.

• Lập bảng so sánh ngang => Xác định mức độ biến động giữa kỳ phân tích với

kỳ gốc(cả số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng tài sản cũng như theo từng loại tài sản.

Chú ý: Thông thường, nhà phân tích kết hợp hai bảng so sánh ngang, dọc=> Xác định

được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của kết cấu TS

Mẫu bảng :

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ PT so với KG

ST % ST % +- ST +- % +- TT

A-TSNH

B-TSDH

Cộng 100% 100%

=> Xác định kết cấu TS và biến động kết cấu TS, thông qua các chỉ tiêu:

-Tỷ trọng TSNH trong tổng TS

-Tỷ trọng TSDH trong tổng TS

=>

• Lựa chọn loại TS đầu tư,thời điểm đầu tư

• Xác định việc gia tăng hay cắt giảm hàng tồn kho và mức

dự trữ hàng tồn kho hợp lý

• Chính sách thanh toán...

b-Kỹ thuật PT:

3

o Kỹ thuật PT chung:

- Liên hệ với số liệu bình quân ngành và số liệu của các DN khác cùng ngành nghề

sx có hiệu quả hơn.

- Căn cứ vào tình hình thực tế của DN: chính sách đầu tư,chính sách KD...

o Kỹ thuật PT chi tiết:

Tiền và các khoản tương đương tiền:

- Liên hệ với hệ số khả năng chi trả

- Căn cứ vào nhu cấu thực tế về tiền của DN trong từng giai đoạn: Khoản mục này có thể tăng giảm không phải do ứ đọng hay thiếu tiền mà DN đang tập trung tiền để đầu tư mua sắm vật tư,tài sản.... hoặc lĩnh vực KD khác

Đầu tư tài chính:

- Liên hệ với chính sách đầu tư và môi trường đầu tư của DN từng thời kỳ vì không phải DN nào cũng có điều kiện đầu tư TC.

- Nếu DN ở trọng môi trường thị trường CK chưa phát triển thì khoản đầu tư TC không thể cao.

- Đầu tư TC giúp DN sử dụng được số vốn dôi thừa có hiệu quả,tạo cơ hội cho DN nắm bắt,học hỏi kinh nghiệm và kiến thức quản lý KT.

Các khoản phải thu:

- Liên hệ với phương thức tiêu thụ (bán buôn,bán lẻ):

• Nếu DN áp dụng phương thức bán lẻ là chủ yếu thì số nợ phải thu thấp do hàng bán ra thu được tiền ngay

• Nếu DN áp dụng phương thức bán buôn là chủ yếu thì tỷ trọng nợ phải thu cao

- Liên hệ với chính sách tín dụng bán hàng (TD ngắn hạn,dài hạn),

• Nếu DN áp dụng chính sách tín dụng bán hàng số nợ phải thu sẽ cao hơn chinh sách tín dụng bán hàng ngắn hạn

• Khi xem xét số nợ phải thu cần liên hệ với lượng hàng hóa tiêu thụ để đánh giá

do chính sách tín dụng được coi là biện pháp để kích thích tiêu thụ

- Liên hệ với chính sách thanh toán tiền hàng(chiết khấu thanh toán): để tthu hồi vốn kịp thời,tránh bị chiếm dụng vốn,DN cần vận dụng và xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán linh hoạt,hợp lý.

- Trường hợp khả năng quản lý khách hàng kém,khoản nợ phải thu tăng do phát sinh các khoản nợ xấu(khó đòi,qua hạn)=>biện pháp như sau:

• Bán các khoản nợ cho công ty mua bán nợ

• Ngừng cung cấp hàng hóa cho khách hàng

• Nhờ sự can thiệp của pháp luật để thu hồi nợ

• Tìm hiểu kỹ năng lực tài chính của khách hàng và tình hình thanh toán của khách hàng trước khi đạt quan hệ làm ăn.

Hàng tồn kho:

- Liên hệ với ngành nghề và lĩnh vực KD của DN:

• DN KDTM,tỷ trọng hàng tồn kho lớn

• DN KD DV,tỷ trọng hàng tồn kho thấp

- Liên hệ với chính sách dự trữ,tính thời vụ của KD:Những DN sxKD mang tính thời vụ,vào những thời điểm nhất định trong năm,tỷ trọng hàng tồn kho rất cao do yêu cầu dự trữ thời vụ,ngược lại thời điểm khác,lượng hàng tồn kho rất thấp.

- Liên hệ với chu kỳ sống của sản phẩm hàng hóa:

• Khi sp,hàng hóa đang ở giai đoạn tăng trưởng,dự trữ hàng tồn kho thường cao

để đáp ứng nhu cầu chiếm lĩnh thị trường

• Khi sp,hàng hóa ở giai đoạn suy thoái,lượng hàng tồn kho thường được giảm xuống ở mức thấp nhất để tránh rủi ro.

- Liên hệ với hệ thống cung cấp: Hệ thống cung cấp tốt sẽ giảm lượng hàng tồn kho

=> DN nên áp dụng hệ thống cung cấp tiên tiến nhất là just in time

Tài sản cố định

- Liên hệ với ngành nghề ,lĩnh vực KD:

- Liên hệ với tình hình đầu tư : Nếu DN có chính sách đầu tư mới (cả chiều sâu và chiều rộng),giai đoạn mới đầu tư,tỷ trọng TSCĐ thường cao do lượng vốn đầu tư lớn

và mức khấu hao chưa nhiều.

- Liên hệ với phương pháp tính khấu hao

- Xem xét tỷ trọng của từng bộ phận TSCĐ trên tổng số.Trong đó chú trọng một số TSCĐ vô hình như: Nhãn hiệu hàng hóa,quyền phát hành,bản quyền,bằng sáng chế....

5

Bất động sản đầu tư:

Liên hệ với chính sách và chủ trương về KD bất động sản của DN

3-Phân tích kết cấu và sự biến động nguồn vốn:

a- Phương pháp phân tích:

Lập bảng so sánh ngang và dọc =>Xác định được trị số và biến động của chỉ tiêu:

- Hệ số tự tài trợ

- Hệ số nợ so với vốn CSH

- Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn.

b-Kỹ thuật phân tích:

- Liên hệ với chính sách huy động vốn và chính sách đầu tư của Dn trong từng thời kỳ: Giai đoạn đầu tư,mở rộng KD,Dn sẽ huy động tất cả nguồn vốn,nhất là vốn vay

và vốn góp.

- Liên hệ với các chỉ tiêu trung bình của ngành và của DN khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích báo cáo tài chính eg32 Đại học mở hà nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)